Tiêu điểm
Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'
Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần.

Theo nhận định của công ty tư vấn Savills, trong bốn năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. Bên cạnh doanh nghiệp, các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web thương mại điện tử (TMĐT) trong nước, khiến cho thị trường này ngày càng sôi động.
Con đường chông gai
Dù tiềm năng phát triển là có thật nhưng Savills nhận định TMĐT tại Việt Nam cũng gặp không ít trở ngại như sự phát triển thiếu bền vững, người tiêu dùng còn nhiều nghi ngại ở sản phẩm, thông tin còn đơn điệu, thiếu chi tiết, thiếu sức hấp dẫn cũng như một số công cụ hỗ trợ khách hàng.
Theo nghiên cứu, khoảng trên 50% người mua sắm Việt Nam thích mua hàng ở nước ngoài do sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, bên cạnh dịch vụ, thanh toán, hậu mãi,… Ngoài ra, thói quen mua sắm đặc trưng của người Việt Nam là “thấy, sờ và… thử” nên không ít khách hàng chủ yếu dạo chơi trên mạng để khảo giá là chính.
Tuy nhiên, Savills cho rằng với sự thay đổi của xã hội và nhịp sống hiện đại, thời gian dành cho việc ra ngoài mua sắm sẽ hạn chế rất nhiều, và TMĐT chính là lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, xét trên khía cạnh thị trường, Savills nhận định mua sắm trực tuyến ở Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển nhưng các nhà bán lẻ TMĐT cần nghiên cứu thêm hành vi tiêu dùng, đồng hóa tư duy giúp dễ dàng tiếp cận cả người tiêu dùng lẫn các đơn vị cung cấp hàng hóa, đặc biệt nên hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.
Trong tháng 3, thị trường TMĐT đón nhận thông tin về sự thâm nhập của Amazon - tên tuổi đình đám trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến toàn cầu - với tâm trạng khá háo hức.

"Dù sự tham gia dưới hình thức, cấp độ nào của “ông trùm” này vẫn còn là một dấu hỏi lớn, thế nhưng, đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại sự phát triển của e-commerce – TMĐT tại nước ta trong thời gian qua và những ngày sắp đến”, ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP.HCM đánh giá.
Theo dự báo từ giới chuyên gia, khả năng đến 2025, TMĐT Việt Nam sẽ vượt qua các nước trong khu vực.
Savills cũng chỉ ra rằng những khó khăn còn tồn đọng của TMĐT tại Việt Nam cũng đến từ nhiều nguyên nhân. Nhiều thương hiệu có tên tuổi quy định không có chính sách bán hàng qua trang TMĐT, dẫn đến sự thiếu tính đa dạng chủng loại và các thương hiệu còn lại chủ yếu vẫn là những sản phẩm nội địa.
Thông thường, lợi nhuận của nhãn hiệu nội địa chỉ tầm khoảng 40 - 45%, trong khi đó, chi phí phải trả cho đơn vị TMĐT khá cao trung bình 30%. Để hạn chế rủi ro từ việc trả hàng, tồn hàng, hàng qua mùa, hay các chương trình khuyến mãi của trang TMĐT, các nhà bán lẻ phải đưa giá thành cao hơn. Vô hình chung, trang TMĐT mang tính quảng cáo nhiều hơn và thậm chí đây cũng là kênh tốt để các nhà bán lẻ cho các mục tiêu marketing hay branding - làm thương hiệu .
Theo Savills, thị trường TMĐT rất tiềm năng nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro. Việc chú trọng hơn về văn hóa tiêu dùng của người Việt - vốn hay thay đổi và thích cái mới – những nhà đầu tư cần có những bước đi thử nghiệm trước khi tiếp cận, trước khi có kế hoạch thực hiện đầu tư vào thị trường này. Đã không ít các nhà bán lẻ gặp phải nhiều khó khăn khi đối mặt với vấn đề thích ứng văn hóa tiêu dùng. Và cẩn trọng luôn là một bài học không bao giờ cũ.
Trang mua sắm đối đầu với mạng xã hội
Trong mắt nhiều chuyên gia và cả người tiêu dùng, mua sắm truyền thống hiện nay dường như đang bị chi phối bởi kênh TMĐT, đa phần nhờ vào sự phát triển của internet và những công nghệ phụ trợ hiện đại.
Đại diện Savills cho rằng khi người tiêu dùng không còn xa lạ với thiết bị điện tử thì các dịch vụ phát triển từ nền tảng công nghệ số dần dà tạo nên ưu thế, điển hình nhất chính là mang đến sự tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng.
Bên cạnh những trang mua sắm đang thể hiện rõ tính chuyên nghiệp như Lazada, Thegioididong, Sendo, Shopee, Tiki… khi được đầu tư bài bản, đâu đó vẫn còn tồn tại các lọai hình mua sắm qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo…
Việc “nhà nhà bán hàng, người người bán hàng” này có quy mô dù nhỏ lẻ nhưng số lượng lại vô cùng lớn, quan trọng hơn, chi phi của hoat động này không đáng kể, và những chính sách thuế vẫn chưa tác động đến đối tượng này.
Savills nhìn nhận sự cạnh tranh từ đây cũng trở nên khập khiễng, khi chi phí thấp dẫn đến giá thành sản phẩm thấp nên mô hình “bán hàng qua mạng xã hội” này vẫn được đón nhận bởi số đông. Trong khi đó, các trang mạng tên tuổi, đầu tư bài bản từ con người đến hệ thống vận hành, đang gặp không ít khó khăn từ các gánh nặng chi phí liên quan.
Trong đó, chi phí marketing (tiếp thị quảng cáo) giữ vai trò then chốt cho lĩnh vực này và không hề ít như nhiều người vẫn nghĩ. Theo như ghi nhận, ngân sách chạy marketing cho kế hoạch trong hai năm đầu của TMĐT dao động xấp xỉ 2 triệu USD, và tính “sống còn” sẽ được định đoạt sau thời gian này.
"Xét trên thực tế, chúng ta chứng kiến không ít thương hiệu rời bỏ cuộc chơi trong thời gian qua như Beyeu, Deca, Foodpanda… và nhiều doanh nghiệp rút lui lặng lẽ. Dù được đánh giá là màu mỡ, thế nhưng, mảnh đất TMĐT không dễ đãi ngộ bất cứ ai, và đâu đó, nhiều thương hiệu trong lĩnh vực này vẫn trong giai đoạn khó khăn để tìm chỗ đứng cho mình", đại diện Savills nhận định.
Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh hơn?
Sẵn sàng đánh thuế thương mại điện tử tại các quốc gia Đông Nam Á
Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đang sẵn sàng để đưa ra các loại thuế đánh vào thương mại điện tử nhằm tăng nguồn thu từ một trong những động lực phát triển mạnh mẽ nhất của nền kinh tế.
Lazada, Thế Giới Di Động dẫn đầu lượt truy cập website thương mại điện tử
Cổng thương mại điện tử tại 7 thị trường khu vực Đông Nam Á iPrice vừa công bố kết quả nghiên cứu, khảo sát về bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017. Ba doanh nghiệp thương mại điện tử có lượt truy cập vào website cao nhất tại Việt Nam là Lazada, Thế Giới Di Động và Sendo.
Việt Nam lọt top 3 thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Xét về tốc độ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam là những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh hơn?
Đại diện của Nguyễn Kim, TIKI, Mắt Bão, FADO, DKT HCM, Speed Up…chia sẻ về những vấn đề nóng của ngành thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay và triển vọng phát triển thời gian tới.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.