Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
7 năm nay, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn kiên trì với kiến nghị về việc không quy hoạch khai thác titan trên địa bàn.
Cụ thể, năm 2014, theo quyết định của Thủ tướng về phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 1 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là titan sa khoáng Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) với tài nguyên đánh giá khoảng 290.000 tấn.
Diện tích khu vực dự trữ là 21km2. Khu vực dự trữ quốc gia titan sa khoáng nêu trên bao gồm toàn bộ vùng đất ven bờ biển, với chiều rộng từ 770m đến 1.400m, kéo dài khoảng 20km từ xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ đến xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc.
Sau khi quyết định nêu trên được ban hành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã báo cáo Thủ tướng một số vấn đề liên quan. Trong đó có nội dung đáng chú ý như: theo kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan – zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu do Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và môi trường) thực hiện năm 2009-2010, quặng sa khoáng tại Bà Rịa – Vũng Tàu có hàm lượng nghèo, diện phân bố hẹp, không có ý nghĩa đến thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp.
Trong khi đó, khu vực dự trữ titan sa khoáng theo quyết định của Thủ tướng (năm 2014) lại nằm trong khu vực được dành để ưu tiên phát triển du lịch (lĩnh vực lợi thế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với nhiều dự án của các nhà đầu tư trong, ngoài nước đã và đang triển khai (trong đó có dự án hàng tỷ USD).
Theo UBND tỉnh, trước mắt, việc phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất khu vực này theo quyết định của Thủ tướng sẽ gây hoang mang và thiệt hại cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng lớn đến chính sách thu hút đầu tư và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, về lâu dài, do titan sa khoáng tại đây có hàm lượng nghèo, diện phân bố hẹp, không có ý nghĩa đến thăm dò, khai thác quy mô công nghiệp nên chắc chắn rằng lợi ích của việc khai thác titan không tương xứng với những hậu quả mà nó để lại về cảnh quan môi trường, sử dụng đất đai, đồng thời không tương xứng với hiệu quả về mọi mặt kinh tế - xã hội, môi trường của đầu tư phát triển du lịch.
Xuất phát từ những căn cứ trên, từ những năm 2008, 2009, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công thương đề nghị không quy hoạch khai thác titan trên địa bàn tỉnh.
Tới năm 2014, tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, điều chỉnh Quyết định số 645/QĐ-TTg, đưa khu vực titan sa khoáng ven biển từ xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ đến xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, đồng thời chấp thuận không quy hoạch khai thác titan trên địa bàn tỉnh…
4 năm sau đó, nội dung trên cũng được tỉnh đề nghị tới Bộ Tài nguyên và môi trường.
Mới nhất, UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường quan tâm tới những nội dung kiến nghị của địa phương trong 7 năm vừa qua, trong quá trình rà soát quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia để báo cáo Thủ tướng xem xét.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.