Leader talk

Bà Vũ Kim Hạnh: 'Làm khó doanh nghiệp chính là gây khó khăn cho nền kinh tế'

An Chi Thứ bảy, 17/03/2018 - 09:00

Trong quá trình thực hiện cắt giảm giấy phép con, theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Việt Nam phải so với các nước trên thế giới để học hỏi, tiếp tục cải cách chứ không nên so với chính mình để tự hài lòng.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, những chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19 nhằm giúp cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh là rất rõ ràng. Song trong quá trình thực hiện vẫn chưa thực sự đạt những hiệu quả như kỳ vọng.

Theo bà Hạnh, các cơ quan Nhà nước khi đưa ra các chính sách mới thường ít nghĩ tới việc nó sẽ gây những ảnh hưởng như thế nào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là một thành tố quan trọng của nền kinh tế, gây khó cho doanh nghiệp chính là gây khó khăn cho nền kinh tế.

Bà đánh giá như thế nào về những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?

Bà Vũ Kim Hạnh: Các doanh nghiệp Việt đang gặp phải rất nhiều thiệt thòi. Trước hết là vấn đề về thông tin. Các doanh nghiệp hiện nay luôn bị thiếu thông tin, hiểu biết về các quy trình chất lượng mới về sản phẩm. 

Doanh nghiệp bối rối trước những tiêu chuẩn phổ quát của thị trường như phải truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong khi đây lại là những tiêu chuẩn bắt buộc, là giấy thông hành để hàng hoá của Việt Nam có thể đặt chân đến các quốc gia khác trên thế giới.

Đơn cử như việc hàng hoá của Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Mặc dù thị trường này vô cùng dễ dàng chấp nhận các tiêu chuẩn sản phẩm rất thấp của chúng ta khi xuất khẩu tiểu ngạch, song khi Việt Nam cố gắng giảm thương mại tiểu ngạch, chuyển sang chính ngạch, các doanh nghiệp Việt đi theo con đường chính ngạch lại vô cùng gian nan. 

Vinamilk mất 5 năm theo đuổi vẫn không tham gia được vào thị trường chính ngạch của Trung Quốc.

Nguyên nhân của thực trạng này là do các doanh nghiệp Việt hiện vẫn còn rất xa lạ với các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Họ nói rằng để lấy được tờ giấy chứng nhận tiêu chuẩn đó mất quá nhiều tiền và thời gian. Trong khi đó, chúng ta lại không có cách gì linh hoạt hơn để giúp việc này cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là các thông tin về chính sách, các quy định mới thông tin về thị trường, các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất thiếu trong khi ở các nước khác, Nhà nước, Chính phủ và các trường đại học làm rất tốt điều này để hỗ trợ doanh nghiệp.

Thứ hai là vấn đề công nghệ, dường như các doanh nghiệp trong nước vẫn còn cho rằng việc sử dụng đến trí tuệ nhân tạo, minh bạch thông tin thành lâp doanh nghiệp, thông tin nguồn gốc sản phẩm là việc gì đó gì quá xa xôi. Trong khi ở các nước khác, để có thể truy suất nguồn ngốc về quá trình canh tác, công nghệ là hết sức cần thiết.

Mặt khác, trong công cuộc thâm nhập vào thị trường thế giới, doanh nghiệp Việt còn nhiều khó khăn do Việt Nam mới đi vào nền kinh tế thị trường. Chúng ta không có các hệ thống thương mại đồng hành, các công ty phân phối lớn ở nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Còn về câu chuyện hội nhập, theo bà, các doanh nghiệp Việt hiện nay đang gặp những khó khăn gì trong việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài?

Bà Vũ Kim Hạnh: Chúng ta gặp rất nhiều bất lợi thế về vốn, đất đai, vận chuyển, bảo hiểm so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hiện đại của Việt Nam hiện nay doanh nghiệp nước ngoài mua đang rất nhiều. Mỗi ngày mở báo ra lại thấy họ tiếp tục mua các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.

Gần đây nhất là vụ một công ty của Thái Lan mua lại Nhựa Bình Minh, một trong những doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao lớn nhất của Việt Nam. Hiện người Thái cũng đang rất quyết tâm mua lại Vinamilk.

Phải thừa nhận một điều rằng các doanh nghiệp trong nước có hấp dẫn, có đáng mua nước ngoài mới mua. Việc bán hay mua trong giai đoạn này là hết sức bình thường.

Tuy nhiên, một vấn đề cần đặt ra là làm sao giảm được các bất lợi của doanh nghiệp nội trong cạnh tranh, làm sao để họ tiếp cận được các nguồn lực. Chính phủ cần có những giải pháp bảo vệ các doanh nghiệp đầu ngành, giữ được các doanh nghiệp tốt nhất cho lực lượng doanh nghiệp trong nước.

Bà đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho doanh ngiệp trong thời gian vừa qua?

Bà Vũ Kim Hạnh: Chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19 là rất rõ ràng, song trên thực tế trong quá trình triển khai, sự phối hợp của các bộ ngành trong việc thực hiện nghị định của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng không đều. Như Thủ tướng đã nói đó là thực trạng “trên nóng dưới lạnh” khiến cho kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh không đạt được những hiệu quả như kỳ vọng.

Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'

Những khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19, các bộ ngành đã đề cập rất nhiều. Vấn đề là các cơ quan nhà nước cần cố gắng giám sát, có chế tài cụ thể, chú ý đến sự phối hợp của các bộ ngành, các cơ quan liên quan để thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Tránh để xảy ra tình trạng như hiện nay khi các doanh nghiệp nói quá nhiều về những khó khăn của họ trong kinh doanh. Các cơ quan nhà nước khi đưa ra các chính sách mới thường ít nghĩ tới việc nó sẽ gây những ảnh hưởng như thế nào cho doanh nghiệp. 

Các lý giải như tăng giá điện có lợi cho người tiêu dùng, BOT không có ảnh hưởng gì đến người dân, doanh nghiệp hiện không đồng tình.

Trong khi doanh nghiệp chính là một thành tố của nền kinh tế. Gây khó cho doanh nghiệp chính là gây khó khăn cho nền kinh tế.

Chúng ta đã có 4 năm để thực hiện Nghị quyết 19 và năm nay lại có một Nghị quyết 19 mới, theo bà cần có những cải cách gì để quá trình thực hiện được thành công?

Bà Vũ Kim Hạnh: Điều quan trọng nhất theo tôi là các cơ quan Chính phủ, các bộ ngành cần phải có một hệ thống dữ liệu thống nhất để công khai, minh bạch thông tin, tôn trọng sự tương tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Đồng thời, công khai vai trò, trách nghiệm giải trình Nhà nước đối với việc thực hiện nghị quyết này cho người dân được rõ.

Có như vậy việc thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh gây bất lợi cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mới có thể đạt được những hiệu quả tích cực, mạnh mẽ hơn nữa. 

Và hơn hết là trong quá trình này, Việt Nam phải so với các nước trên thế giới để học hỏi, tiếp tục cải cách chứ không nên so với chính mình để tự hài lòng.

Xin cảm ơn bà!

“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”

“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”

Tiêu điểm -  7 năm
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”

“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”

Tiêu điểm -  7 năm
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu chỉ một giấy phép con, một loại điều kiện kinh doanh vô lý còn tồn tại, nó có thể giết chết hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam, làm héo mòn sức sáng tạo và năng lực cạnh tranh.
Ngóng EVFTA, cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tham vọng xuất khẩu 6 tỷ USD

Ngóng EVFTA, cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tham vọng xuất khẩu 6 tỷ USD

Tiêu điểm -  7 năm

Hiệp đinh EVFTA được ký kết sẽ giúp tăng giá trị cà phê xuất khẩu lên mức 5 - 6 tỷ USD/năm trong 10 – 15 năm tới.

Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'

Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'

Tiêu điểm -  7 năm

Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Có bộ đã ở ga cuối, có bộ chưa vào vạch xuất phát

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Có bộ đã ở ga cuối, có bộ chưa vào vạch xuất phát

Tiêu điểm -  7 năm

Để khắc phục tình trạng trên nóng dưới lạnh trong việc cắt giảm điều kiện kiện kinh doanh, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh cần có những biện pháp "rắn", kỷ luật nghiêm đối với những người không làm tròn nhiệm vụ.

Công ty khai thác bauxite “bí ẩn” trong thương vụ Mobifone mua AVG

Công ty khai thác bauxite “bí ẩn” trong thương vụ Mobifone mua AVG

Doanh nghiệp -  7 năm

Mobifone phải trả gần 9.000 tỷ đồng để mua 95% cổ phần AVG, trong công ty này có khoản đầu tư 1.800 tỷ đồng vào An Viên B.P, một công ty không liên quan gì đến lĩnh vực kinh doanh truyền hình trả tiền.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  2 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  4 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  10 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  10 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  10 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  14 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  14 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.