Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Theo dõi chính xác mức tiêu thụ điện của từng lộ thiết bị trong gia đình là cách IoTeam VN giúp các hộ gia đình thay đổi hành vi sử dụng điện hiệu quả mà tiết kiệm.
Đối với ông Nguyễn Hoàng Minh, đồng sáng lập startup IoTeam VN, năng lượng điện được phát minh từ thời cách mạng công nghiệp 2.0 nhưng đến thời cách mạng 4.0 vẫn là thứ vô cùng quan trọng, là “nguồn sống” cho hầu như mọi thứ tiện ích, tiện nghi mà con người vẫn sử dụng hàng ngày.
Nhưng điện cũng không phải nguồn tài nguyên vô hạn hay tự xuất hiện. Việc sử dụng điện hoang phí, thiếu hiệu quả gây ra nhiều áp lực tới môi trường, bên cạnh việc tác động trực tiếp tới “hầu bao” của mỗi gia đình.
Câu chuyện về tiền điện luôn là vấn đề nóng mỗi khi hè về, khi tiền điện tăng gấp 3, gấp 4 lần bình thường. Người dân tỏ ra bức xúc vì cảm giác “như bị móc túi”, rồi lên án, khiếu nại, kiện cáo. Tuy nhiên, theo đội ngũ IoTeam VN, lý do cốt lõi của việc tiền điện tăng cao không phải tại EVN tính sai mà là chính cách sử dụng điện của mỗi hộ gia đình.
“Nói một câu công bằng là EVN không sai, tôi tin tưởng vào thiết bị đo của EVN, mà thực sự là chúng ta đã dùng điện gấp nhiều lần”, ông Minh khẳng định dựa trên kinh nghiệm của bản thân khi đã thử cộng hết công suất các thiết bị điện tử trong nhà và so sánh với công tơ điện.
Ông Minh nhận xét, thông thường người dân Việt Nam tương đối có ý thức trong việc tiết kiệm điện nhưng trong nhiều trường hợp, không kiểm soát được công suất tiêu thụ của các thiết bị điện dẫn tới điện năng bị lãng phí một cách “âm thầm”, chẳng ai hay biết.
Từ tình huống đó, câu hỏi “làm thế nào để sử dụng điện đảm bảo tiện nghi, hiệu quả mà vẫn tiết kệm được chi phí” đã nhen nhóm, thôi thúc ông Minh cùng đội ngũ kỹ sư IoTeam VN tìm ra giải pháp.
Trên quan điểm kiểm soát hành vi tiêu thụ điện thông qua nắm rõ thông tin chi tiết về công suất sử dụng điện của từng thiết bị trong gia đình, thiết bị giám sát năng lượng EMS đã được đội ngũ IoTeam VN phát triển thành công.
EMS hoạt động thông qua việc đo điện năng sử dụng tại các lộ điện riêng như đèn, điều hòa, tủ lạnh, ổ cắm…, gửi thông tin tới điện thoại hoặc máy tính của người sử dụng, giúp người sử dụng nắm được hiện trạng sử dụng điện và lên phương án sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhất.
Có những hộ gia đình, nhờ vào việc lắp đặt thiết bị EMS đã phát hiện ra thủ phạm tiêu tốn điện chính là chiếc điều hòa kiểu cũ nhưng chưa được thay vì “tiết kiệm tiền”, trong khi sử dụng điều hòa công nghệ tiết kiệm điện mới, chỉ cần qua một mùa hè là đã “hòa vốn”, tiền điện tiết kiệm được bằng với tiền mua điều hòa. Hay đơn giản như việc bật điều hòa ở mức 26 độ, phù hợp với nhu cầu trong những ngày nóng không quá gay gắt đã tiết kiệm điện hơn rất nhiều so với mức 18 độ.
Không chỉ các hộ gia đình mà nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng đã sử dụng thiết bị EMS và thành công cắt giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, đơn cử như một cửa hàng pizza ở Hà Nội đã giảm được khoảng 10% chi phí điện mỗi tháng nhờ phát hiện ra việc quên tắt điều hòa trước khi ra về của nhân viên ca tối.
“Chỉ với những hành động nhỏ như vậy, lượng điện năng tiết kiệm được đã rất đáng kể, vừa giúp nhẹ gánh nặng chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nhưng chỉ khi có dữ liệu chúng ta mới có cơ sở để điều chỉnh hành vi”, ông Minh cho biết.
Thực tế, các thiết bị có chức năng tương tự không phải là phát kiến mới mà đã có từ lâu trên thế giới, tuy nhiên có giá thành tương đối đắt, không thể ứng dụng đại trà. Việt Nam là quốc gia đầu tiên, IoTeam VN là đơn vị đầu tiên triển khai thiết bị này với mức giá tương đối phải chăng, nhờ vào quá trình thiết kế, lắp ráp, sản xuất hoàn toàn được tiến hành tại Việt Nam.
Mỗi thiết bị EMS có giá bán khoảng 5 triệu đồng nhưng thường được phân phối theo hình thức cho thuê, bởi “chỉ sau vài tháng sử dụng là họ biết phải điều chỉnh hành vi thế nào rồi”.
Bên cạnh thiết bị EMS, IoTeam VN cũng phát triển công cụ bật tắt điều hòa, bình nóng lạnh hay một số vật dụng tiêu tốn điện năng khác, thông qua trang web hoặc ứng dụng di động để khách hàng thuận tiện hơn trong việc điều chỉnh thói quen sử dụng điện.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.