Tài chính
ACBS dự báo ngân hàng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

Chính sách mới và cơ hội cho ngành ngân hàng
Nghị định 69/2025/NĐ-CP mới đây cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài lên 49% tại các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc không chỉ hỗ trợ quá
trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mà còn hứa hẹn trở thành động lực quan trọng
cho thị trường vốn.
Theo báo cáo mới nhất từ công ty chứng khoán ACB (ACBS), Nghị định 69 có hiệu lực từ ngày 19/5/2025, sẽ mở ra cánh cửa lớn cho các ngân hàng như MB, VPBank và HDBank – những đơn vị đã tham gia quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém như Oceanbank, DongA Bank và GPBank.

ACBS đánh giá rằng, quy định mới sẽ giúp các ngân hàng này huy động vốn thuận lợi hơn, phục vụ nhu cầu tăng vốn trong bối cảnh đang được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao, lên tới 20–30% mỗi năm.
Chẳng hạn, MB sẽ có thêm nguồn lực để hiện thực hóa kế hoạch góp vốn tới 5.000 tỷ đồng vào ngân hàng MBV trong quá trình tái cơ cấu.
Tương tự, HDBank – dù đang duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) khoảng 14% nhưng lại phụ thuộc đáng kể vào trái phiếu vốn cấp 2 – có thể tận dụng cơ hội này để tăng vốn cấp 1, từ đó giảm chi phí vốn dài hạn.
Về phía VPBank, ngân hàng cũng sở hữu CAR ở mức tương đương nhưng ít phụ thuộc vào vốn cấp 2 hơn nên áp lực tăng vốn không quá cấp thiết.
Trong nhóm ba ngân hàng được hưởng lợi từ chính sách, ACBS đánh giá HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại.
Hiện room theo điều lệ của HDBank chỉ còn 0,65%, nhưng room theo quy định pháp luật vẫn còn tới 13,15%.
Điều này mở ra dư địa lớn để ngân hàng thu hút cổ đông chiến lược nước ngoài – đặc biệt trong bối cảnh HDBank chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài nào.
Nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn, đồng thời mang lại tác động tích cực cho giá cổ phiếu.

Tuy nhiên, ACBS lưu ý rằng, tác động ngắn hạn của chính sách này lên giá cổ phiếu có thể chưa thực sự rõ rệt. Tính đến hiện tại, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại MB, VPBank và HDBank lần lượt là 22,3%, 24,3% và 16,9% – vẫn còn cách tương đối so với trần sở hữu hiện tại là 30%.
Hơn nữa, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 30.000 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng kể từ đầu năm 2024, việc nới room ngoại trước mắt chưa thể tạo ra cú hích mạnh mẽ.
Tầm nhìn dài hạn cho thị trường
Không chỉ mang ý nghĩa tài chính, chính sách nới room ngoại còn được xem là một bước thử nghiệm quan trọng của Chính phủ.
Theo ACBS, việc nới room ngoại ở ba ngân hàng giúp kiểm soát rủi ro về an ninh tài chính, đồng thời tạo cơ sở dữ liệu thực tiễn để đánh giá hiệu quả của dòng vốn ngoại đối với quản trị và sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Nếu thành công, kết quả này hoàn toàn có thể làm nền tảng để Chính phủ mở rộng chính sách ra toàn hệ thống trong tương lai, mang lại lợi ích dài hạn cho toàn ngành tài chính – ngân hàng.
Không chỉ dừng lại ở nhóm ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc, nhiều nhà băng khác cũng đang chủ động tận dụng khoảng trống room ngoại để tìm kiếm cơ hội thu hút vốn chiến lược.
Tại đại hội đồng cổ đông tổ chức hồi tháng 3/2025, ông Đặng Khắc Vỹ – Chủ tịch HĐQT VIB – cho biết, hiện room ngoại tại ngân hàng này còn trống tới 25%. Sau khi chia tay cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) trong quý I/2025, VIB đang tích cực tìm kiếm đối tác nước ngoài mới.
Ông Vỹ nhấn mạnh rằng CBA đã đóng góp nguồn lực hiệu quả cho VIB và thu về gần 500 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu chỉ 75 triệu USD. Sau khi đối tác này thoái vốn, ngân hàng đặt mục tiêu tìm đối tác chiến lược mới nhằm tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông.
Tương tự, Techcombank cũng đang chủ động tìm kiếm cơ hội. Chủ tịch Hồ Hùng Anh từng chia sẻ với ĐHĐCĐ năm ngoái rằng room ngoại của Techcombank hiện vào khoảng 22%, tạo điều kiện thuận lợi để phát hành thêm 10% cổ phần cho cổ đông chiến lược.
Ông Hồ Hùng Anh khẳng định ngân hàng sẽ tìm kiếm nhà đầu tư
chiến lược với mức giá cổ phiếu cao hơn, qua đó mang lại giá trị gia tăng cho cổ
đông hiện hữu. Techcombank kỳ vọng thị trường thuận lợi hơn sẽ mở ra
cánh cửa hợp tác với các đối tác quốc tế.
Chính sách nới room ngoại không chỉ là cơ hội cho các ngân hàng mà còn là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Việc hoàn tất quá trình chuyển giao bốn ngân hàng yếu kém (CB, Oceanbank, DongA Bank, GPBank) trong giai đoạn cuối 2024 – đầu 2025 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Các ngân hàng nhận chuyển giao không chỉ được hưởng ưu đãi về nguồn vốn và hạn mức tín dụng, mà còn được trao thêm động lực để xử lý hiệu quả các tổ chức yếu kém, đồng thời khẳng định vị thế trên thị trường.
Bên cạnh đó, tiềm năng thu hút dòng vốn ngoại vẫn còn rất lớn, khi nhiều ngân hàng như Bac A Bank, Viet A Bank hay Vietbank vẫn còn nguyên room ngoại, hoặc một số ngân hàng khác đã chủ động “khóa room” ở mức thấp 5% để chờ đối tác chiến lược như LPBank, SeABank hay BVBank.
Tuy vậy, như ACBS nhận định, tác động từ chính sách nới room ngoại có thể sẽ cần thời gian để thẩm thấu và lan tỏa ra toàn thị trường.
Sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ và chiến lược tìm kiếm đối
tác ngoại của các ngân hàng đang tạo nên tiền đề vững chắc để dòng vốn ngoại
quay trở lại.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Nới 'room' tín dụng cho ngân hàng tăng trưởng tốt
Từ ngày 28/8/2024, nhà băng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo từ đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng.
Nới room và hỗ trợ thanh khoản - Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng
Tháng cuối cùng của năm 2022 mang đến những tín hiệu tích cực về tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh không gian tiền tệ vẫn còn dư địa đồng thời lạm phát không quá cao. Bên cạnh đó, với áp lực từ Fed đã giảm bớt, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện những hỗ trợ tháo gỡ cho những khó khăn của hệ thống tài chính ngân hàng trong thời gian qua. Những biện pháp trên được kỳ vọng sẽ là cú huých cho nhóm cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền, dẫn dắt thị trường cuối năm.
Sau nới room tín dụng, các kênh đầu tư nào hút vốn nhiều nhất?
Room tín dụng giai đoạn cuối năm được nới thêm 1,5 - 2% là cú hích giúp thị trường bất động sản khởi sắc, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư để dòng vốn chảy mạnh vào các kênh giàu tiềm năng sinh lời.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
Nội lực giúp Home Credit bứt phá
Nhiều chỉ số của Home Credit được FiinRatings đánh giá cao hơn trung bình ngành tài chính tiêu dùng, như chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.