Khởi nghiệp
Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam
Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Huệ (29 tuổi, một nhân viên văn phòng) tâm sự, khi đi chơi cuối tuần cùng bạn bè cô rất ít khi mang theo tiền mặt, bởi hầu hết các dịch vụ vui chơi, mua sắm đều có thể thanh toán qua ví điện tử một cách tiện dụng.
Các quán cà phê, nhà hàng mà Huệ ghé đều phục vụ thanh toán qua ví Momo, VNPay... Tương tự, khi di chuyển đã có Grab, Be, gọi đồ ăn có GrabFood, Go Food, mua các vật dụng cá nhân có Tiki, Sendo...
Huệ cho biết, nhiều bạn bè, người thân của cô đã hình thành thói quen này trong nhiều năm qua, không phải vì mua hàng có mã giảm giá, mà bởi tính tiện dụng, nhanh chóng của các dịch vụ, trong khi mức chi trả là chấp nhận được.
Chia sẻ của Huệ chỉ là 1 trong số nhiều người đang sử dụng smartphone và các dịch vụ số tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của Nielsen, người trẻ hiện sử dụng các nền tảng số nhiều hơn tới 40 phút 1 tuần so với thế hệ trước đây. Họ cũng thường xuyên "online" mọi lúc, mọi nơi, trên đa dạng các loại phương tiện khác nhau.
Cũng chính vì lý do này, họ dễ dàng nắm bắt, cũng như tiếp cận các xu hướng công nghệ sớm hơn. Số liệu được EuroCham dẫn trong Sách Trắng 2019 cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng hơn 50 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn một nửa dân số trong khi con số này chỉ ở mức 17 triệu người năm 2007.
Lượng người sử dụng vượt mức trung bình toàn cầu là 46%, đưa Việt Nam vào Top 20 thế giới. 53% người dân Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2014, vượt xa các nước khác ở Đông Nam Á như Philippines (44%) và Indonesia (27%), theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Sự tăng trưởng về truyền thông và kết nối này chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn vừa qua.
Báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek thực hiện đã chỉ ra, nền kinh tế số Việt Nam ước tính giá trị đạt 12 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 38% trong 5 năm trở lại đây. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại điện tử, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 5 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kì, với tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Theo đó, thương mại điện tử Việt Nam đang có lợi thế trong khu vực khi lần lượt Sendo và Tiki dần khẳng định vị thế, đối đầu với các đối thủ lớn như Lazada và Shopee.
Trong tháng 11/2019, Sendo.vn đã gọi vốn thành công 61 triệu USD từ quỹ ngoại. Với lượng truy cập vào website trong Q3/2019 đạt 30,9 triệu lượt, Sendo liên tục đạt mức tăng trưởng về truy cập trên 10% so với quý trước.
Còn Tiki được cho là đang chuẩn bị cho vòng gọi vốn mới (Series D) có thể lên tới 100 triệu USD. Theo số liệu của iPrice, Tiki đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất - 23% bình quân mỗi quý, sở hữu mức truy cập web trung bình trên 35 triệu. Thậm chí, công ty còn đang nhắm tới thị trường Đài Loan để mở rộng.
Trong lĩnh vực gọi xe, quy mô của thị trường này tại Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 57% - cao nhất ở Đông Nam Á. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm.
Điều này giải thích tại sao, chỉ trong một thời gian ngắn, liên tục các ông lớn quốc tế lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Be... tham gia vào thị trường này.
Cũng trong lĩnh vực gọi xe nói chung, thị trường giao nhận đồ ăn đang bị xâu xé bởi các gương mặt quen thuộc, ngoài Now, GrabFood cũng nhảy vào nếm thử, những cái tên cũ hơn nhưng lại kém phát triển bắt buộc phải nhường thị phần như Go-Food, Loship, hay biến mất hẳn là Lala.
Đặc biệt, không thể không nhắc tới lĩnh vực dịch vụ tài chính số, bao gồm các mảng như: thanh toán, cho vay, ví điện tử, bảo hiểm... Trong đó, lĩnh vực thanh toán trực tuyến chiếm khoảng 89% thị trường Fintech Việt Nam, theo số liệu của Công ty tư vấn Solidiance.
Tại Việt Nam, các dịch vụ thanh toán trực tuyến (thanh toán di động, cổng thanh toán trực tuyến, ví điện tử) có thể kể đến như: Zalo Pay, Momo, 1Pay, Moca, VnPay, Vimo... Các dịch vụ tài chính cá nhân (ứng dụng hỗ trợ kiểm soát thu nhập, chi tiêu, đầu tư, hỗ trợ khoản vay cá nhân) với Timo, F88, Mobivi...
Tháng 1/2019, ví điện tử Momo công bố thông tin về vòng gọi vốn đầu tư lần thứ ba (series C) từ Warburg Pincus - Công ty quản lý Quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân hàng đầu thế giới - rót số vốn lớn nhất trong vòng này. Một số nguồn tin tiết lộ, thương vụ này có giá trị lên tới 100 triệu USD.
Tới tháng 7/2019, Công ty Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) gọi vốn 300 triệu USD từ quỹ Vision Fund của SoftBank và quỹ đầu tư GIC của chính phủ Singapore.
Startup Việt Nam đi tìm dòng vốn ngoại
Startup Việt Nam đi tìm dòng vốn ngoại
Sự thiếu hụt về vốn và tiếp cận các nguồn vốn khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp rất nhiều rủi ro và có thể đóng cửa bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh đó, dòng vốn ngoại được xem là cứu cánh cho nhiều startup Việt Nam hiện nay.
Kyna.vn nhận vốn đầu tư từ Navigos Group
Navigos Group xác nhận đã nắm cổ phẩn chi phối tại Kyna.vn và Kynabiz.vn nhưng từ chối tiết lộ giá trị cụ thể của thương vụ.
Fintech Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực
Sở dĩ Việt Nam bật lên hẳn trong trong mảng fintech năm 2019 là có sự đóng góp lớn từ các thương vụ lớn là MoMo Pay và VNpay, cả đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.
Diễn biến mới tại thị trường co-working space Hà Nội
Sự xuất hiện của Dreamplex Thái Hà với quy mô 3.400m2 sẽ đem đến nguồn cung lớn đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng đang lên tại thị trường Hà Nội. Nhưng đồng thời cũng làm cho cuộc cạnh tranh giữa các co-working space tại thủ đô thêm áp lực.
6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group tri ân các thầy cô giáo
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Vingroup lập công ty sản xuất người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank
Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.
Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.