Indonesia mở thầu gạo kỷ lục, Việt Nam trúng 2/15 lô
Cạnh tranh xuất khẩu gạo vào Indonesia sẽ gay gắt hơn khi chính phủ nước này thúc đẩy chính sách tự cấp lương thực.
Gạo xuất khấu của Việt Nam dự báo giảm cả lượng và giá sau động thái của Ấn Độ, nguồn cung lúa gạo lớn nhất toàn cầu.
Chính phủ Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu gạo trắng trở lại từ ngày 28/9/2024, theo văn bản của Bộ Thương mại và công nghiệp nước này. Mức giá thấp nhất được áp cho các nhà xuất khẩu là 490 USD/tấn.
Trước đó, lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng được Ấn Độ ban hành hồi cuối tháng 7/2023 đã làm giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh.
Trao đổi với TheLEADER, hôm 30/9, ông Hoàng Trọng Thủy, một nhà nghiên cứu nông nghiệp độc lập, cho rằng, động thái của Ấn Độ, nguồn cung đang chiếm tới 40% thị phần xuất khẩu gạo của thế giới, có thể "làm giảm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam".
Giá gạo xuất khẩu hiện ở mức 562 USD/tấn ngày 27/9/2024, cao hơn mức 556 USD của Thái Lan và 532 USD của Pakistan, ông Thủy dẫn số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Việt Nam vẫn có thể đạt mục tiêu 5 tỷ USD từ xuất khẩu gạo, bởi ảnh hưởng của bão số 3 tác động lên diện tích lúa vào các tỉnh phía Bắc, nơi sản lượng phục vụ tiêu dùng trong nước, còn gạo xuất khẩu tập trung ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đến nay, sản lượng lúa gạo của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có thay đổi lớn, nhưng sản lượng của miền Bắc bị giảm đáng kể, ước tính khoảng 1,7 – 1,8 triệu tấn, theo ông Thủy.
"Lúc này, việc phía nhà quản lý cần làm là kiểm kê lại toàn bộ lượng gạo, tính toán lượng gạo dự trữ, mức tồn kho, các hợp đồng đã ký, đối chiếu với sản lượng lượng lúa gạo vụ mùa này. Trên cơ sở đó mới tính đến xuất khẩu”, ông Thủy khuyến cáo.
Xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2024 đạt 6,15 triệu tấn với trị giá 3,85 tỷ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan. Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất sang thị trường ASEAN (hơn 70% tổng lượng gạo).
"Xuất khẩu gạo cần xác định rõ phân khúc gạo và thị trường nhập khẩu". Ông Hoàng Trọng Thủy nhấn mạnh rủi ro sản lượng gạo của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khó dự đoán.
Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang châu Âu các sản phẩm cấp cao như gạo dẻo, gạo thơm, gạo dinh dưỡng, với giá trên 1.000 USD/tấn. Tuy nhiên, nếu hướng tới Philippines, Indonesia, nhu cầu thị trường vẫn thường là gạo trắng, mức giá khoảng 542 – 560 USD/tấn.
Cạnh tranh xuất khẩu gạo vào Indonesia sẽ gay gắt hơn khi chính phủ nước này thúc đẩy chính sách tự cấp lương thực.
6 tháng đầu năm nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm gần 1/3 thị phần.
Với mức sản lượng dự kiến, ngành lúa gạo Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn gạo năm 2024.
Bộ Công thương yêu cầu Temu tuân thủ pháp luật và trong trường hợp cần thiết, có thể có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.