Phát triển bền vững

Rủi ro an ninh năng lượng khi tắc các dự án điện

Phương Anh Thứ ba, 08/09/2020 - 17:02

Nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển không kịp với năng lượng tái tạo cũng như nhiên liệu cho phát điện phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đang gia tăng rủi ro cho an ninh năng lượng.

Sau gần 10 năm thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, ngành điện Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ, theo báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện hai quy hoạch này và phương hướng, kế hoạch thực hiện lập Quy hoạch Điện VIII của Bộ Công thương. 

Cụ thể, tính đến hết năm 2019, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 239 tỷ kWh, tăng 2,35 lần so với năm 2010. Công suất phụ tải lớn nhất toàn hệ thống đạt 38.249MW vào năm ngoái.

So với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, sản lượng điện sản xuất ước thực hiện năm 2020 đạt khoảng 93,3% sản lượng quy hoạch, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 91,6%.

Thời gian qua, hạ tầng cung cấp điện được đánh giá có đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh. Khối lượng lớn các dự án nguồn và lưới điện đã được hoàn thành và đưa vào vận hành.

Về nguồn điện, tính đến hết năm 2019, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 54.880MW.

Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, ngành điện đã đưa vào vận hành khoảng 17.000MW nguồn điện, bao gồm cả thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo, đạt hơn 81% khối lượng được giao trong giai đoạn này theo Quy hoạch điện VII.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng công suất lắp đặt của hệ thống đạt khoảng 94% tổng công suất nguồn điện quy hoạch. Tuy vậy, khối lượng xây dựng nguồn điện truyền thống chỉ đạt khoảng 60% so với quy hoạch.

Về năng lượng tái tạo, tổng công suất điện gió và mặt trời hiện nay đạt khoảng 5.800MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn của hệ thống.

Rủi ro an ninh năng lượng khi tắc các dự án điện
Hạ tầng cung cấp điện được đánh giá có đầu tư khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh. Ảnh: EVN.

Về lưới điện, đến cuối năm 2019, tổng chiều dài đường dây 500kV tăng 2,2 lần, chiều dài đường dây 220-110 kV tăng gần 2 lần, dung lượng các trạm biến truyền tải cũng tăng khoảng 2,8 lần so với năm 2010.

Sau gần 5 năm thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh, lưới điện truyền tải được xây dựng đạt khoảng 70 – 90% của cả giai đoạn 2016 – 2020.

Bên cạnh đó, việc liên kết lưới điện với các nước láng giềng cũng đạt kết quả khá tốt. Sản lượng nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc năm 2019 khoảng 3,31 tỷ kWh, chiếm 1,4% tổng sản lượng điện của hệ thống.

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam cũng có bước tiến vượt bậc. Chỉ trong vòng 5 năm (2013 – 2018), Việt Nam đã cải thiện thứ hạng được 129 bậc, từ vị trí 156/189 quốc gia, vùng lãnh thổ vào năm 2013 vươn lên vị trí 27/190 vào năm 2018 và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN.

Ngành điện đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về kỹ thuật và quản lý kinh doanh, nhờ đó tổn thất điện năng của hệ thống điện giảm từ mức 10,15% vào năm 2010 xuống còn 6,5% năm 2019. Các hoạt động nhằm tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả được triển khai sâu rộng. Sản lượng điện tiết kiệm hàng năm bằng 1,7 – 2,5% sản lượng điện thương phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường điện cạnh tranh đã được tích cực triển khai. Thị trường phát điện cạnh tranh (cấp độ 1) hoàn chỉnh đã chính thức vận hành vào 1/7/2012 và thị trường bán buôn điện cạnh tranh (cấp độ 2) được vận hành chính thức từ 1/1/2019.

Tính đến cuối năm ngoái, có 94 nhà máy điện với tổng công suất 26.126MW, chiếm 47,5% tổng công suất toàn hệ thống đã trực tiếp tham gia thị trường điện.

Rủi ro an ninh năng lượng từ những bất cập

Tuy nhiên, nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ so với quy hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới. Tổng công suất các nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 – 2020 chỉ đạt gần 60%.

Bên cạnh đó, nguồn cung điện mất cân đối giữa các vùng miền. Trong khi miền Bắc và miền Trung xảy ra tình trạng thừa cung thì tại miền Nam, nguồn cung chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu.

Nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển chưa đồng bộ. Một số dự án điện mà chủ yếu điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng công suất khoảng 690MW đã phải hạn chế một phần công suất phát.

Đến cuối năm 2020, khi các công trình lưới điện truyền tải đang thi công tại khu vực này được đưa vào vận hành thì tình trạng này mới được giải quyết.

Rủi ro an ninh năng lượng khi tắc các dự án điện 1
Nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhưng hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển chưa đồng bộ.

Việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho sản xuất điện với ước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào năm 2030. 

Bộ Công thương nhấn mạnh việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn nếu không có chiến lược phù hợp có thể tiềm ẩn rủi ro cho an ninh năng lượng.

Ngoài ra, huy động vốn cho các dự án điện gặp nhiều khó khăn. Trung bình mỗi năm, nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện khoảng 8 – 10 tỷ USD. Các tập đoàn nhà nước đều gặp khó khăn về tài chính nên việc huy động vốn cho các dự án cũng gặp khó khăn trong khi các dự án nguồn điện do tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài vấp phải yêu cầu cao từ các bên cho vay (như bảo lãnh chính phủ, chuyển đổi ngoại tệ).

Nguyên nhân là do cơ chế chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ, chậm được đổi mới; nguồn lực đầu tư còn hạn chế và dàn trải. Cùng với đó, chất lượng xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành điện chưa cao thể hiện ở tính dự báo, điều chỉnh kịp thời, đồng bộ, khả thi; chưa có cơ chế giám sát thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành điện.

Các văn bản pháp luật liên quan đến cung ứng điện còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, vướng mắc như xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước xây dựng trên địa bàn nhiều địa phương.

Ngoài ra, chưa có cơ chế đấu thầu để thu xếp vốn đầu tư cho ngành điện, chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của các chủ đầu tư khi thực hiện chậm trễ các dự án điện.

Kế hoạch, tiến độ thực hiện, xác định nguồn lực một số dự án điện chưa rõ ràng cũng như năng lực của các nhà đầu tư cũng như nhà thầu trong nước còn hạn chế cả về tài chính và kỹ thuật. Việc nội địa hóa các vật tư, thiết bị ngành điện chưa đạt yêu cầu.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển ngành điện, đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Bộ Công thương kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết cho phép ngành điện thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành để hỗ trợ các chủ đầu tư dự án điện đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Cụ thể, bổ sung thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư; kiến nghị thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án này thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình điện nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển điện lực được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, kiến nghị cho phép chủ đầu tư không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà được lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi để quyết định đầu tư dự án.

Bộ Công thương cũng kiến nghị cho phép áp dụng cơ chế Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển dự án công nghiệp điện.

Đối với các dự án điện phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cho phép chủ đầu tư cam kết đảm bảo về bảo vệ môi trường, không phải thực hiện lập, trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bộ cũng kiến nghị cho phép các dự án điện thuộc trường hợp là công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp hoặc các công trình điện xây dựng nhằm đảm bảo an ninh cung cấp điện thì chỉ phải xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ mà không phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch.

Điện mặt trời mái nhà phát triển ‘nóng’, hàng trăm dự án tắc lối ra

Điện mặt trời mái nhà phát triển ‘nóng’, hàng trăm dự án tắc lối ra

Phát triển bền vững -  4 năm
Sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời mái nhà khiến nhiều dự án đã đăng ký đầu nối nhưng chưa thể vận hành thương mại vì vượt khả năng giải tỏa công suất.
Điện mặt trời mái nhà phát triển ‘nóng’, hàng trăm dự án tắc lối ra

Điện mặt trời mái nhà phát triển ‘nóng’, hàng trăm dự án tắc lối ra

Phát triển bền vững -  4 năm
Sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời mái nhà khiến nhiều dự án đã đăng ký đầu nối nhưng chưa thể vận hành thương mại vì vượt khả năng giải tỏa công suất.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  1 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  2 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  2 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.