Hai công ty nước ngoài của Vietcombank hoạt động ra sao?
Từ năm 1978, Vietcombank đã mở công ty Tài chính Việt Nam tại HongKong để thực hiện các dịch vụ tài chính tại thị trường này.
"Các ngân hàng Việt Nam hiện ngày càng có xu hướng lựa chọn người nước ngoài vào các vị trí chủ chốt nhằm mở rộng kinh doanh. Xu hướng này đang diễn ra trong một thị trường mà thu nhập ngày càng tăng lên và hầu hết mọi người vẫn thiếu tài khoản ngân hàng", Asian Nikkei Review cho biết.
Vào tháng 10 vừa qua, Vietcombank - một trong ba ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất đã bổ nhiệm ông Thomas William Tobin làm Giám đốc Khối bán lẻ.
Với trình độ, kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực tài chính, am hiểu về thị trường Việt Nam, khu vực và thế giới, ông Tobin được kỳ vọng sẽ góp phần mang lại sự phát triển đột phá của mảng bán lẻ và giúp Vietcombank hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về bán lẻ vào năm 2020.
Trong khi đó, VPBank đã trải qua một loạt các cuộc cải cách toàn diện, bao gồm cả việc cho phép tới một nửa ban điều hành là người nước ngoài trước khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào tháng 8. Hiện VPBank đang ngày càng nổi lên như một ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Và theo dự đoán, phân khúc này sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của VPBank trong những năm sắp tới.
HDBank - một trong những ngân hàng đang nổi lên tại Việt Nam cũng đã thuê một người nước ngoài cho vị trí giám đốc bộ phận công nghệ bán lẻ, bao gồm giám sát việc cung cấp ứng dụng mới cho khách hàng cá nhân.
Trong khi đó, các ngân hàng khác như Ngân hàng Á Châu (ACB), Eximbank và Vietinbank gần đây cũng đã tuyển dụng người từ các ngân hàng nước ngoài vào ban quản trị nhằm tăng cường quản lý mảng cho vay cá nhân.
Có thể thấy động lực tăng trưởng chính cho các ngân hàng trong nước là các khoản vay cá nhân. Các ngân hàng này đang tìm kiếm nhiều hơn nhân viên có kinh nghiệm tại các ngân hàng nước ngoài nhằm đẩy mạnh các khoản vay thế chấp, cho vay kinh doanh cá nhân, cho vay tự động, cho vay tiêu dùng và tín dụng bằng ngoại tệ tại thị trường Việt Nam.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2017 đã cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong phân khúc bán lẻ, góp phần đưa tăng trưởng tín dụng tổng thể đạt 19% so với cùng kì năm trước.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, ngân hàng bán lẻ là tương lai của ngành ngân hàng trong nước với sự cạnh tranh ngày càng lớn nhằm mở rộng thị phần và xây dựng các dịch vụ chuyên nghiệp dành cho khách hàng.
Asian Banker - công ty chuyên cung cấp thông tin tài chính ước tính thu nhập của ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 25% mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020.
Một trong những lý do mà công ty này đưa ra là trong hơn 93 triệu người với thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.200 USD, chỉ có 30% số người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng và chỉ 20% đã tìm kiếm các dịch vụ tài chính tiêu dùng. Tại Việt Nam hiện nay, khoảng 90% việc thanh toán vẫn được thực hiện bằng tiền mặt.
Từ năm 1978, Vietcombank đã mở công ty Tài chính Việt Nam tại HongKong để thực hiện các dịch vụ tài chính tại thị trường này.
Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank tăng 16,6% trong 9 tháng đầu năm 2017.
Xuất phát ở các vị trí rất khác nhau từ năm 2010, nhưng kể từ năm 2014 đến nay, khoảng cách tổng tài sản của 5 ngân hàng này luôn bám sát nhau.
Diễn biến giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) trong buổi sáng của ngày giao dịch đầu tiên trên HSX đã không “đẹp” như kỳ vọng, bất chấp hàng loạt những thông tin tốt được tung ra trước ngày chào sàn.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.