Khởi nghiệp

Bán bảo hiểm từ vỉa hè tới fintech

Việt Hưng Thứ ba, 18/10/2022 - 06:52

Đây không phải là dấu hiệu của việc bảo hiểm đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Thực tế chỉ ra rằng, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam năm 2019 chưa đến 3%, kém hơn 3 lần so với các thị trường phát triển.

Tại Việt Nam, không khó để mua được một sản phẩm bảo hiểm với giá chỉ vài chục nghìn đồng. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, hay TP. HCM, dọc các tuyến phố chính, người ta có thể bắt gặp cảnh mua bán bảo hiểm bắt buộc dành cho mô tô - xe máy ngày trên vỉa hè.

Đây không phải là dấu hiệu của việc bảo hiểm đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Quốc Dũng - người từng mua bảo hiểm "vỉa hè" cho biết, anh không quan tâm đến các điều khoản hay phạm vi bồi thường, vì mua bảo hiểm xe máy là quy định bắt buộc.

Số lượng người mua bảo hiểm như vậy không hề ít. Họ thậm chí còn coi việc mua bảo hiểm là phiền hà, nhất là khi được đề nghị nghe tư vấn về bảo hiểm qua điện thoại.

Phản ứng của những người này đã chỉ ra thách thức mà các công ty tại Việt Nam nói riêng, tại khu vực Đông Nam Á nói chung đang phải đối mặt, khi muốn đẩy mạnh thị trường bảo hiểm.

Thực tế chỉ ra rằng, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam năm 2019 chưa đến 3%, kém hơn 3 lần so với các thị trường phát triển, theo số liệu từ Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam. Việc đẩy mạnh doanh thu và mở rộng thị phần hiện phụ thuộc rất lớn vào kênh bán hàng và ứng dụng công nghệ.

Bán bảo hiểm từ vỉa hè tới fintech
Bán bảo hiểm từ vỉa hè tới fintech

Khi fintech đi bán bảo hiểm

Kiều Mai - một người thường xuyên sử dụng ví điện tử cho biết, gần đây cô liên tục thấy các quảng cáo liên quan tới bảo hiểm trên các ứng dụng thanh toán, chuyển tiền.

Ví dụ này cho thấy, đây không chỉ là cuộc chơi dành cho các công ty bảo hiểm truyền thống, mà đã có sự xuất hiện của các fintech hay insurtech (startup công nghệ bảo hiểm).

Chẳng hạn như với MoMo, nhóm dịch vụ tài chính - bảo hiểm được xem là một trong những trụ cột chính của siêu ứng dụng này. Tính đến tháng 4/2022, MoMo đã giúp 3 triệu người mua các sản phẩm bảo hiểm.

Medici - startup Việt vừa lọt top 100 công ty khởi nghiệp châu Á tiềm năng của Forbes có xuất phát điểm là một nền tảng chăm sóc sức khỏe, với mạng lưới các chuyên gia tư vấn đến từ hơn 50 bệnh viện và phòng khám đối tác lớn nhất tại Việt Nam.

Ngay khi hoàn thành vòng gọi vốn Series A từ Jungle Ventures, Insignia Ventures Partners và Wavemaker Partners, Medici đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thông qua giấy phép hoạt động môi giới bảo hiểm trong 50 năm, cho phép môi giới nhiều loại hình bảo hiểm, gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ.

Medici cho biết nền tảng sẽ hỗ trợ người dùng với một số tính năng như quản lý hồ sơ đòi bồi thường bảo hiểm đồng thời đồng phát triển các sản phẩm bảo hiểm dựa trên dữ liệu và các thông tin thu thập từ sản phẩm hiện tại.

Hay như fintech MFast trong 2 năm qua đã hỗ trợ hơn 600.000 người dùng với các gói bảo hiểm, vay vốn, với 80% người dùng sống ở vùng nông thôn còn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản.

Cơ chế hoạt động của MFast là kết nối các tổ chức tài chính, bảo hiểm uy tín với mạng lưới cộng tác viên trên toàn quốc, giúp giới thiệu và phân phối các sản phẩm tài chính, bảo hiểm tới người dân.

Bán bảo hiểm từ vỉa hè tới fintech 1
MoMo đã giúp 3 triệu người mua các sản phẩm bảo hiểm

Có thể thấy, dù là MoMo, Medici hay MFast thì những ví dụ này cho thấy, phần lớn fintech mới chỉ tập trung ở việc trở thành "cánh tay nối dài" cho các công ty bảo hiểm, nhằm mở rộng tập khách hàng qua kênh phân phối là ứng dụng di động và sử dụng công nghệ giải quyết khiếu nại cho khách hàng.

Trong khi đó, việc giải bài toán lớn nhất của ngành bảo hiểm là thay đổi nhận thức chung của khách hàng về sản phẩm - vẫn là trách nhiệm thuộc về các doanh nghiệp bảo hiểm truyền thống. Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đi qua cũng là lúc hành vi, thói quen và sở thích của người tiêu dùng đang dần thay đổi.

Công nghệ dẫn dắt cuộc chơi ngành bảo hiểm

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, việc đầu tư công nghệ, chuyển đổi số và đẩy mạnh các công cụ trực tuyến sẽ là xu hướng dẫn dắt ngành bảo hiểm trong giai đoạn tới.

Xu hướng này đặc biệt phù hợp với thế hệ trẻ Việt Nam năng động, muốn tiết kiệm thời gian, chú trọng tính cá nhân và ưa dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng. Việc đưa công nghệ vào ngành bảo hiểm sẽ giúp các đối tượng này tiếp cận bảo hiểm dễ dàng, cùng nhiều lựa chọn được cá nhân hóa và trải nghiệm sử dụng tối ưu hơn.

Tính đến tháng 5/2022 tổng doanh thu thị trường bảo hiểm đạt gần 94,28 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo của SSI Research cho thấy mức tăng trưởng toàn ngành bảo hiểm năm 2022 có thể lên đến 18% nhờ sự tăng trưởng đột phá của bảo hiểm trực tuyến đến từ các công ty bảo hiểm có áp dụng yếu tố công nghệ.

Bán bảo hiểm từ vỉa hè tới fintech 2
Công nghệ dẫn dắt cuộc chơi ngành bảo hiểm

Ông Naren Baliga, Giám đốc Khối Nghiệp vụ tại Manulife Việt Nam cho biết: "Mọi người thường nghĩ, để trở thành công ty bảo hiểm hàng đầu, bạn phải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác. Nhưng đó là chưa đủ, thách thức lớn nhất mà mọi công ty bảo hiểm phải đối mặt hiện nay đó là làm thế nào cung cấp trải nghiệm số hóa bảo hiểm tiện lợi, thú vị như các trải nghiệm số hóa lĩnh vực tài chính khác đang mang lại cho khách hàng".

Dù rất nỗ lực, nhưng thực tế cho thấy, sự chuyển đổi số tại các công ty bảo hiểm dường như vẫn chưa được đồng bộ, liền mạch. Đa số người mua bảo hiểm vẫn muốn lưu trữ hợp đồng giấy, thay vì lưu trữ trực tuyến và có thói quen xem trên di động thông minh.

Theo các công ty bảo hiểm, thay đổi thói quen sử dụng công nghệ trong hoạt động bảo hiểm là không dễ dàng, nhưng sự bùng nổ chuyển đổi số, cũng như xu hướng ngày một trẻ hóa của khách hàng bảo hiểm đang giúp quá trình này diễn ra thuận lợi hơn.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, phần đông các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai chương trình chuyển đổi số, trong khi những doanh nghiệp còn lại dự kiến sẽ triển khai trong năm tới.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới về tỷ lệ người sở hữu smartphone, tỷ lệ người dân sử dụng internet chiếm hơn 70% dân số. Vì vậy không khó hiểu khi hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều lên kế hoạch xây dựng riêng cho mình một ứng dụng trên thiết bị thông minh, dù ở mức sơ khai hay tích hợp.

Lợi nhuận ngành bảo hiểm giảm mạnh vì chứng khoán

Lợi nhuận ngành bảo hiểm giảm mạnh vì chứng khoán

Doanh nghiệp -  2 năm
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm có lợi nhuận suy giảm mạnh trong quý II và nửa đầu năm 2022, bất chấp doanh thu phí bảo hiểm thuần vẫn tăng trưởng tốt.
Lợi nhuận ngành bảo hiểm giảm mạnh vì chứng khoán

Lợi nhuận ngành bảo hiểm giảm mạnh vì chứng khoán

Doanh nghiệp -  2 năm
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm có lợi nhuận suy giảm mạnh trong quý II và nửa đầu năm 2022, bất chấp doanh thu phí bảo hiểm thuần vẫn tăng trưởng tốt.
Không dễ chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Không dễ chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Khởi nghiệp -  1 năm

Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo cho rằng, dù là xu hướng tất yếu nhưng chuyển đổi số với các doanh nghiệp bán lẻ một cách hiệu quả là bài toán không dễ dàng.

Startup thời trang của cựu CEO Be Group nhận vốn 1 triệu USD

Startup thời trang của cựu CEO Be Group nhận vốn 1 triệu USD

Khởi nghiệp -  1 năm

Được thành lập vào tháng 6/2022, Piktina kết nối người mua và người bán đồ cũ, nhắm đến tất cả những cá nhân muốn thanh lý quần áo cũ và các doanh nghiệp chuyên về các mặt hàng thời trang đã qua sử dụng.

MoMo hợp tác chiến lược với iPOS

MoMo hợp tác chiến lược với iPOS

Khởi nghiệp -  1 năm

Thông qua hợp tác chiến lược này, hơn 100.000 doanh nghiệp F&B đang sử dụng dịch vụ iPOS.vn sẽ được kết nối với hệ sinh thái siêu ứng dụng có hơn 31 triệu người dùng và 50.000 đối tác kinh doanh của MoMo.

Startup giáo dục Marathon Education nhận vốn vòng hạt giống

Startup giáo dục Marathon Education nhận vốn vòng hạt giống

Khởi nghiệp -  1 năm

Năm ngoái, Marathon từng huy động được 1,5 triệu USD vốn đầu tư cho vòng tiền hạt giống. Sau hơn một năm thành lập, startup duy trì tốc độ tăng trưởng 30% mỗi tháng.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  9 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  10 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  18 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  19 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  19 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.