Asanzo ‘hoàn toàn bất ngờ’ khi bị Sharp Việt Nam tố giả mạo giấy tờ

Hà Linh Thứ năm, 19/09/2019 - 21:59

Asanzo bị Sharp Việt Nam tố giả mạo chứng thư hợp tác với Sharp-Roxy Hồng Kông.

Slogan "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" là vấn đề gay tranh cãi bên cạnh nghi vấn giả mạo xuất xứ hàng hoá của Asanzo.

Tập đoàn Asanzo đã ngay lập tức lên tiếng sau khi bị Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam tố cáo giả mạo chứng thư hợp tác để biện minh cho quảng cáo các sản phẩm tivi của mình là “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”.

Trong một thông báo phát đi chiều tối nay tới khách hàng liên quan đến thông cáo báo chí của Sharp Việt Nam về tính xác thực của văn bản của Công ty Sharp-Roxy Hồng Kông, Tập đoàn Asanzo nói rằng cũng “hoàn toàn bất ngờ”.

“Chúng tôi khẳng định rằng đó là những văn bản chúng tôi nhận được từ phía đối tác”, Asanzo viết trong thông báo.

Asanzo cho biết đã liên hệ với đối tác nước ngoài để yêu cầu giải thích, đồng thời sẽ cử người ra nước ngoài làm việc trực tiếp để đảm bảo tính xác thực.

Chiều nay, ngay trong ngày Asanzo chính thức quay trở lại hoạt động sau một thời gian tạm ngừng để đợi kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng về nghi vấn giả mạo xuất xứ hàng hoá, Sharp Việt Nam đã khẳng định lá thư xác nhận bởi Sharp-Roxy Hồng Kông được công bố trong buổi họp báo của Asanzo hôm 17/9/2019 là giả mạo.

Tại buổi họp báo tổ chức tại Hà Nội, liên quan đến slogan “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản”, Asanzo cho biết không lừa dối người tiêu dùng bằng việc công bố lá thư xác nhận của Sharp-Roxy Hồng Kông về mối quan hệ hợp tác.

Cụ thể, Asanzo cho biết trên thực tế có hợp tác cùng Sharp-Roxy, một công ty con tại Hồng Kông của Tập đoàn Sharp.

Theo Asanzo, ngày 12/9/2019, Sharp Roxy đã có văn bản tuyên bố rằng: “Theo yêu cầu của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo, chúng tôi, Sharp-Roxy Hồng Kông, tuyên bố và khẳng định rằng, chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo, bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan. Cho đến bây giờ, hợp đồng vẫn đang có hiệu lực.”

Luật sư của Asanzo cho biết Sharp Corporation đã tuyên bố từ tháng 8/2016 là Sharp-Roxy Hồng Kông là công ty trực thuộc hoàn toàn của tập đoàn, với nhiệm vụ cung cấp công nghệ, trao thiết bị linh kiện điện tử đến các nước quanh khu vực nên các nước quanh khu vực không làm việc trực tiếp với Sharp Corporation mà phải thông qua Sharp-Roxy Hồng Kông.

Tuy nhiên, theo văn bản của Sharp Việt Nam phát đi chiều nay, ngày 25/9/2016, Tập đoàn Sharp đã kết thúc việc liên doanh cùng Công ty Điện tử Roxy và Sharp-Roxy Hồng Kông trở thành công ty con 100% vốn sở hữu của Tập đoàn Sharp.

Tiếp đó, ngày 31/12/2016 đã hoàn thành việc đăng ký thay đổi tên công ty từ Sharp-Roxy (Hồng Kông) thành Công ty TNHH Sharp Hồng Kông. Từ thời điểm cuối 2016, Công ty Điện tử Roxy không còn quan hệ gì với Tập đoàn Sharp nữa, thông báo ghi rõ.

“Dựa trên sự thật đó, việc Sharp-Roxy xác nhận theo thư công bố của Asanzo vào ngày 12/9/2019 là không thể xảy ra. Do đó, chúng tôi tin rằng lá thư xác nhận bởi Sharp-Roxy được công bố bởi Asanzo trong buổi họp báo của họ vào ngày 17/9/2019 là giả mạo", thông cáo của Sharp Việt Nam khẳng định.

Bên cạnh đó, Sharp Việt Nam khẳng định nội dung mà Asanzo đưa ra “Sharp-Roxy Hồng Kông tuyên bố và khẳng định rằng, chúng tôi đang có hợp đồng kinh doanh với Asanzo bao gồm bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng các dịch vụ liên quan. Cho đến bây giờ hợp đồng vấn đang có hiệu lực” là không đúng sự thật.

“Việc giả mạo chứng từ của Asanzo không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu Sharp được gây dựng hơn 107 năm lịch sử bởi Tập đoàn Sharp, và điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, thông cáo của Sharp Việt Nam viết.

Sharp Việt Nam cho biết đang cùng Tập đoàn Sharp tìm hiểu các pháp lý cần thiết để theo đuổi vụ kiện Asanzo trong vai trò bảo vệ thương hiệu Sharp toàn cầu.

Trong khi đó, Asanzo thông báo đã chính thức hoạt động trở lại bình thường từ ngày hôm nay sau 89 ngày kể từ khi báo Tuổi trẻ đăng bài điều tra về nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt Nam.

Asanzo nói rằng ngoài những thiếu sót hành chính, chưa có kết luận nào cho thấy Asanzo vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc mua bán, xuất nhập khẩu và ghi xuất xứ hàng hoá. Thậm chí, buổi họp báo ngày 17/9/2019 do Asanzo tổ chức có tiêu đề “Asanzo được minh oan”.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính cũng như Bộ Công thương và Bộ Công an – những cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao cho điều tra xác minh sự việc, chưa chính thức công bố kết luận liên quan đến vụ việc. 

Chỉ có Tổng cục Hải quan ra thông cáo cho biết về việc xác minh những công ty có quan hệ mua bán hàng hoá với Asanzo, trong đó có 14 công ty bỏ trốn, 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, 7 công ty ngừng hoạt động, 1 công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và 32 công ty đang hoạt động.

Tổng cục Hải quan cho biết đã tham mưu cho Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng và trong báo cáo này Bộ Tài chính đã chỉ ra một số dấu hiệu vi phạm và kiến nghị các cơ quan liên quan tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo quy định.

Sharp Việt Nam tố Asanzo giả mạo thư hợp tác

Sharp Việt Nam tố Asanzo giả mạo thư hợp tác

Tiêu điểm -  5 năm
Sharp Việt Nam cho biết sẽ kiện Asanzo trong vai trò bảo vệ thương hiệu Sharp toàn cầu.
Sharp Việt Nam tố Asanzo giả mạo thư hợp tác

Sharp Việt Nam tố Asanzo giả mạo thư hợp tác

Tiêu điểm -  5 năm
Sharp Việt Nam cho biết sẽ kiện Asanzo trong vai trò bảo vệ thương hiệu Sharp toàn cầu.
Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy

Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy

Tiêu điểm -  5 năm

Asanzo cho biết sẽ thiết lập nhánh thiết kế phần mềm cũng như sản xuất màn hình LCD tivi.

Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo

Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo

Tiêu điểm -  5 năm

Tổng cục Hải quan cho biết đã tham mưu Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh về Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Hai lần trễ hẹn, các bộ vẫn chưa có kết quả xác minh vụ Asanzo

Hai lần trễ hẹn, các bộ vẫn chưa có kết quả xác minh vụ Asanzo

Tiêu điểm -  5 năm

Vụ việc Asanzo hiện vẫn chưa có kết luận của các cơ quan quản lý dù đã hai lần quá thời hạn công bố.

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm

Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  7 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  17 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều