Sở hữu trí tuệ

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ

Hường Hoàng Thứ ba, 28/02/2023 - 08:52

Năm 2021, luật sáng chế mới tại Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Với bộ luật này, Trung Quốc đang đẩy mạnh các chính sách, hoạt động chống lại các hành vi vi phạm quyền sáng chế.

Trung Quốc ngày càng minh bạch hơn về sở hữu trí tuệ (Ảnh: National Review)

Mất tài sản trí tuệ luôn là mối quan tâm lớn đối với các công ty hóa chất nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Một mặt, nhiều công ty địa phương đang tìm cách đạt được lợi thế cạnh tranh có khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào để đầu tư.

Mặt khác, hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, đặc biệt là bằng sáng chế, luôn được xem là không đủ chặt chẽ và thiên vị doanh nghiệp địa phương hơn thay vì các công ty nước ngoài, bất chấp một sự thật rằng một số doanh nghiệp nước ngoài đã thành công trong những vụ kiện vi phạm bằng sáng chế trong những năm 2010 như Atotech, HC Starck, Invista và Bayer Crop Science.

Mặc dù trong quá khứ, một số vụ việc đã chứng minh rằng định kiến trên là đúng ở một mức độ nào đó, theo ông Kai Pflug, Giám đốc điều hành, Tư vấn quản lý - Hóa chất tại Thượng Hải, tình hình bảo hộ sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong vài năm qua. Năm 2021, Luật Sáng chế mới chính thức có hiệu lực tại Trung Quốc, cho thấy quốc gia này đã và đang tăng cường chống lại những hành vi vi phạm bằng sáng chế.

Đặc biệt, theo quy định mới, những hành vi vi phạm bằng sáng chế sẽ phải chịu số tiền bồi thường lớn hơn, trong khi đó nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế của người được cấp bằng sáng chế sẽ được giảm đi.

Cụ thể, trong những trường hợp cố ý vi phạm nghiêm trọng, người vi phạm có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại gấp năm lần so với thiệt hại thực tế, khiến các cá nhân, tổ chức e dè hơn khi thực hiện các hành vi vi phạm bằng sáng chế so với trước kia. Ngoài ra, luật sáng chế sửa đổi cũng quy định một số thay đổi khác, có tác động thúc đẩy, làm tăng thời hiệu và hiệu quả trong quá trình thực thi.

Một thay đổi quan trọng khác là luật sáng chế sửa đổi trao quyền cho Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (CNIPA) trong việc xét xử những vụ vi phạm bằng sáng chế lớn, có ý nghĩa quốc gia, theo yêu cầu của chủ sở hữu bằng sáng chế.

Và một trong những trường hợp như thế là việc công ty dược phẩm Boehringer-Ingelheim kiện hai công ty Trung Quốc là Yichang HEC Changjiang Pharm và Guangdong HEC về việc vi phạm bằng sáng chế thuộc sở hữu của hãng vào năm 2021. Với chuyên môn cao hơn đáng kể so với các cơ quan sở hữu trí tuệ cấp tỉnh, những phán quyết do của CNIPA đưa ra cũng sẽ chính xác hơn.

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục tập trung, tạo điều kiện, khuyến khích đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực bằng sáng chế. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang tích cực cải cách, xây dựng một nền tảng chính sách, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong sạch, lành mạnh, tôn trọng sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Với mục tiêu này, năm 2021, Trung Quốc đã trở thành quốc gia cấp phép số lượng bằng sáng chế lớn nhất trên thế giới. Trong 5 năm vừa qua, số lượng bằng sáng chế của Trung Quốc tăng trung bình 13,4%/năm. Chỉ riêng trong năm 2021, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế đã tăng 30%.

Trong kế hoạch phát triển sở hữu trí tuệ của mình, Trung Quốc đặt mục tiêu: Đến năm 2025, những ngành đổi mới và sử dụng nhiều bằng sáng chế sẽ đóng góp 13% GDP quốc gia, củng cố và thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sáng chế tại nước này.

Các công ty nước ngoài có tỷ lệ thắng kiện cao hơn

Theo bài viết trên Tạp chí Luật Công nghệ Berkeley của tác giả Renjun Bian, trong những năm gần đây, chủ sở hữu bằng sáng chế nước ngoài tại Trung Quốc, có quyền tranh tụng công bằng so với các chủ sở hữu bằng sáng chế trong nước.

Trong đó, tỷ lệ thắng kiện của các chủ bằng sáng chế nước ngoài chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, tỷ lệ thắng kiện trong những vụ vi phạm bằng sáng chế của các chủ bằng sáng chế nước ngoài chiếm đến 80%, 90% các bị đơn vĩnh viễn bị cấm khẳng định quyền hoặc thực hiện hành vi vi phạm đối với quyền của nguyên đơn/chủ sở hữu bằng sáng chế.

Bảng dưới đây thể hiện một số vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty hóa chất trong và nước ngoài tại Trung Quốc. Trong đó, các nguyên đơn nước ngoài đều thắng kiện.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc: Tốt hơn nhiều người vẫn nghĩ
Một số vụ kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty hóa chất trong và nước ngoài tại Trung Quốc (Management Consulting - Chemicals)

Như bảng trên đã chỉ rõ, gần đây, một số vụ kiện vi phạm bằng sáng chế của các công ty hóa chất và dược phẩm nước ngoài đã được giải quyết thành công. Với số lượng vụ việc tương đối hạn chế, chúng ta khó có thể đưa ra một nhận xét chắc chắn, nhưng dường như những vụ kiện thời gian gần đây đã được xử lý nhanh hơn so với trước kia.

Điển hình, vụ kiện của FMC vào năm 2022 được giải quyết chỉ trong vòng một năm, trong khi đó vụ kiện của Mitsubishi kéo dài đến 6 năm. Với thời hạn giải quyết sự việc nhanh, gọn lẹ hơn, các doanh nghiệp cũng sẽ có động lực để theo đuổi các vụ kiện như vậy hơn trong tương lai.

Những vụ việc vi phạm quyền sáng chế về hóa chất kể trên trải rộng trên nhiều loại sản phẩm, vật liệu và quy trình, bao gồm: dược phẩm, quy trình tổng hợp các loại hoác hất đặc biệt hay những vật liệu được sử dụng trong pin lithium và những ứng dụng điện tử khác.

Như vậy, đây là những vụ việc tập trung vào phân khúc đổi mới sáng tạo có thể được cấp bằng sáng chế, hơn là các lĩnh vực dễ bị vi phạm bằng sáng chế.

Mặc dù trong những trường hợp kể trên, các bị cáo được lệnh phải bồi thường thiệt hại, những số tiền bồi thường thường không được công khai. Trong trường hợp của Asahi, số tiền đền bù vào khoảng 150.000 đô la - một con số có thể sẽ thấp hơn rất nhiều so với thiệt hại thực sự do vi phạm gây ra. Trong khi đó, trong một vụ kiện khác gần đây, nguyên đơn đã được bồi thường khoảng 4 triệu đô la.

Từ quan sát đó, mặc dù theo luật định hiện tại, các khoản tiền phát sẽ cao gấp năm lần thiệt hại thực tế, các doanh nghiệp vẫn cần phải xem xét xem liệu trong tương lai, tòa án có tiếp tục yêu cầu bên vi phạm nộp bồi thường ở mức thấp hay không?

Bảng này cũng nhấn mạnh thực tế là cho đến nay, những doanh nghiệp theo đuổi các vụ kiện liên quan đến vi phạm bằng sáng chế hầu hết là các doanh nghiệp hóa chất nước ngoài có quy mô lớn lớn. Có thể một phần, những doanh nghiệp này đang sở hữu những tài sản trí tuệ hấp dẫn hơn.Thứ hai, điều này cũng thể hiện các doanh nghiệp nhỏ không thiết tha theo đuổi những vụ kiện bằng sáng chế do cơ hội thành công thấp. Đây là một vấn đề mà luật sáng chế Trung Quốc vẫn cần chú ý xem xét trong thời gian tới.

Theo các doanh nghiệp phương Tây thắng thế trong những vụ kiện vi phạm bằng sáng chế, nguyên đơn cần phải rất chú trọng việc thu thập tất cả mọi bằng chứng liên quan và công chứng chúng. Một khía cạnh khác nữa mà các doanh nghiệp cần quan tâm là nơi khởi kiện. Nhìn chung, các tòa án ở Thượng Hải sẽ hoạt động hiệu quả hơn ở một số tỉnh thành khác.

Kết luận

Kết quả một số vụ kiện gần đây cho thấy: Trung Quốc dường như không có sự thiên vị giữa các công ty trong nước và các công ty quốc tế trong những vụ kiện tụng vi phạm bằng sáng chế.

Do đó, các công ty hóa chất nước ngoài bị ảnh hưởng bởi những hành vi vi phạm bằng sáng chế ở Trung Quốc nên theo đuổi vụ kiện thay vì bỏ qua. Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng số lượng bằng sáng chế của chính các công ty Trung Quốc, chính phủ nước này sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ bằng sáng chế tốt hơn trong tương lai.

Hay nói theo cách của… Jochen Strayle, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ của Covestro, về luật bằng sáng chế của Trung Quốc và hoạt động thực thi luật sáng chế tại nước này: “Trung Quốc đang đi đúng hướng”.

Công bố 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023

Công bố 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam năm 2023

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Vào tháng 1/2023, Legal 500 đã công bố danh sách 6 công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam do tổ chức uy tín này bình chọn.

Sự trỗi dậy của châu Á trên thị trường sở hữu trí tuệ

Sự trỗi dậy của châu Á trên thị trường sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Với chủ đề "Tạo giá trị mới, khám phá những biên giới mới”, chương trình Business of IP Asia đã thu hút hơn 14.000 lượt người tham gia trực tiếp và trực tuyến từ hơn 40 quốc gia và khu vực chia sẻ kiến thức và những cơ hội hợp tác kinh doanh.

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Coca-Cola ra đời vào năm 1886 ở Atlanta. Năm 1985, loại đồ uống này đã có mặt ở tất cả mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, và nhanh chóng được xuất khẩu sang Canada, Cuba và Châu Âu. Tuy vậy, hoạt động đóng chai bên ngoài biên giới chỉ bắt đầu ở Philippines vào năm 1912. Và một trong những vấn đề hãng quan tâm nhất khi sản xuất hàng hóa ở nước ngoài đó là sở hữu trí tuệ.

Từ vụ kiện Peppa Pig đến tương lai sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Từ vụ kiện Peppa Pig đến tương lai sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy cải cách và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động này còn chậm chạp và có nhiều thiếu sót. Vậy, liệu vụ kiện giữa chú sói Wolfoo của Việt Nam và lợn Peppa Pig của Anh gần đây có góp phần làm thay đổi điều đó?

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  31 phút

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  58 phút

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  12 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  17 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  21 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  21 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.