Sở hữu trí tuệ

Samsung soán ngôi 30 năm của IBM, dẫn đầu bằng sáng chế tại Hoa Kỳ

Hường Hoàng Thứ năm, 19/01/2023 - 12:14

Theo dữ liệu về bằng sáng chế của IFI, năm 2022 là năm đầu tiên sau 30 năm, IBM mất ngôi vị dẫn đầu về bằng sáng chế vào tay một doanh nghiệp điện tử khác – Samsung.

Samsung soán ngôi IBM dẫn đầu trong cuộc đua bằng sáng chế tại Hoa Kỳ (Ảnh: Barron's)

Thị trường bằng sáng chế Hoa Kỳ có nhiều biến động trong năm qua: Các khoản tài trợ bằng sáng chế của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018. Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc Samsung chiếm vị trí hàng đầu bảng xếp hạng sáng chế của nhà lãnh đạo lâu năm IBM. Cùng với đó, các doanh nghiệp phương Đông đang vượt qua phương Tây về số lượng bằng sáng chế được chuyển nhượng.

Tuy nhiên, năm qua cũng ghi nhận số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế cao nhất mọi thời đại khi Hoa Kỳ thoát khỏi đại dịch COVID-19 – một dấu hiệu báo trước sự trỗi dậy của hoạt động đổi mới sáng tạo và cấp bằng sáng chế trong vòng một đến hai năm tới.

Samsung dẫn trước IBM

Samsung đứng đầu trong Top 50 doanh nghiệp được cấp bằng sáng chế hàng năm của IFI, trong khi đó IBM đứng ở vị trí thứ hai. Đây là lần đầu tiên IBM mất vị trí dẫn đầu vào tay một công ty khác kể từ năm 1993.

Dựa trên dữ liệu, số bằng sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ của IBM đã giảm trong thời gian qua, từ 8.681 vào năm 2021 xuống còn 4.398 vào năm 2022, tức là giảm gần 50%. Vào năm 2022, với tất cả 6.248 văn bằng sáng chế được cấp, ngay cả Samsung cũng ghi nhận số bằng sáng chế giảm so với năm 2021 (2%).

Là doanh nghiệp có danh mục cấp bằng sáng chế lớn nhất Hoa Kỳ, theo IBM, vị trí của hãng có được là nhờ sự tập trung cao độ vào mã nguồn mở, cộng tác và mối quan hệ đối tác, nâng cao các lĩnh vực công nghệ then chốt bao gồm đám mây lai (môi trường điện toán đám mây giao thoa và kết hợp giữa những nền tảng Private Cloud và Public Cloud), AI, điện toán lượng tử, chất bán dẫn và bảo mật kể từ năm 2020.

Theo sau Samsung và IBM, 10 công ty có số lượng bằng sáng chế cao nhất là Taiwan Semiconductor, Huawei Technologies, Canon, LG Electronics, Qualcomm, Intel, Apple và Toyota Motor.

Năm vừa qua đánh dấu năm thứ ba liên tiếp số lượng văn bằng sáng chế được cấp có sự sụt giảm kể từ khi bắt đầu đại dịch. Nhìn chung, năm 2022, số lượng các bằng sáng chế của Hoa Kỳ chỉ giảm hơn 1% so với số 2021, thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ sau khi giảm 7% vào năm trước.

Số lượng văn bằng sáng chế được cấp giảm từ 327.321 xuống 323.015. Trong khi đó, các đơn đăng ký bằng sáng chế được công bố đã tăng từ 410.092 vào năm 2021 lên mức kỷ lục 417.922 vào năm 2022, tăng 2% và tiếp tục trong đà tăng.

Theo ông Mike Baycroft, Giám đốc điều hành của Dịch vụ Bằng sáng chế IFI CLAIMS: “Mọi thứ đang có xu hướng tăng lên cho đến khi COVID tấn công, nhưng số văn bằng sáng chế được cấp đang giảm dần. Điều này có thể là do USPTO phải đối mặt với số lượng đơn đăng ký tồn đọng ngày càng lớn. Hiện, trên thế giới có khoảng 700.000 đơn đăng ký chưa được kiểm tra, tăng từ mức 540.000 đơn vào năm 2018”.

“Tuy nhiên, số lượng các đơn đăng ký tăng trưởng liên tục đã và đang khuyến khích sự đổi mới. Đầu tiên là quá trình nộp đơn, sau đó khoảng 12-18 tháng sau, các đơn đăng ký sẽ được công khai. Và khoảng 18 tháng sau đó, bằng sáng chế sẽ được cấp, vì vậy chúng tôi hy vọng sau COVID, số lượng bằng sáng chế được cấp sẽ cải thiện trong vài năm tới.”

Sự dịch chuyển từ Tây sang Đông trong Top 50

Dữ liệu của IFI ghi nhận sự dịch chuyển từ Tây sang Đông trong top 50 công ty được cấp bằng sáng chế nhiều nhất tại Mỹ. Trong năm 2022, ngoài sự nổi lên của Samsung, các công ty có trụ sở tại châu Á trong danh sách trên có số lượng bằng sáng chế được cấp cao hơn các nước phương Tây 14% (41.055 văn bằng so với 35.365 văn bằng). Chỉ riêng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã có 40.114 bằng sáng chế, so với 32.130 văn bằng sáng chế của các công ty Hoa Kỳ.

Tổng cộng có ba công ty Trung Quốc lọt vào Top 50: Huawei ở vị trí thứ 4, BOE Technology Corp. ở vị trí thứ 11 và Oppo Quảng Đông trượt xuống vị trí thứ 43 - Đây là vị trí từng thuộc về công ty Advanced New Technologies, hiện đã rớt khỏi Top 50 trong năm 2022.

Hoa Kỳ cấp phần lớn bằng sáng chế cho các quốc gia khác

Một con số đáng kinh ngạc là 56% các văn bằng sáng chế được cấp của Hoa Kỳ vào năm 2022 không dành cho các công ty Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các công ty Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu về số bằng sáng chế với 142.703 bằng, tương đương 44% tổng số bằng sáng chế do USPTO cấp và nhiều hơn gấp ba lần so với quốc gia đứng thứ hai - Nhật Bản với 46.504 văn bằng.

Các công ty Trung Quốc đứng thứ ba, với 24.538 văn bằng sáng chế trong 12 tháng qua. Hàn Quốc (22.359) và Đức (14.746) cũng thuộc Top 5. Trong số năm quốc gia có ​​sự gia tăng về số văn bằng sáng chế được cấp, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có mức tăng trưởng hai con số (19%), vượt trội so với các quốc gia còn lại.

Các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ tụt hạng

Trong số các công ty Hoa Kỳ, GE tụt 11 hạng, Texas Instruments tụt 7 hạng, AT&T tụt 9 hạng, Boeing 8 hạng, Ford 4 hạng, Microsoft 6 hạng, Intel 2 hạng. Apple tụt 2 hạng, trượt khỏi Top 50, trong khi Dell tăng 18 hạng, Hewlett-Packard Development Co tăng 12 hạng – một con số đáng kể trong bảng xếp hạng.

Hai công ty Applied Materials và Capital One đều lần lượt lọt vào Top 50 ở vị trí #44 và #45. Amazon và Halliburton Energy Services là những công ty Mỹ duy nhất giữ vị trí của họ từ năm 2021. Trong đó, Amazon có 1.863 văn bằng được cấp (giảm 4%) và Halliburton có 906 văn bằng sáng chế (tăng 4%).

Những công ty nước ngoài tăng hạng nhiều nhất trong Top 50 là hai công ty của Nhật Bản Murata (xếp hạng thứ 38) và Brother Industries (xếp hạng thứ 49), cả hai đều tăng 10 bậc so với năm 2021.

Công nghệ xe tự hành và công nghệ khoan bùng nổ

Công nghệ liên quan đến phương tiện tự hành (ví dụ: ô tô tự lái) đã vươn lên vị trí số 1 trong danh sách công nghệ phát triển nhanh nhất của IFI năm 2022. Trong đó, “hệ thống điều khiển truyền động cho phương tiện giao thông đường bộ tự lái” có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 64,3% trong giai đoạn 2018-2022.

Đáng chú ý là trong khi những sáng chế “điện toán dựa trên các mô hình sinh học” tụt xuống vị trí thứ 4 từ vị trí số 1 vào năm ngoái, thì những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã tràn ngập nhiều hạng mục bằng sáng chế liên quan đến công nghệ khoan đất, “máy tính lượng tử” và “máy học”.

Những công nghệ phát triển nhanh nhất trên thế giới trong năm qua là công nghệ “xử lý dữ liệu kỹ thuật số điện tử” (CAGR 33,9%); “các tính năng đặc biệt liên quan đến khoan đất bao gồm AI và mô hình mô phỏng” (CAGR 32,5%); “tính toán dựa trên mô hình sinh học” (CAGR 32,1%); và “thuốc lá điện tử” (CAGR 31,3%). Điều thú vị là những sáng chế về “xì gà, thuốc lá điếu” cũng lọt vào Top 10 (CAGR 28,3%). Ai có thể tưởng tượng rằng vào năm 2022, các bằng sáng chế về máy khoan và xì gà/thuốc lá điếu sẽ nằm trong danh mục những công nghệ phát triển nhanh nhất?

IFI lưu ý rằng “Các tính năng đặc biệt liên quan đến hoạt động khoan đất”, tập trung vào việc giúp cải thiện hoạt động khoan khai thác dầu khí đã tăng từ vị trí thứ 6 vào năm 2021 lên vị trí thứ 3 vào năm 2022.

Theo đó, IFI nhận thấy rằng hầu hết các văn bằng sáng chế “Xanh” được cấp (66%) là những công nghệ nhằm giảm tác động của nhiên liệu hóa thạch. Chỉ khoảng một phần ba số bằng sáng chế Xanh là công nghệ liên quan đến năng lượng tái tạo thực sự (năng lượng mặt trời, gió, hydro xanh, nước, v.v.). Trong đó, dữ liệu năm 2022 cho thấy số lượng văn bằng sáng chế liên quan đến công nghệ khoan đất cao hơn rất nhiều những bằng sáng chế Xanh (tăng đến 27%).

Ông Baycroft cho biết: “Hoạt động sáng chế vẫn chưa chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Trong khi đó, một số lĩnh vực công nghệ phụ tập trung vào việc cải thiện và khai thác hiệu quả hơn các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống đang phát triển rất nhanh”.

Nhật Bản và Panasonic thống trị tổng số bằng sáng chế toàn cầu

Tính đến ngày 3 tháng 1 năm 2023, các công ty Nhật Bản đang sở hữu hơn một phần ba trong số tất cả các “họ” bằng sáng chế trên toàn thế giới, với tất cả 1,5 triệu bằng sáng chế (chiếm 40% số bằng sáng chế của Global 250). Trung Quốc đứng thứ hai với 25% và Hoa Kỳ đứng thứ ba với 16%. Panasonic dẫn đầu danh sách IFI Global 250 với 94.341 họ bằng sáng chế và Samsung đứng thứ hai. Hitachi, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Canon là những tổ chức, doanh nghiệp nằm trong top 5.

Một họ sáng chế là một tập hợp các hồ sơ sáng chế toàn cầu liên quan đến một phát minh duy nhất. Do đó, khi một phát minh được nộp và được cấp bằng sáng chế tại nhiều khu vực pháp lý chỉ được tính một lần. Danh sách IFI Global 250 là danh sách tổng quan về tổng số họ bằng sáng chế đang hoạt động thuộc sở hữu của một công ty duy nhất.

Nhật Bản cũng có 92 công ty đại diện (37%) trong Global 250, vượt xa Hoa Kỳ (55 công ty; 22%) và Trung Quốc (45 công ty; 18%). Đức, Pháp và Hàn Quốc có ít công ty đại diện hơn ở vị trí thứ ba, thứ tư và thứ năm.

IBM là công ty Mỹ có thứ hạng cao nhất trong danh sách này, đứng ở vị trí thứ 16 với 43.014 họ bằng sáng chế. Những doanh nghiệp khác của Hoa Kỳ thuộc danh sách này bao gồm Microsoft (thứ 30; 31.563 họ), GE (thứ 38; 27.008), Intel (thứ 44; 23.758), Alphabet/Google (thứ 46; 22.935) và Amazon (thứ 76; 13.519).

Những hoạt động về bằng sáng chế của các quốc gia cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về hoạt động R&D của các công ty cho các nhà nghiên cứu, nhà phân tích và nhà đầu tư. Nó đề cập đến năng suất và chiến lược sở hữu trí tuệ, đồng thời thường tiết lộ các xu hướng công nghệ và bối cảnh cạnh tranh trong các ngành khác nhau.

Thông thường, giá trị thực của một công ty nằm ở tài sản trí tuệ của nó, vì vậy việc kiểm tra tài sản bằng sáng chế là một trong những công cụ chính để đánh giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp trên thế giới.

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Coca-Cola ra đời vào năm 1886 ở Atlanta. Năm 1985, loại đồ uống này đã có mặt ở tất cả mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, và nhanh chóng được xuất khẩu sang Canada, Cuba và Châu Âu. Tuy vậy, hoạt động đóng chai bên ngoài biên giới chỉ bắt đầu ở Philippines vào năm 1912. Và một trong những vấn đề hãng quan tâm nhất khi sản xuất hàng hóa ở nước ngoài đó là sở hữu trí tuệ.

Từ vụ kiện Peppa Pig đến tương lai sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Từ vụ kiện Peppa Pig đến tương lai sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy cải cách và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động này còn chậm chạp và có nhiều thiếu sót. Vậy, liệu vụ kiện giữa chú sói Wolfoo của Việt Nam và lợn Peppa Pig của Anh gần đây có góp phần làm thay đổi điều đó?

Chống hàng giả, hàng nhái nhờ sở hữu trí tuệ

Chống hàng giả, hàng nhái nhờ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đòn bẩy của ngành công nghiệp Hàn Quốc

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đòn bẩy của ngành công nghiệp Hàn Quốc

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới. Và sau 72 năm, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có GDP cao thứ 4 châu Á và cao thứ 10 trên thế giới. Nhiều yếu tố đã đóng góp vào sự thành công của Hàn Quốc, và sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong số đó.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  5 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  5 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Tiêu điểm -  5 giờ

Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.