Doanh nghiệp
Hoà Phát đối mặt với sóng gió ngành thép
Hòa Phát vẫn đẩy mạnh giải ngân xây dựng tổ hợp Dung Quất 2 trong bối cảnh áp lực bủa vây ngành thép.

Ngành thép chịu áp lực kép
Ngành thép Việt Nam đang đối mặt với hai thách thức nghiêm trọng: giá thép giảm sâu và làn sóng điều tra chống phá giá từ nhiều quốc gia.
Gần đây, ngành thép Việt Nam liên tục phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 14/8, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng có xuất xứ
hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
Trước đó ít ngày, Ủy ban châu Âu ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu.
Không chỉ bị siết chặt bởi các cuộc điều tra từ bên ngoài, các doanh nghiệp thép trong nước còn chịu áp lực nặng nề từ sự lao dốc không phanh của giá thép.
Trong tháng 8, giá thép thanh có thời điểm tụt xuống dưới mức 3.000 nhân dân tệ mỗi tấn – mức thấp nhất kể từ năm 2016.
Giá thép cuộn cán nóng cũng không khá hơn, rơi xuống đáy thấp nhất kể từ năm 2020.
Sự suy thoái nghiêm trọng của thị trường bất động sản Trung Quốc và bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm đã đẩy giá các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép, giảm không phanh.
Giữa tâm bão của ngành thép với giá thép lao dốc và các cuộc điều tra chống phá giá liên tục từ nước ngoài, Hòa Phát gây bất ngờ khi tăng tốc thi công và đảm bảo đúng tiến độ cho dự án Hòa Phát Dung Quất 2.
Ông Mai Văn Hà, Giám đốc Thép Hòa Phát Dung Quất, tiết lộ, tính đến giữa tháng 8, dự án Dung Quất 2 đã hoàn thành 80% tiến độ phân kỳ 1 và 50% phân kỳ 2.
Phân kỳ 1 dự kiến sẽ hoàn thành lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng vào giữa tháng sau và tiến hành chạy thử ngay sau đó. Theo kế hoạch, sản phẩm đầu tiên từ phân kỳ này sẽ ra mắt cuối năm nay.
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, với quy mô 280 ha và tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, được thiết kế để sản xuất 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng và 1 triệu tấn thép đặc biệt mỗi năm.
Dự kiến, phân kỳ 1 sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu quý I năm 2025, trong khi phân kỳ 2 sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2025. Trên công trường, hàng trăm nhà thầu đang làm việc ngày đêm, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị để đảm bảo tiến độ.
Báo cáo tài chính bán niên của Hòa Phát cũng cho thấy doanh nghiệp đang dồn toàn lực vào triển khai Dung Quất 2.
Tính đến hết quý II, Hòa Phát đã đầu tư 42.400 tỷ đồng vào dự án, tăng gần 20.000 tỷ đồng so với đầu năm. Chỉ riêng trong quý II, Hòa Phát đã rót mạnh gần 16.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc tăng cường đầu tư này cũng kéo theo mức nợ vay của Hòa Phát tăng lên mức kỷ lục, đạt gần 73.000 tỷ đồng vào cuối quý II/2024, tăng 11,6% so với đầu năm.

Hòa Phát, doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và cũng là nhà sản xuất thép cuộn cán nóng hàng đầu, đang phải đối mặt với “áp lực kép”.
Tại thị trường xuất khẩu, thép của Hòa Phát đang bị điều tra chống phá giá, còn trong nước, thị trường xây dựng ảm đạm và thép giá rẻ từ Trung Quốc đè nặng.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo Hòa Phát vẫn kiên định với kế hoạch mở rộng sản xuất, tin tưởng rằng 14 triệu tấn thép của họ sẽ có đầu ra ổn định.
“Từ năm 2025 sẽ tốt hơn”
“Chúng tôi kỳ vọng khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động sẽ là điểm rơi thị trường thép trong nước hồi phục”, báo cáo của công ty chứng khoán Nhất Việt nhìn nhận.
Nhất Việt dự báo sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và thép cuộn cán nóng trong nước khoảng 26 triệu tấn thép mỗi năm, trong đó một nửa là nhập khẩu thép Trung Quốc. Vì vậy, dư địa để Hòa Phát cung cấp thép cho thị trường trong nước vẫn còn rất lớn.
Với thị trường xuất khẩu, SSI cũng đánh giá rằng, mặc dù có nhiều khu vực đang tăng cường phòng vệ thương mại, Hòa Phát vẫn nhanh chóng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, nhắm đến Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mỹ.
Với các sản phẩm thép chất lượng cao như thép dùng trong sản xuất ô tô và đóng tàu, Hòa Phát sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất động sản.

Phần lớn các công ty phân tích đều lạc quan về một chu kỳ tăng trưởng mới cho ngành thép và Hòa Phát sẽ dẫn đầu làn sóng này.
Đáng chú ý, thái độ của ban lãnh đạo Hòa Phát đã thay đổi rõ rệt.
Từ một doanh nghiệp thận trọng với các quyết định mang tính phòng thủ cao, như đưa ra kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn nhiều so với khả năng thực tế hay việc đóng lò cao và giảm quy mô sản xuất vào năm 2022 khi thị trường không thuận lợi, Hòa Phát nay chọn cách đẩy mạnh tấn công, bất chấp khó khăn.
Ngay năm 2024, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cũng dự báo ngành thép vẫn còn khó khăn, do thị trường bất động sản chưa khởi sắc và cạnh tranh với thép Trung Quốc ngay trên sân nhà.
Nhưng không bị lung lay bởi khó khăn hiện tại, Hòa Phát đang giữ vững tiến độ cho Dung Quất 2 và lên kế hoạch cho Dung Quất 3 tại Phú Yên.
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đang sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới, đúng như lời ông Long đã khẳng định tại đại hội đồng cổ đông hồi đầu năm nay: “Từ năm 2025 sẽ tốt hơn.”
'Đại gia thép' hưởng lợi nhờ giá heo tăng
Tái cơ cấu Thép Pomina: Lộ diện đối tác chiến lược
Thép Pomina vừa thông báo về việc đã tìm được nhà đầu tư chiến lược để khởi động lại dự án lò cao, đón sóng đầu tư công và bất động sản phục hồi.
Bệ đỡ cho ngành thép khi hàng rào bảo hộ bủa vây
Doanh nghiệp thép được dự báo vẫn có thể ổn định được hoạt động xuất khẩu và đón đà phục hồi của thị trường trong nước.
Thép HRC của Việt Nam chính thức bị EC điều tra
Thép HRC của Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc điều tra từ Ủy ban châu Âu, sự việc gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thép của Việt Nam trong thời gian tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.