Tiêu điểm
Amazon đổi mới chính sách chinh phục thị trường Việt Nam
Đối với lãnh đạo Amazon Global Selling, Việt Nam thực sự là cộng đồng trực tuyến sôi động nhất ở Đông Nam Á
Đổi mới từ chính các sàn thương mại điện tử
Amazon Global Selling thống kê trong vòng 12 tháng (từ 1/9/2020 đến 31/8/2021), gần 7,2 triệu sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt bán hàng qua các cửa hàng Amazon trên toàn thế giới cũng vượt mốc doanh số 100 nghìn USD, 500 nghìn USD và 1 triệu USD, tăng lần lượt hơn 18%, 53% và 40% chỉ sau một năm.
Amazon uớc tính doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ đạt 11 tỷ USD vào năm 2026. Năm 2022, một lượng lớn người bán đang đến với Amazon, thậm chí tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, những con số này là kết quả của quá trình đổi mới từ bên trong của chính sàn thương mại điện tử đa quốc gia như Amazon.
Nỗ lực đầu tiên của đội ngũ của Amazon Global Selling Việt Nam khi mới thành lập 3 năm trước là bản địa hóa ngôn ngữ và cải thiện trải nghiệm của người bán Việt Nam trên Amazon thông quá việc khám phá những “nỗi đau” của họ.
Chẳng hạn như trong hoạt động logistics, khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ khá xa cộng thêm những khủng hoảng do dịch Covid-19 đã khiến việc giao hàng vận chuyển trở nên tốn kém và thiếu hiệu quả.
Khác với việc vận chuyển bằng container trong mô hình B2B, bán hàng trực tiếp tới người dùng cuối qua sàn sẽ tùy vào loại sản phẩm và số lượng mà phương tiện và cách thức vận chuyển cũng sẽ đa dạng và phức tạp hơn.
Để giảm thiểu những khó khăn cho người bán, Amazon có dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA), được coi là giải pháp một cửa dành cho lĩnh vực logistics. Về cơ bản, Amazon có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ chủ hàng. Người bán có thể vận chuyển sản phẩm đến kho, Amazon sẽ xử lý phần còn lại cho đến khi sản phẩm đó được giao cho khách hàng.
Ông Gijae Seong cho biết, công ty này đang tiếp tục tích cực trao đổi với rất nhiều đối tác logistics và nhà cung cấp dịch vụ để cho ra những giải pháp logistics hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn cho người bán.
Trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Amazon cũng cố gắng đưa ra một số gói hỗ trợ nhất định cho những người bán hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một trong số đó là chương trình ưu đãi dành cho người bán hàng mới, với rất nhiều sự hỗ trợ về mặt hậu cần, thương hiệu hay bán hàng.
Amazon cũng cung cấp chương trình ưu đãi cho những người bán hàng trong giai đoạn khó khăn vì thiếu dòng tiền hoặc hoạt động kinh doanh của họ không hiệu quả như trước.
Quan trọng hơn, vị giám đốc tại Amazon cho biết, nhiệm vụ trọng tâm và dài hạn của Amazon tại Việt Nam chính là nâng cao nhận thức và đào tạo cho người bán hàng về việc kinh doanh xuyên biên giới.
Không chỉ thực hiện các hoạt động tương tác trực tuyến trên các kênh mạng xã hội, Amazon còn thiết kế hàng trăm khóa học bằng tiếng Việt dưới dạng các module video theo từng chủ đề nhỏ để cải thiện kỹ năng cho người bán.
Tháng 6/2022, Amazon Global Selling Việt Nam đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) công bố sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”, thể hiện cam kết phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp.
“Lợi thế đầu tiên của Việt Nam chính là con người. Chúng tôi có một lợi thế là có những người trẻ tuổi được kết nối thông qua các cộng đồng trực tuyến và họ rất ham học hỏi… Tôi có thể nói rằng Việt Nam thực sự là cộng đồng trực tuyến sôi động nhất ở Đông Nam Á”, ông Gijae Seong nói trong chương trình The Next Power do S-World và VnExpress phối hợp sản xuất.
Đổi mới từ người bán hàng Việt Nam
Báo cáo của Amazon và AlphaBeta cho thấy, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam hiện có giá trị khoảng 3 tỷ USD nhưng chỉ chiếm 1% so với doanh thu xuất khẩu, cho thấy lĩnh vực này đang có rất nhiều dư địa để phát triển. Nghiên cứu này cũng ước tính doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ đạt 11 tỷ USD vào năm 2026.
Ông Seong nhận thấy, các nhà sản xuất đang tập trung về Việt Nam, khiến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Đông Nam Á và là một quốc gia sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Ngay trong đại dịch, vị lãnh đạo của Amazon cũng đánh giá cao sự phát triển ổn định của nền kinh tế, cũng như nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hỗ trợ xuất khẩu, tạo điều kiện vô cùng to lớn cho sự tham gia của người bán hàng Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn tiếp theo.
“Cơ hội mở ra cho tất cả mọi người và ai cũng có thể dễ dàng nắm bắt. Bạn cũng không cần phải thực sự đi ra nước ngoài hay xây dựng cái gì ở đó. Rất nhiều thứ đã nằm trong tầm tay của bạn rồi”, lãnh đạo Amazon nhấn mạnh.
Theo thống kê của Amazon Global Selling, người bán hàng Việt đang kinh doanh rất hiệu quả 5 danh mục: đồ gia dụng; sản phẩm nhà bếp; quần áo, thời trang; sản phẩm chăm sóc sức khỏe và chăm sóc cá nhân; các công cụ dùng để sửa nhà và các tiện ích nhỏ trong nhà.
“Lợi thế riêng của Việt Nam và các sản phẩm đến từ Việt Nam là thân thiện với môi trường, có thiết kế độc đáo và khác biệt so với các sản phẩm của các nước khác. Hy vọng trong tương lai sẽ có một số thay đổi trong sản phẩm để có thêm nhiều người Việt có thể ra mắt thành công trên amazon.com”, ông Seong nói.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo của Amazon Global Selling chỉ ra, hàng hóa của Việt Nam còn gặp nhiều rào cản trong việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định, như quy định về xuất khẩu hay giấy tờ, thủ tục. Bảo hộ thương hiệu cũng cũng đang là một vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp Việt.
“Trên Amazon có hàng tỷ sản phẩm và do đó việc sao chép và bán hàng với giá rẻ sẽ không có sức hấp dẫn đối với khách hàng và cũng khó để cạnh tranh. Việc người bán biết cách bảo vệ khách hàng, bảo vệ thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia sẽ làm tăng niềm tin của khách, từ đó phát triển toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam”, ông Seong nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử chứa rất nhiều dữ liệu, đây là điểm khác biệt và cũng là lợi thế vô cùng lớn so với kinh doanh truyền thống. Thay vì phải khảo sát hàng quý hay năm để có dữ liệu khi kinh doanh nghoại tuyến, những nhà bán hàng ngày nay có được phản hồi của khách hàng trong thời gian thực ở mọi nơi trên thế giới.
“Có rất nhiều dữ liệu để bạn hiểu được nỗi ám ảnh của khách hàng là gì nhưng bạn có cam kết lắng nghe phản hồi của khách hàng, hay cái mà chúng tôi gọi là nỗi ám ảnh của khách hàng không?”, ông Seong đặt vấn đề.
Chính bởi lợi thế này, thương mại điện tử đang mang lại cơ hội như nhau cho các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, dù họ đến từ Việt Nam, từ Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác.
Nó mang lại cơ hội bình đẳng, trang bị cho các người bán những công cụ, công nghệ, dữ liệu tương tự nhau. Tại Việt Nam, sản phẩm của những thương hiệu lớn như Gốm Minh Long, Trung Nguyên hay các sản phẩm nhỏ như mũ bảo hiểm, thiệp 3D, hạt điều… đã và đang được bán thành công trên nền tảng của Amazon.
“Có rất nhiều rào cản, nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cam kết. Trên Amazon, bạn có thể bán hàng trực tiếp đến khách hàng cuối cùng, đây là cơ hội tuyệt vời. Nhưng đồng thời, nó cũng không phải là trò chơi. Bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều, phải nỗ lực rất nhiều”, ông Seong nhấn mạnh.
Ông Seong cũng khuyên các nhà bán hàng trước khi muốn tận dụng cơ hội bán hàng trong những sự kiện lớn như Black Friday hay Cyber Monday của thế giới thì nên chuẩn bị trước từ 3-6 tháng với việc trang trí gian hàng trực tuyến, tương tác sớm với khách để xem phản hồi và từ đó tối ưu sản phẩm theo thị hiếu của khu vực.
Xuất khẩu qua Amazon: ‘Ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’
Xuất khẩu qua Amazon: ‘Ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’
Để có thể xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ra thế giới qua các kênh thương mại điện tử, các doanh nghiệp như Khánh Trình hay LogoZen đã phải vượt qua rất nhiều thử thách dù nhận được nhiều hỗ trợ từ các nền tảng như Amazon.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.