Bản lĩnh dám chấp nhận thất bại của ông chủ Asanzo

Quỳnh Chi Chủ nhật, 03/07/2022 - 16:09

Với quan điểm người dùng quay lưng mới là án tử, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam đã cùng doanh nghiệp thực hiện các thay đổi chiến lược, đầu tư mạnh tay cho dây chuyền công nghệ, thậm chí lấn sân sang lĩnh vực mới như nông nghiệp.

Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam

“Đại bàng thay lông”

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường GfK, Asanzo là tập đoàn điện tử có thị phần trong mảng tivi đứng đầu trong số các thương hiệu “made in Vietnam” (16%), chỉ đứng sau những ông lớn quốc tế như LG, Sony hay Samsung. Với việc tập trung vào thị trường nông thôn Việt Nam ngay từ ngày mới thành lập năm 2014, ông chủ Asanzo định hướng phát triển Asanzo thành một tập đoàn điện tử đa ngành hàng gồm 5 lĩnh vực tivi, điện lạnh, điện gia dụng, smartphone và các mặt hàng điện tử khác như laptop, máy tính bảng…

Tuy nhiên chỉ trong vòng ba năm, tập đoàn được mệnh danh là “Thánh Gióng” ngành điện tử Asanzo đối mặt với hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: cuộc chiến với truyền thông về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và đại dịch Covid-19 khiến thị trường đóng băng. Đây là những “sóng gió” lớn nhất mà Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam từng gặp trong đời.

Trong những ngày đại dịch diễn ra, có thời điểm ông dành 4 tháng “không làm gì mà chỉ ngồi” ở một trang trại do tập đoàn đầu tư ở Hòa Bình, chỉ liên lạc với gia đình qua điện thoại.

“Lúc đấy, tôi mới nghĩ là thôi, sống chậm lại để thay đổi bản thân để tính ra những gì bền vững nhất thay vì sống vội, làm cái gì cũng muốn cho xong và hoàn hảo, không được thì đập bỏ như trước đây”, ông Tam nói.

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch IBP nhận định, doanh nghiệp thừa hưởng cái gen từ người làm chủ. Người chủ có tinh thần dám thay đổi thì chắc chắn doanh nghiệp cũng có chiến lược cho cái việc dám thay đổi.

Đối với tôi, bị người dùng quay lưng mới là án tử.

Ông Phạm Văn Tam

Chủ tịch Tập đoàn Asanzo

Trong cuộc khủng hoảng đầu tiên, sau khi cơ quan chức năng đưa ra các thông báo rằng hoạt động của Asanzo là “phù hợp quy định”, không lừa dối khách hàng, thương hiệu ti vi Việt Nam này dần dần quay trở lại tại các siêu thị điện máy. 

Ngay trong tâm dịch, hãng cũng mạnh tay đầu tư dây chuyền sản xuất máy lạnh mới, cố gắng tự chủ về linh kiện trước khan hiếm nguồn cung.

“Asanzo dám chịu thất bại để được những cái mới. Một con đại bàng phải thay nguyên bộ lông nếu muốn tồn tại và thành công. Doanh nghiệp của tôi cũng sẽ theo hướng như vậy”, ông Tam nói trong chương trình “The Next Power”do S-World và VnExpress phối hợp sản xuất.

Đối với Asanzo, những tốn kém về tài chính cũng như thất bại là học phí để có thể thay đổi và hướng đến bền vững. Ông Tam tin rằng, dù mất cả nghìn tỷ nhưng miễn doanh nghiệp còn tồn tại sẽ còn làm ăn, sẽ còn phát triển.

“Đối với tôi, bị người dùng quay lưng mới là án tử, chứ không phải là tiền”, vị doanh nhân nhấn mạnh.

Thay vì chỉ tập trung vào những việc đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp, hướng tới sự tăng trưởng, Asanzo giờ đây tập trung lợi ích cho cả nhân viên/công nhân và khách hàng. Ông Tam để nhân viên được sai, được thất bại để rèn “sức đề kháng”. Đồng thời, vị lãnh đạo dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm và góc nhìn từ các doanh nghiệp bên ngoài, giúp nhân sự có hiểu biết đa chiều về sự phát triển mạnh, yếu của tổ chức mỗi thời kỳ.

“Tôi mong muốn luôn chia sẻ cho nhân viên trước, khi họ có ngọn lửa trong lòng là đóng góp cho công ty thì khó khăn gì họ cũng vượt qua. Tôi tin chắc rằng những nhân viên đã trải qua thử thách cùng tôi sẽ có sức đề kháng cao hơn những người chưa bao giờ vấp ngã”, ông Tam nói.

Asanzo chuyển mình sau khủng hoảng 1
Bà Trương Lý Hoàng Phi và ông Phạm Văn Tam trong The Next Power

Đối với khách hàng, Asanzo cung cấp mã QR để theo dõi từ những sản phẩm nhỏ nhất và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến người tiêu dùng, cho phép người dùng trực tiếp tương tác với nhà sản xuất thông qua siêu ứng dụng.

“Tất cả nhân viên của chúng tôi phải thay đổi tư duy quản trị bằng việc nhắn với người dùng, luôn luôn có thông tin người dùng để chăm sóc họ. Chúng tôi muốn tạo ra hệ sinh thái bền vững hơn”, ông Tam chia sẻ.

Bước đi mới của Asanzo

Cuối năm 2021, Asanzo công bố đầu tư 2.000 tỉ đồng nuôi bò và làm phân bón hữu cơ. Đây được coi là bước đi táo bạo với một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh điện tử.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhóm khách hàng mục tiêu là người nông dân, ông chủ Asanzo cho rằng đây là chiến lược hiện thực hóa mục tiêu hình thành “hệ sinh thái chia sẻ tuần hoàn” của Asanzo, mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân và từ đó họ sử dụng các sản phẩm khác của doanh nghiệp.

Không chỉ mang lại giá trị cho người nông dân, Asanzo coi việc phát triển cùng người nông dân là mục tiêu lớn.

“Doanh nghiệp nào cũng muốn giữ khoảng trống để kiếm lợi nhuận, không muốn chia sẻ với người dân. Khi chúng ta nghĩ đến chia sẻ thì mới làm chung được với nhau”, ông Tam nói.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Cùng nâng cao nhận thức về xây dựng thương hiệu

Sau hơn hai năm tìm hiểu, ông Tam xác định sẽ tận dụng nguồn lực từ nông dân thay vì dùng mô hình tập trung khi bước vào mảng nông nghiệp vì ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần và việc vận chuyển.

Nhiều người lớn tuổi không lên thành phố làm vẫn ở nhà chăn nuôi bò và có nguồn thu nhập. Công ty cũng chia nhỏ kế hoạch triển khai ra từng vùng, xây dựng các nhà máy phân bón gần nhất với người nông dân để tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn.

Đối với nông sản, tập đoàn này cũng thu mua trái cây tận gốc mà không qua trung gian. Thay vì xuất khẩu sang Lào, Campuchia, họ tập trung ở miền Nam. Thay vì qua Trung Quốc, Asanzo tập trung ở miền Bắc để tiện đường, khẳng định cung cấp được cho khách hàng trong vòng 10 tiếng. Mặt khác, ông chủ Asanzo thể hiện tâm huyết muốn xây dựng thương hiệu vùng miền cho sản vật của Việt Nam.

“Làm về sản xuất rất vất vả nhưng vừa làm sản xuất, vừa xây dựng thương hiệu lại càng vất vả hơn nhiều lần. Nhưng tôi tiếc lợi thế của xứ nhiệt đới như Việt Nam. Bản thân là một doanh nhân Việt Nam, tôi cũng nghĩ cho bà con, cho khách hàng Việt Nam…”, ông Tam chia sẻ.

Đánh giá nông nghiệp là một ngành nhiều thử thách, ông chủ Asanzo cho biết, tập đoàn chấp nhận mất nhiều năm để xây dựng niềm tin cũng như thay đổi thói quen cố hữu trong nông nghiệp, trong đó có việc thúc đẩy sử dụng phân bón hữu cơ thay phân bón hóa học. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đầu tư, đánh đổi trước để tiên phong ứng dụng những phương pháp, mô hình mới cho bà con làm theo.

“Tôi luôn luôn nghĩ mình là nhà vận hành để hiểu nghề hơn. Tôi không muốn là nhà đầu tư ngồi đó nhìn. Bản thân tôi muốn trở thành một doanh nhân bình dị và tạo ra giá trị xã hội, biết thay đổi cách làm ăn, chứ không thể sống mãi với một sản phẩm”’, ông chủ Asanzo khẳng định. 

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm
Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.
Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm
Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.
Asanzo ‘hoàn toàn bất ngờ’ khi bị Sharp Việt Nam tố giả mạo giấy tờ

Asanzo ‘hoàn toàn bất ngờ’ khi bị Sharp Việt Nam tố giả mạo giấy tờ

Tiêu điểm -  5 năm

Asanzo bị Sharp Việt Nam tố giả mạo chứng thư hợp tác với Sharp-Roxy Hồng Kông.

Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy

Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy

Tiêu điểm -  5 năm

Asanzo cho biết sẽ thiết lập nhánh thiết kế phần mềm cũng như sản xuất màn hình LCD tivi.

Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’

Leader talk -  5 năm

Những khái niệm về “hàng Việt Nam”, “Thương hiệu Việt” hay xa xưa hơn là “Made in Vietnam” vẫn còn mập mờ và gây tranh cãi.

Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo

Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo

Doanh nghiệp -  6 năm

Asanzo công bố đạt tổng doanh thu hơn 4.600 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty thành viên cho thấy lợi nhuận chỉ đạt vài trăm triệu, thậm chí thua lỗ.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  2 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  2 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  2 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  3 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  5 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  6 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.