Sở hữu trí tuệ

Toàn cầu hóa và sở hữu trí tuệ

Hường Hoàng Thứ hai, 09/01/2023 - 09:41

Coca-Cola ra đời vào năm 1886 ở Atlanta. Năm 1985, loại đồ uống này đã có mặt ở tất cả mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, và nhanh chóng được xuất khẩu sang Canada, Cuba và Châu Âu. Tuy vậy, hoạt động đóng chai bên ngoài biên giới chỉ bắt đầu ở Philippines vào năm 1912. Và một trong những vấn đề hãng quan tâm nhất khi sản xuất hàng hóa ở nước ngoài đó là sở hữu trí tuệ.

Khi kinh doanh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cần chú ý về vấn đề sở hữu trí tuệ để tránh những rủi ro không cần thiết (Ảnh: tuhocxuatnhapkhau.com)

Đối với nhiều doanh nghiệp hiện tại, toàn cầu hóa hay hợp tác xuyên biên giới là điều thiết yếu, ngay cả ở những giai đoạn đầu của mô hình kinh doanh. Khi xây dựng chuỗi cung ứng ở nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, trong một môi trường kinh doanh toàn cầu, những doanh nghiệp này cũng có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro về thương hiệu và sở hữu trí tuệ, bởi khi đó hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ sẽ phải phụ thuộc vào các công ty con và nhà phân phối nước ngoài để đưa sản phẩm ra thị trường.

Vai trò của nhà phân phối trong việc đánh dấu chứng nhận sáng chế 

Hãy tưởng tượng một công ty có trụ sở tại quốc gia A đang tìm cách ký hợp đồng với nhà phân phối Y để đưa hàng hóa của họ đến quốc gia B. Doanh nghiệp đang thảo luận những vấn đề cơ bản với nhà phân phối Y về mối quan hệ giữa họ với các nhà bán lẻ cũng như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu cần, kho bãi và chi phí.

Khi đàm phán hợp đồng với các nhà phân phối tương lai, doanh nghiệp cần lưu ý về vai trò của nhà phân phối Y trong việc đánh dấu chứng nhận sáng chế (patent marking) của quốc gia B cho sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn khi những sản phẩm của họ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.

Đánh dấu sáng chế là việc đánh dấu, in chữ, ký hiệu “Patent” (Bằng sáng chế) hoặc chữ viết tắt “Pat” lên những sản phẩm đã được cấp bằng chứng nhận sáng chế. Đi kèm với ký hiệu này là danh sách những bằng sáng chế được áp dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Bằng cách đánh dấu chứng nhận bằng sáng chế, doanh nghiệp có thể nhận được khoản tiền bồi thường vi phạm tối đa 6 năm trước ngày doanh nghiệp phát hiện ra hành vi vi phạm. Nếu không làm như vậy, doanh nghiệp sẽ không nhận được tiền bồi thường từ những hành vi vi phạm đã diễn ra trước đó, mà chỉ nhận được khoản tiền bồi thường tính từ ngày họ phát hiện ra vi phạm.

Do đó, khi bắt đầu kinh doanh ở thị trường nước ngoài và được cấp bằng sáng chế, doanh nghiệp nên yêu cầu nhà phân phối hoặc các đối tác khác đánh dấu chứng nhận sáng chế lên sản phẩm cuối cùng của họ.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều đối tác và nhà cung cấp không đồng ý đánh dấu chứng nhận sáng chế cho công ty sản xuất, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ phải làm nhiều việc hơn. Vì vậy, doanh nghiệp nên thỏa thuận với những nhà phân phối, đối tác nước ngoài ngay từ đầu về hoạt động đánh dấu chứng nhận sáng chế, tránh tình trạng chịu thiệt thòi về doanh thu rồi mới tìm cách giải quyết.

Giấy phép xuất khẩu nước ngoài

Chính phủ thường cấp giấy phép xuất khẩu cho doanh nghiệp nhằm thực hiện một số giao dịch xuất khẩu cụ thể (bao gồm cả hoạt động xuất khẩu công nghệ). Cụ thể, nếu thuộc một trong số những trường hợp dưới đây, doanh nghiệp cần xin giấy phép xuất khẩu:

• Doanh nghiệp có công ty con ở nước ngoài với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển.

• Doanh nghiệp có cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

• Doanh đã ký kết một thỏa thuận nghiên cứu và phát triển chung với một công ty hoặc tổ chức có trụ sở ở nước ngoài.

Doanh nghiệp không nhất thiết phải xin giấy phép xuất với bất kỳ sản phẩm công nghệ nào. Tuy nhiên, với những loại công nghệ liên quan đến điều hướng, an ninh thông tin, viễn thông và điện tử chuyên dụng, giấy phép xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.

Ví dụ về một tình huống doanh nghiệp có thể sẽ cần giấy phép xuất khẩu: một doanh nghiệp laser Nhật Bản có một công ty con ở Hoa Kỳ, trong đó công ty mẹ sở hữu 100% vốn của công ty con. Công ty con ở Hoa Kỳ phát triển một loại laser mới và muốn gửi thông số kỹ thuật cho công ty mẹ ở nước ngoài. Tùy từng trường hợp, công ty con có thể cần phải xin phép Văn phòng bộ Thương mại về Công nghiệp và An ninh để làm như vậy.

Nền tảng thương mại điện tử là chìa khóa để bảo vệ thương hiệu toàn cầu

Khi kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng, doanh nghiệp cần chú ý đến các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là những ông lớn như Amazon và eBay. Về cơ bản, nếu doanh nghiệp đang sản xuất một sản phẩm có thể bán được trên Amazon, thì hàng hóa đó có thể được kinh doanh trên bất kỳ chợ trực tuyến nào. Vì vậy, doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi tất cả các nền tảng đó.

Đồng thời, nhờ internet, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến các nền tảng thương mại điện tử ở các quốc gia khác, chẳng hạn như những nền tảng Alibaba, Meituan và Pinduoduo… có trụ sở tại Trung Quốc, công ty... của Hàn Quốc.

Nếu doanh nghiệp biết rằng hàng hóa của mình đang được bán trên những nền tảng này, doanh nghiệp nên hiểu rõ quy trình thông báo và gỡ bỏ (take-down procedure) của những nền tảng này và tận dụng lợi thế của chúng. Đây là quy trình cho phép chủ sở hữu quyền gửi yêu cầu cho nền tảng nhằm gỡ bỏ những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có bằng chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ. Và nếu đó là một nền tảng có trụ sở ở nước ngoài, doanh nghiệp cũng cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ của mình ở nước sở tại.

Tin tốt là để việc xử lý yêu cầu gỡ bỏ trở nên hiệu quả hơn, doanh nghiệp không nhất thiết phải đăng ký bằng sáng chế, mà có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bản quyền thay vì thế, bởi đây là những nền tảng quản lý các vấn đề về nhãn hiệu và bản quyền rất tốt.

Tuy vậy, cần nhớ rằng việc xóa những sản phẩm vi phạm khỏi các nền tảng chỉ là cách khắc phục tạm thời. Ngay cả khi bị dỡ bỏ sản phẩm, các bên vi phạm vẫn có thể tạo ra những tài khoản mới và tiếp tục vi phạm. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chăm chỉ theo dõi những nền tảng đó.

Kết luận

Khi mở rộng kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp nên suy nghĩ về chiến lược sở hữu trí tuệ toàn cầu. Làm như vậy từ đầu có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tránh tranh chấp và giảm thiệt hại.

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành động pháp lý kịp thời, do đó doanh nghiệp cần phải nhân thức được chiến lược sở hữu trí tuệ ngay từ giai đoạn đầu để tránh tình trạng vô tình tự tước bỏ quyền lợi của mình một cách không đáng có.

Từ vụ kiện Peppa Pig đến tương lai sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Từ vụ kiện Peppa Pig đến tương lai sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy cải cách và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động này còn chậm chạp và có nhiều thiếu sót. Vậy, liệu vụ kiện giữa chú sói Wolfoo của Việt Nam và lợn Peppa Pig của Anh gần đây có góp phần làm thay đổi điều đó?

Chống hàng giả, hàng nhái nhờ sở hữu trí tuệ

Chống hàng giả, hàng nhái nhờ sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đòn bẩy của ngành công nghiệp Hàn Quốc

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Đòn bẩy của ngành công nghiệp Hàn Quốc

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới. Và sau 72 năm, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có GDP cao thứ 4 châu Á và cao thứ 10 trên thế giới. Nhiều yếu tố đã đóng góp vào sự thành công của Hàn Quốc, và sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong số đó.

Quản lý sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi

Quản lý sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Có nhu cầu lớn và đa dạng đối với những sản phẩm lợi thế của Việt Nam, châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt. Một trong những vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để có thể thâm nhập hiệu quả vào thị trường châu Phi là quản lý tài sản trí tuệ.

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

World Cup 2022: Một giải đấu về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Chỉ còn vài ngày nữa, FIFA World Cup 2022, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, sẽ diễn ra. Bên thềm sự kiện, chủ đề sở hữu trí tuệ trong World Cup cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  11 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  13 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  13 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.