Tiêu điểm
Bắc Giang, Ninh Thuận dẫn đầu chỉ tiêu tăng trưởng 2025: GRDP từ 13%
Bắc Giang, Ninh Thuận... được giao chỉ tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất năm 2025, phản ánh kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025, tạo tiền đề để nền kinh tế tiến tới mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
Đây là một phần trong Nghị quyết số 25/NQ-CP vừa được ban hành, nhấn mạnh yêu cầu tăng tốc, bứt phá nhằm đạt các mục tiêu chiến lược dài hạn.
Nghị quyết xác định năm 2025 là thời điểm then chốt khi Việt Nam bước vào năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, tiến hành Đại hội Đảng các cấp và chuẩn bị nền tảng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và rủi ro gia tăng, Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng chung.
Đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương. Các địa phương phải theo dõi sát tình hình, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc và báo cáo định kỳ.
Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ chủ trì tổng hợp, đánh giá và báo cáo Chính phủ hàng tháng.
Theo Nghị quyết 25, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của các tỉnh, thành phố phải đạt tăng trưởng ít nhất 8%.
Trong đó 17/63 địa phương được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số như Bắc Giang cao nhất 13,6%, Ninh Thuận 13%, Hải Phòng 12,5%, Quảng Ninh và Ninh Bình 12%, Thanh Hóa 11%...
Mục tiêu tăng trưởng GRDP được Chính phủ giao có sẽ phân hoá rõ ràng giữa các tỉnh/ thành phố có lợi thế công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư mạnh và các tỉnh/thành phố có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Hơn một nửa tỉnh/thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số. Do đó, đây cũng là khu vực có mức tăng trưởng trung bình dự kiến cao nhất cả năm trong năm nay, khoảng 10%.
Tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ với mức tăng trưởng trung bình dự kiến 9% gồm các tỉnh thành là những trung tâm sản xuất lớn, thu hút mạnh dòng vốn FDI. Bà Rịa - Vũng Tàu có mức tăng 10%, nhưng không tính dầu khí, nhằm phản ánh chính xác sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.
Miền Trung thể hiện sự phân hóa rõ rệt. Thanh Hóa (11%) và Nghệ An (10,5%) dẫn đầu, tận dụng tốt lợi thế của các khu kinh tế ven biển. Trong khi đó, Đà Nẵng (10%) đặt kỳ vọng cao vào sự phục hồi du lịch và phát triển dịch vụ. Một số tỉnh khác như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị duy trì mục tiêu ở mức 8%, phản ánh sự phụ thuộc lớn vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.
Trong khi đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đặt mục tiêu khiêm tốn hơn, dao động từ 8-9%, phản ánh thách thức từ biến đổi khí hậu, hạn mặn và mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Khu vực Tây Nguyên cũng được giao ở mức tăng trưởng tương tự.
Hai đầu tàu kinh tế của cả nước gồm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần lượt được giao chỉ tiêu tăng trưởng 8% và 8,5%, thấp hơn so với các địa phương công nghiệp. Tuy nhiên, điều này phản ánh quy mô kinh tế lớn của hai thành phố, nơi tập trung nhiều ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Chính quyền hai địa phương này dự kiến sẽ tập trung vào chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Bức tranh tăng trưởng GRDP năm 2025 cho thấy sự phát triển có trọng điểm, với các tỉnh công nghiệp tiếp tục đóng vai trò động lực chính.
Các địa phương có xuất phát điểm thấp đang đẩy mạnh đầu tư để bắt kịp, trong khi những khu vực phụ thuộc vào nông nghiệp vẫn đối diện nhiều thách thức.
Để đạt mục tiêu đầy tham vọng này, từng địa phương cần có chiến lược phát triển phù hợp, tận dụng tối đa thế mạnh và sẵn sàng ứng phó với biến động kinh tế trong nước và quốc tế.
TT | Mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 (%) | |
I | Vùng Đồng bằng sông Hồng | |
1 | Thành phố Hà Nội | 8 |
2 | Vĩnh Phúc | 9 |
3 | Bắc Ninh | 8 |
4 | Quảng Ninh | 12 |
5 | Hải Dương | 10,2 |
6 | Thành phố Hải Phòng | 12,5 |
7 | Hưng Yên | 8 |
8 | Thái Bình | 9 |
9 | Hà Nam | 10,5 |
10 | Nam Định | 10,5 |
11 | Ninh Bình | 12 |
II | Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc | |
12 | Hà Giang | 8 |
13 | Cao Bằng | 8 |
14 | Bắc Kạn | 8,5 |
15 | Tuyên Quang | 9 |
16 | Lào Cai | 9,5 |
17 | Yên Bái | 8,2 |
18 | Thái Nguyên | 8,5 |
19 | Lạng Sơn | 8 |
20 | Bắc Giang | 13,6 |
21 | Phú Thọ | 8 |
22 | Điện Biên | 10,5 |
23 | Lai Châu | 8 |
24 | Sơn La | 8 |
25 | Hoà Bình | 9 |
III | Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ | |
26 | Thanh Hoá | 11 |
27 | Nghệ An | 10,5 |
28 | Hà Tĩnh | 8 |
29 | Quảng Bình | 8 |
30 | Quảng Trị | 8 |
31 | Thành phố Thừa Thiên Huế | 8,5 |
32 | Thành phố Đà Nẵng | 10 |
33 | Quảng Nam | 10 |
34 | Quảng Ngãi | 8,5 |
35 | Bình Định | 8,5 |
36 | Phú Yên | 8 |
37 | Khánh Hoà | 10 |
38 | Ninh Thuận | 13 |
39 | Bình Thuận | 8 |
IV | Vùng Tây Nguyên | |
40 | Kon Tum | 10 |
41 | Gia Lai | 8 |
42 | Đắk Lắk | 8 |
43 | Đắk Nông | 8 |
44 | Lâm Đồng | 9 |
V | Vùng Đông Nam Bộ | |
45 | Thành phố Hồ Chí Minh | 8,5 |
46 | Bình Phước | 8,8 |
47 | Tây Ninh | 8 |
48 | Bình Dương | 10 |
49 | Đồng Nai | 10 |
50 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 10% (trừ dầu thô, khí đốt) |
VI | Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | |
51 | Long An | 8,7 |
52 | Tiền Giang | 8 |
53 | Bến Tre | 8 |
54 | Trà Vinh | 8 |
55 | Vĩnh Long | 8 |
56 | Đồng Tháp | 8 |
57 | An Giang | 8,5 |
58 | Kiên Giang | 8 |
59 | Thành phố Cần Thơ | 9,5 |
60 | Hậu Giang | 8,8 |
61 | Sóc Trăng | 8 |
62 | Bạc Liêu | 9 |
63 | Cà Mau | 8 |
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Chỉ tiêu năm 2025 | Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá |
1 | Tỷ lệ động viên vào NSNN trên GDP | % | 16 | Bộ TC |
2 | Tỷ trọng chi đầu tư phát triển/tổng chi NSNN | % | 31 | Bộ TC |
3 | Tỷ trọng chi thường xuyên/tổng chi NSNN | % | Dưới 60 | Bộ TC |
4 | Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GDP | % | 33,5 | Bộ KHĐT |
5 | Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa | % | 12 | Bộ CT |
6 | Thặng dư thương mại hàng hóa | Tỷ USD | 30 | Bộ CT |
7 | Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) | % | 9,5 | Bộ CT |
8 | Tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng | % | Khoảng 12 | Bộ CT |
9 | Tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C | % | 20-22 | Bộ CT |
10 | Tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử | % | 60-62 | Bộ CT |
11 | Tốc độ tăng tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống | % | 12,5-13 | Bộ CT |
12 | Khách du lịch: | |||
- | Quốc tế | Triệu lượt khách | 22-23 | Bộ VHTTDL |
- | Nội địa | Triệu lượt khách | 120-130 | Bộ VHTTDL |
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Chính sách 'luồng xanh' và đầu tư công: Động lực tăng trưởng 2025
Đầu tư công và chính sách “luồng xanh” thu hút FDI là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025, thúc đẩy hạ tầng và sản xuất công nghệ cao.
Dịch chuyển động lực tăng trưởng năm 2025
Động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp năm 2025 được VinaCapital dự báo sẽ chuyển từ sản xuất, du lịch sang tiêu dùng, bất động sản và đầu tư công.
Giải pháp cho vùng Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng hai con số
Vùng Đồng bằng sông Hồng cần phấn đấu tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát huy vai trò vùng động lực của cả nước.
Chính sách 'luồng xanh' và đầu tư công: Động lực tăng trưởng 2025
Đầu tư công và chính sách “luồng xanh” thu hút FDI là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025, thúc đẩy hạ tầng và sản xuất công nghệ cao.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Giảm điện gió
Lý do cắt giảm là tổng công suất tính toán thừa so với nhu cầu dự báo và gió thường xuất hiện vào những thời điểm phụ tải thấp.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Đáp ứng tăng trưởng hai con số
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh hướng tới đảm bảo mục tiêu phát thải NetZero năm 2050, dự phòng cho mức tăng trưởng GDP hai con số giai đoạn 2026-2030.
Xuất nhập khẩu tháng 1 giảm tốc giữa biến động toàn cầu
Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm trong tháng đầu năm nay do nhu cầu suy yếu và biến động kinh tế toàn cầu, dù cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu hơn 3 tỷ USD.
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.
Bắc Giang, Ninh Thuận dẫn đầu chỉ tiêu tăng trưởng 2025: GRDP từ 13%
Bắc Giang, Ninh Thuận... được giao chỉ tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất năm 2025, phản ánh kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ.
Kinh tế tuần hoàn có thể trở thành động lực tăng trưởng mới?
Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất của doanh nghiệp, có thể trở thành động lực tăng trưởng theo lý thuyết kinh tế học.
Lao động ngoài trời gánh chịu biến đổi khí hậu
Lao động ngoài trời, yếu tố giúp thành phố vận hành trơn tru, phải chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu nhưng lại bị bỏ qua trong lưới an sinh xã hội.
Xe đạp Thống Nhất: Từ hào quang lụi tàn đến màn trở lại bùng nổ
Quyết tâm trẻ hoá thương hiệu đã đưa Thống Nhất từ một hãng xe đạp vắng bóng nhiều năm trên thị trường, dần trở lại mạnh mẽ, từng bước lấy lại niềm tin và tăng sự hiện diện trong từng ngôi nhà Việt.
Doanh nghiệp vật liệu, xây dựng sẵn sàng 'vào sóng'
Sau kết quả có phần chững lại năm vừa qua, doanh nghiệp xây dựng, đầu tư công được kỳ vọng sớm bứt phá trở lại, trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng năm 2025.
3 cơ hội của GIMO trong thời kinh tế số
GIMO đang tận dụng sức mạnh của công nghệ và nhu cầu về tài chính linh hoạt để phát triển những giải pháp thiết thực, mang lại giá trị bền vững cho người lao động.
F88 vươn tầm bằng văn hóa doanh nghiệp
Câu chuyện về F88 không chỉ đơn giản là câu chuyện của một công ty cung cấp dịch vụ tài chính mà là một quá trình nuôi dưỡng con người, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và tạo dựng sự khác biệt qua những giá trị tử tế, xuất phát từ trái tim.