Sở hữu trí tuệ

Quốc gia đầu tiên nắm giữ hơn 3 triệu bằng sáng chế hợp lệ

Hương Giang Thứ ba, 31/01/2023 - 15:36

Theo Cục sở hữu trí tuệ Trung Quốc, năm 2022, số lượng và chất lượng bằng sáng chế hợp lệ của nước này đã tăng trưởng vượt bậc.

Cánh tay robot lắp ráp động cơ trên dây chuyền lắp ráp tại xưởng của Công ty TNHH Điện lực Weichai, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã/Guo Xulei)

"Năm 2022, Trung Quốc có tất cả 798.000 bằng sáng chế được cấp phép. Đến cuối năm 2022, nước này có tất cả 4,21 triệu bằng sáng chế hợp lệ. Trong đó, những nhà sáng chế đến từ Trung Quốc đại lục nắm giữ 3,28 triệu bằng sáng chế" , Ông Hu Wenhui, Phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ quốc gia, cho biết.

Theo ông Hu, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới nắm giữ hơn 3 triệu bằng sáng chế hợp lệ. "Báo cáo Chỉ số sở hữu trí tuệ thế giới mới nhất do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới công bố cho thấy Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế hợp lệ”, ông Hu cho biết thêm.

Theo ông Hu, số lượng doanh nghiệp nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đã có sự tăng trưởng trong năm qua. Đây là một bằng chứng chứng tỏ sự năng động, đổi mới của các doanh nghiệp Trung Quốc. Cụ thể, đến cuối năm 2022, 355.000 công ty Trung Quốc có bằng sáng chế hợp lệ, tăng 57.000 công ty so với năm 2011.

Động lực thúc đẩy sự phát triển của các bằng sáng chế hợp lệ của Trung Quốc nằm ở những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số khác nhau, chẳng hạn như quản lý công nghệ thông tin và công nghệ máy tính. 

Vào năm 2022, số lượng bằng sáng chế được cấp cho những sản phẩm, công nghệ trong các lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc là 325.000 văn bằng, tăng 17,9% so với năm trước.

Ông Hu cũng cho biết, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Trung Quốc thế chấp tài sản trí tuệ và vay vốn thành công. Đây là một hoạt động trong đó các doanh nghiệp cầm cố những tài sản vô hình của họ, bao gồm nhãn hiệu, bằng sáng chế và bản quyền, để có thể vay vốn.

Vào năm 2022, lần đầu tiên giá trị tài trợ từ việc cầm cố bằng sáng chế và nhãn hiệu trên toàn quốc vượt quá con số 400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 59,4 tỷ USD), duy trì tốc độ tăng trưởng trên 40% trong ba năm liên tiếp.

“Hoạt động thế chấp tài sản trí tuệ đã giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đối phó với tác động của dịch bệnh và phát triển thuận lợi”, ông Hu nói.

Ngoài ra, vào năm 2022, số lượng bằng sáng chế và nhãn hiệu cấp cho người nước ngoài tại Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh. Vào cuối năm 2022, số lượng bằng sáng chế nước ngoài hợp lệ ở Trung Quốc đạt 861.000 bằng, tăng 4,5% so với năm trước. Đồng thời, trong năm vừa qua, số đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài hợp lệ của Trung Quốc đạt 2,03 triệu đơn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2021.

“Những con số này cho thấy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc đã tạo ra một môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa các công ty một cách công bằng, bất kể họ đến từ đâu,"  ông Zhang Zhicheng, người đứng đầu Cục sở hữu trí tuệ Trung Quốc nhấn mạnh.

Năm 2022, Trung Quốc đã nỗ lực xử lý những tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể, trong năm 2022, Trung Quốc đã xử lý 58.000 vụ kiện hành chính về vi phạm bằng sáng chế. 

Ông Zhang cho biết, hiện tại Trung Quốc có tất cả 97 trung tâm cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ cho cả công ty trong nước và công ty quốc tế. Trong đó có 10 trung tâm mới được xây dựng vào năm ngoái. Hiện tại, hơn 2.900 doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có hoạt động trao đổi với các trung tâm này. 

Những cơ quan chức năng của Trung Quốc như Chính phủ, Bộ Thương mại, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia... đã phối hợp với nhau để trao đổi với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài về sở hữu trí tuệ, nhằm lắng nghe tiếng nói và hiểu được những khó khăn của họ. 

“Chúng tôi sẽ tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tối ưu hóa hơn nữa môi trường kinh doanh để giúp các công ty có vốn đầu tư nước ngoài phát triển tốt hơn ở đất nước chúng tôi”, ông Zhang nhấn mạnh.

Samsung soán ngôi 30 năm của IBM, dẫn đầu bằng sáng chế tại Hoa Kỳ

Samsung soán ngôi 30 năm của IBM, dẫn đầu bằng sáng chế tại Hoa Kỳ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Theo dữ liệu về bằng sáng chế của IFI, năm 2022 là năm đầu tiên sau 30 năm, IBM mất ngôi vị dẫn đầu về bằng sáng chế vào tay một doanh nghiệp điện tử khác – Samsung.

Sáng chế nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống

Sáng chế nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việc ứng dụng vi khuẩn lactic để rút ngắn thời gian sinh hương trong quá trình lên men sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nước mắm truyền thống - hiện đang yếu thế trước các loại nước mắm công nghiệp trên thị trường hiện nay.

Trung Quốc cải thiện tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế

Trung Quốc cải thiện tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Năm 2022, tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế của Trung Quốc đạt mức 36,7%. Đây là tỷ lệ thương mại hóa bằng sáng chế cao nhất của nước này trong 5 năm qua.

Bằng sáng chế toàn cầu đạt số lượng cao kỷ lục

Bằng sáng chế toàn cầu đạt số lượng cao kỷ lục

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Năm 2021 ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trên thế giới cao kỉ lục. Trong đó, số đơn đăng ký sáng chế đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  3 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.