Áp dụng cơ chế chưa hiệu quả khiến khoa học công nghệ chậm phát triển

Nhật Hạ Thứ năm, 08/06/2023 - 08:02

Trước lo ngại của đại biểu quốc hội về việc thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam chậm phát triển, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cho rằng, mặc dù cơ chế chính sách để hỗ trợ hoạt động chuyển giao, hấp thu công nghệ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước đã sẵn có, nhưng vấn đề đặt ra là cần áp dụng, triển khai thực hiện sao cho hiệu quả trong thực tiễn.

Để phát triển thị trường khoa học, công nghệ từ năm 2011 đến nay, bộ máy quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ đã được kiện toàn từ trung ương đến địa phương cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành. Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.

Mặc dù vậy, thị trường khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế, đại biểu quốc hội phản ánh và cho rằng, cần tìm ra nguyên nhân cho việc này, từ đó cần tập trung thực hiện giải pháp căn cơ để phát triển thị trường này trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo báo cáo, Bộ Khoa học và công nghệ đánh giá, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm đầu tư ứng dụng, đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, nhưng năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ còn rất yếu kém. Đây là rào cản lớn đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Do đó, tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 7/6, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ có cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực hấp thụ, thúc đẩy ứng dụng, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp.

Áp dụng cơ chế chưa hiệu quả khiến khoa học công nghệ chậm phát triển
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn tỉnh Ninh Bình). Ảnh: Trang tin Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Quốc hội rất quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Quốc hội vẫn bố trí kinh phí cho ngành và Bộ Khoa học và công nghệ với tỷ lệ 0,64% GDP.

Về việc hỗ trợ hoạt động chuyển giao, hấp thu công nghệ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chính sách, cơ chế pháp luật điều chỉnh về vấn đề này đã sẵn có, vấn đề đặt ra là cần áp dụng, triển khai thực hiện sao cho hiệu quả trong thực tiễn.

Theo bộ trưởng, trong thời gian qua, nhiều công nghệ mới tiên tiến đã được ứng dụng, mang lại hiệu quả trong các ngành y tế, viễn thông, giao thông. Một số ngành có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, vẫn còn vướng mắc khi cơ chế, chính sách chưa thực sự phát huy, khó tiếp cận với các doanh nghiệp, các hoạt động kết nối, dịch vụ hỗ trợ đi kèm chưa hiệu quả. Nguồn lực từ ngân sách, doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động này còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng hạn chế.

Áp dụng cơ chế chưa hiệu quả khiến khoa học công nghệ chậm phát triển 1
Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt. Ảnh: Trang tin Quốc hội

Hoạt động khoa học công nghệ rất đặc thù, bởi bản chất nghiên cứu là tìm cái mới, có thể thành công, thất bại hoặc thành công sớm hay muộn. Vì vậy, việc tính toán cụ thể bao nhiêu đề tài đã đưa vào ứng dụng là điều rất khó xác định.

Điều quan trọng là xác định được kết quả đó trước hết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực đội ngũ nghiên cứu, đóng góp vào uy tín của các viện, trường đại học.

Thực tế cho thấy, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao xếp hạng các trường đại học trong khu vực và quốc tế. Hiện đã có 9 trường xuất hiện trên bản đồ xếp hạng trên thế giới. Đây là kết quả phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo.

"Các đề tài đều có rủi ro, độ trễ, đôi khi không phải đề tài nào cũng có kết quả, nhất là trong công tác chuyển giao, thương mại hóa", Bộ trưởng cho biết.

Ông mong đại biểu và xã hội ghi nhận bản chất rủi ro này. Vì tính mới, dấn thân của nghiên cứu nên quá trình có thể thành công hoặc không. Nếu nghiên cứu khoa học không thành công cũng là kinh nghiệm cho cộng đồng, nhà khoa học theo hướng khác.

Theo ông, cơ chế, chính sách hiện nay còn nhiều vướng mắc, còn nhiều nội dung cần tháo gỡ, trong đó có nghị định về quản lý sở hữu tài sản công; Luật Sở hữu trí tuệ.

Do đó, thời gian tới, Bộ trưởng cho biết bộ sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách, quy định phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy chương trình tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ nước ngoài vào Việt Nam. 

Đối với phần trả lời chất vấn trên, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn tỉnh Cà Mau) lại cho rằng, Bộ trưởng chưa nêu ra được điểm ‘kích nổ’ về chính sách để Việt Nam bứt phá về công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển kinh tế.

Theo đại biểu Vân, câu trả lời là nhân tài. Chỉ có nhân tài, nhất là nhân tài khoa học công nghệ mới có thể làm thay đổi diện mạo khoa học công nghệ Việt Nam. Thứ tự ưu tiên lựa chọn các chính sách để “kích nổ” trong công nghệ đó là nhân tài ở các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, blockchain, công nghệ thông tin, vật liệu mới…

Đại biểu quốc hội cho rằng, liên kết trường đại học và doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, việc này còn nhiều hạn chế. 

Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ

Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều ý kiến cho rằng muốn thị trường khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.
Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ

Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ

Tiêu điểm -  1 năm
Nhiều ý kiến cho rằng muốn thị trường khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.
Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ

Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều ý kiến cho rằng muốn thị trường khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.

Vingroup trao 48 tỷ đồng học đổng du học thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ 2022

Vingroup trao 48 tỷ đồng học đổng du học thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ 2022

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Chương trình “Học bổng Khoa học công nghệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ du học nước ngoài” của Tập đoàn Vingroup (học bổng khoa học công nghệ Vingroup) ngày 24/6 đã tổ chức lễ trao học bổng cho 30 du học sinh bậc thạc sĩ, tiến sĩ - niên khóa 2022, đồng thời công bố ra mắt mạng lưới học giả trẻ Vingroup toàn cầu.

Thủ tướng: 5 vấn đề lớn của ngành khoa học công nghệ

Thủ tướng: 5 vấn đề lớn của ngành khoa học công nghệ

Tiêu điểm -  5 năm

Nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam sẽ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.

Việt Nam sẽ có Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD

Việt Nam sẽ có Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD

Đầu tư -  5 năm

Việc xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tiến tới tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.

Thứ trưởng Phạm Đại Dương: 'Muốn tăng năng suất phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ'

Thứ trưởng Phạm Đại Dương: 'Muốn tăng năng suất phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ'

Leader talk -  6 năm

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Đại Dương, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp muốn có sản phẩm tốt bắt buộc phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  46 phút

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  57 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  4 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.