Sở hữu trí tuệ

Apple Watch có thể bị cấm bán tại Mỹ

Hương Giang Chủ nhật, 26/02/2023 - 10:15

Với phán quyết Apple đã vi phạm bằng sáng chế điện tâm đồ (ECG) của công ty y tế AliveCor, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã đề xuất cấm bán đồng hồ thông minh của hãng ngay tại "sân nhà".

Apple Watch từ Series 4 trở đi đang đứng trước nguy cơ bị cấm bán tại Mỹ (Ảnh: Frandroid)

Apple hy vọng rằng Tổng thống Joe Biden sẽ phủ quyết kết luận này. Tuy nhiên, theo tờ The Hill, vào thứ Ba ngày 14 tháng 2, chính phủ Mỹ đã từ chối cứu Apple, khiến cho khả năng Apple Watch bị cấm bán trên đất Mỹ tăng cao.

Ông Priya Abani, Giám đốc điều hành của AliveCor, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi Tổng thống Biden đã ủng hộ phán quyết của ITC và quy trách nhiệm cho Apple về việc vi phạm các bằng sáng chế làm nền tảng cho công nghệ ECG hàng đầu trong ngành của chúng tôi. Quyết định này không chỉ có ý nghĩa lớn đối với AliveCor mà còn gửi một thông điệp rõ ràng tới các nhà đổi mới sáng tạo rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ các bằng sáng chế để xây dựng và phát triển những công nghệ mới mang lại lợi ích cho người tiêu dùng."

Như vậy, nếu được thi hành, các mẫu Apple Watch có tính năng ECG sẽ bị cấm bán ở thị trường Mỹ.

Vi phạm sáng chế về điện tâm đồ

Để hiểu về trường hợp này, chúng ta hãy quay trở lại tháng 12 năm 2022, khi một tiếng sét vang dội đã nổ ra tại thành phố Cupertino thuộc bang California: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra phán quyết rằng Apple đã vi phạm bằng sáng chế của công ty y tế khởi nghiệp AliveCor, trong việc phát triển cảm biến điện tâm đồ (ECG) cho những chiếc đồng hồ thông minh của họ.

Apple và AliveCor bắt đầu hợp tác vào đầu năm 2015. Công ty khởi nghiệp này đã lên kế hoạch phát hành những phụ kiện y tế tương thích với chiếc đồng hồ tiếp theo của gã khổng lồ công nghệ. Tuy nhiên, sau khi phát hành Apple Watch Series 4 vào năm 2018, Apple đã chặn việc sử dụng công nghệ ECG của bên thứ ba, buộc AliveCor phải ngừng bán sản phẩm của mình. Do đó, AliveCor đã cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế.

Trận chiến với Samsung

Tuy nhiên, phán quyết của ITC vào tháng 12 năm 2022 chỉ là một khuyến nghị. Nó được gửi tới chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ có quyền lựa chọn áp dụng nó hay không. Nhưng như tờ The Hill cho biết, nhà nước liên bang có xu hướng tôn trọng quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế, cơ quan lưỡng đảng và độc lập… ngoại trừ năm 2013.

Thời điểm này, theo một cách chưa từng có, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phủ quyết kết luận của ITC trong đó Apple bị kết tội vi phạm bằng sáng chế của nhà sản xuất Hàn Quốc Samsung cho các sản phẩm iPhone và iPad của mình.

Tờ The Hill cho biết Apple đã cố gắng lặp lại trò chơi, thậm chí nhờ cựu chủ tịch ITC để gây áp lực lên chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc này không hiệu quả: Chính phủ của Tổng thống Joe Biden từ chối phủ quyết.

Lệnh cấm bán Apple Watch khó có khả năng xảy ra

Liệu Apple Watch Series 4, 5, 6, 7, 8 và Ultra có bị ngừng bán tại Hoa Kỳ? Chúng ta có thể nghi ngờ điều đó. Đầu tiên, bởi báo chí Mỹ đưa tin, ông hoàng công nghệ trú tại Cupertino đang có ý định kháng cáo phán quyết của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ.

Nhưng trên hết, lệnh cấm này có khả năng sẽ không xảy ra bởi tòa án đã đưa ra một phán quyết khác, kết luận rằng những bằng sáng chế mà AliveCor sử dụng để buộc tội Apple là không hợp lệ. Công ty khởi nghiệp AliveCor cũng đang kháng cáo phán quyết này.

Do đó, theo tờ The Hill, lệnh cấm bán đồng hồ thông minh của Apple vẫn đang chờ hai phán quyết này và sẽ không được đưa ra trước tháng 9 năm 2024. Vì vậy, những chiếc đồng hồ Apple có liên quan sẽ tiếp tục được bán tại Hoa Kỳ vào thời điểm hiện tại.

Một phát ngôn viên của Apple cho biết: “Tại Apple, đội ngũ của chúng tôi làm việc không mệt mỏi để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất trên thế giới, với công nghệ trao quyền cho người dùng với các tính năng an toàn và sức khỏe hàng đầu trong ngành”

”Mặc dù kiên quyết không đồng ý với quyết định của ITC vào tháng 12 vừa rồi, nhưng hiện chúng tôi cũng cảm thấy hài lòng rằng lệnh cấm lưu hành sản phẩm đã bị tạm dừng, giống với tiền lệ trong quá khứ. Các bằng sáng chế của AliveCor đã bị phát hiện là không hợp lệ và vì lý do đó, cuối cùng chúng tôi đang trên đà thắng thế trong vấn đề này.”

Bằng sáng chế thiết kế - Khi nào hữu dụng?

Bằng sáng chế thiết kế - Khi nào hữu dụng?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Khi nói đến bằng sáng chế, phần lớn mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến bằng sáng chế tiện ích, nhằm bảo hộ cho một loại máy móc, quy trình, sản phẩm hay một thành phần vật chất. Tuy nhiên, như bài viết "Bằng dáng chế thiết kế - Hiểu thế nào cho đúng" đã đề cập, còn tồn tại một loại hình bằng sáng chế khác là bằng sáng chế thiết kế vốn rất có giá trị khi được sử dụng trong những tình huống phù hợp.

Bằng sáng chế thiết kế hay kiểu dáng công nghiệp - Hiểu thế nào cho đúng?

Bằng sáng chế thiết kế hay kiểu dáng công nghiệp - Hiểu thế nào cho đúng?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nếu là người tìm hiểu về “vũ trụ” sở hữu trí tuệ rộng lớn, hẳn bạn cũng biết rằng một hình thức phổ biến của quyền sở hữu trí tuệ chính là bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế thiết kế (Design Patent). Vậy bằng sáng chế thiết kế là gì? Có phải nó là “bảo vật” toàn năng bảo hộ cho sản phẩm của bạn ở mọi khía cạnh, vào mọi thời điểm?

Quốc gia đầu tiên nắm giữ hơn 3 triệu bằng sáng chế hợp lệ

Quốc gia đầu tiên nắm giữ hơn 3 triệu bằng sáng chế hợp lệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo Cục sở hữu trí tuệ Trung Quốc, năm 2022, số lượng và chất lượng bằng sáng chế hợp lệ của nước này đã tăng trưởng vượt bậc.

Samsung soán ngôi 30 năm của IBM, dẫn đầu bằng sáng chế tại Hoa Kỳ

Samsung soán ngôi 30 năm của IBM, dẫn đầu bằng sáng chế tại Hoa Kỳ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo dữ liệu về bằng sáng chế của IFI, năm 2022 là năm đầu tiên sau 30 năm, IBM mất ngôi vị dẫn đầu về bằng sáng chế vào tay một doanh nghiệp điện tử khác – Samsung.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  26 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.