Bài học cạnh tranh nhìn từ cuộc chiến đồng hồ Thụy Sĩ và Nhật Bản

Lâm Bình Bảo, Tổng giám đốc B Coaching Thứ hai, 25/05/2020 - 09:50

Người Thụy Sĩ đã dùng chính thế võ Aikido để tạo nên chiến thắng vang dội trước người Nhật Bản không phải trên sàn võ mà trên thương trường - cuộc chiến đồng hồ.

Ông Lâm Bình Bảo, Tổng giám đốc B Coaching

Cho đến những năm 70 của thế kỷ trước, Thụy Sĩ vẫn là ông vua trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ. 

Dòng chữ khắc trên chiếc đồng hồ “Made in Switzeland” là bảo chứng cho chất lượng và mang về 10 tỷ USD doanh thu hằng năm cho Thụy Sĩ. 

Nhưng đến thập niên 80, những chiến binh Samurai từ xứ sở mặt trời mọc như Casio, Timex, Seiko và Citizen tung ra loại đồng hồ quartz tự động có giá thành thấp hơn với độ chính xác cao hơn các đồng hồ cơ của Thụy Sĩ. 

Người Nhật nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ lao đao. 

Nhiều ông lớn như SSIH (với các thương hiệu đình đám như Omega, Tissot, Bulova..) , ASUAG vỡ nợ và rơi vào tay các ông chủ ngân hàng. 

Mối nguy càng trầm trọng hơn khi Seiko ra giá mua Omega và một loạt các thương hiệu khác.

Làm thế nào để cạnh tranh trong bối cảnh khốc liệt này?

Các chiến lược gia và các chủ ngân hàng đưa ra giải pháp để tồn tại thì Thụy Sĩ phải nhường phân khúc trung cấp cho các chiến binh Nhật Bản và chuyển hướng tập trung vào tập khách hàng cao cấp. 

Dường như đó là giải pháp khả dĩ nhất! Nhưng có một người Thụy Sĩ không nghĩ như thế!

Ông là Nicolas Hayek, lúc ấy đã 60 tuổi và là chủ tịch của Công ty tư vấn Hayek Engineering Inc tại Zurich, Thụy Sĩ. 

Những tên tuổi lớn trong giới kinh doanh như AEG-Telefunken, Alfa-Romeo, Daimler-Chrysler, Volkswagen, Nestle, US Steel, Siemens, DEC, BMW, Dresdener Bank… đều là khách hàng của ông.

Nicolas Hayek cho rằng phải đối đầu với các đối thủ Nhật trên chính phân khúc sở trường của họ là đồng hồ quartz. Nếu không người Nhật sẽ lấn sân và thôn tính phân khúc cao hơn. 

Hayek cũng biết rằng không thể cạnh tranh theo cách thông thường mà phải dùng mô hình kinh doanh mới để chống lại người Nhật.

Cho đến thời điểm ấy trong quan niệm của người tiêu dùng, đồng hồ vẫn là vật mắc tiền, có giá trị và sử dụng lâu bền. Đó cũng là cách tiếp cận của ngành công nghiệp đồng hồ. 

Hayek quyết định đi ngược lại quan điểm này. Ông muốn tạo ra những chiếc đồng hồ chất lượng cao nhưng giá thấp và quan trọng hơn là có tính khiêu khích, phá cách và tràn đầy niềm vui sống. 

Đó là giải pháp giá trị mà trong mô hình kinh doanh thì phân khúc khách hàng phù hợp nhất chính là giới trẻ ở độ tuổi 19-30, những người coi thời trang và phong cách quan trọng hơn chất lượng và truyền thống.

Trong khi các đối thủ Nhật Bản đề cao tính chính xác thì Hayek muốn khách hàng sẽ mua loại đồng hồ mới này không chỉ để xem giờ, mà điều quan trọng nhất chính là một món đồ thời trang khiến họ thích thú. Nếu là thời trang thì đó phải là một thứ để sưu tập. 

Từ đó Hayek quyết định biến đồng hồ trở thành một loại thời trang có thể mua vài ba chiếc vào những dịp khác nhau hoặc đôi khi mua chỉ vì cảm thấy thích, để cho bộ sưu tập thêm phong phú. Đó chính là tên của Swatch với ngụ ý rằng “second watch”.

Như vậy Hayek đã thay đổi giải pháp giá trị và phân khúc khách hàng mục tiêu. Ông sáp nhập SSIH và ASUAG, tinh gọn bộ máy sản xuất. Các kỹ sư của Swatch group tập trung nghiên cứu chế tạo đồng hồ quartz chỉ với 51 bộ phận trong khi đồng hồ người Nhật có đến 151 bộ phận. 

Nhờ công nghệ sản xuất tự động, Swatch có khả năng sản xuất và bán với giá chưa đến 50USD và đánh bật các chiến binh Samurai với thế võ Aikido trong mô hình kinh doanh!

Aikido là một môn võ thuật của Nhật Bản, võ sĩ sử dụng sức mạnh và chuyển động của đối thủ để chống lại bằng cách chuyển hướng tấn công và thay đổi trọng tâm của đối thủ.

Áp dụng nguyên lý này vào mô hình kinh doanh, Aikido cho phép một doanh nghiệp đưa ra các giá trị, hình ảnh, suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với đối thủ cạnh tranh đang có trên thị trường. 

Chính sự độc đáo này sẽ thu hút được những khách hàng, những người mà thích các ý tưởng hoặc khái niệm trái ngược với xu hướng thông thường.

Trong trường hợp của Swatch, họ đã đưa ra một giá trị hoàn toàn trái ngược với số đông và chính việc ấy đã thu hút khách hàng trẻ tuổi phù hợp.

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả ngày càng khốc liệt thì cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh là lựa chọn đúng đắn để thoát khỏi thế chiếu bí!

Để cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh, các doanh nghiệp phải hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình, của ngành và từ đó xác định cách thức cạnh tranh để chiến thắng.

Aikido chỉ là một trong hàng chục mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể áp dụng để cạnh tranh!

Các doanh nghiệp Việt đã biết dùng Aikido và những mô hình khác để xoay trở chưa?

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lâm Bình Bảo, Tổng giám đốc B Coaching

Chăm sóc khách hàng kiểu Nhật thời dịch bệnh

Chăm sóc khách hàng kiểu Nhật thời dịch bệnh

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Xuất phát từ triết lý văn hoá dịch vụ từ trái tim, người Nhật dù phải sống trong tình trạng luôn bất ổn cũng đã tạo cho mình một đẳng cấp dịch vụ số 1 thế giới mà doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi.

Bí quyết trường tồn ngàn năm của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Bí quyết trường tồn ngàn năm của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Một giai thoại ở Nhật Bản, các nhà thương gia khi đẻ con gái thì họ rất vui, nấu nồi cơm nếp gạo đỏ để chúc mừng. Vì nếu con trai mình dở quá thì lấy con rể thế vô. Còn nếu con trai mình giỏi quá thì lại có cơ hội chọn lựa người nào giỏi hơn. Làm sao giữ cho công ty tồn tại, làm sao đưa những người ưu tú vào công ty mình là điều mà doanh nghiệp gia đình rất quan tâm.

Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Diễn đàn quản trị -  5 năm

“Người quản lý nếu đặt lợi ích của mình quá nhiều mà không quan tâm đến nhân viên, đến xã hội, hành động chỉ nghĩ tới cái lợi của dòng tộc, xa rời quy chuẩn đạo đức chung… sẽ thất bại”.

Ba bài học đơn giản để có doanh nghiệp ngàn tuổi từ Nhật Bản

Ba bài học đơn giản để có doanh nghiệp ngàn tuổi từ Nhật Bản

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Những doanh nghiệp nổi trội đều có rất nhiều bí kíp vô cùng đơn giản giúp họ trường tồn và né tránh khỏi sự sụp đổ.

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  20 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  18 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.