Quảng Ngãi cần khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển
Đây là ý kiến được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra tại cuộc làm việc nhanh với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi chiều tối 19/10.
Nhiều nhà khoa học lo ngại môi trường biển sẽ bị tác động xấu, ngành du lịch bị ảnh hưởng trước đề xuất đổ 439.000 m3 chất bùn thải xuống vùng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Dư luận bất ngờ và lo ngại khi Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất nhận chìm 439.000 m3 chất thải nạo vét duy tu luồng hàng hải Quy Nhơn xuống vùng phao số 0 biển Quy Nhơn. Khối lượng chất thải trên có nguy cơ gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến ngành du lịch của tỉnh Bình Định.
Múc lên chỗ này đổ qua chỗ khác
Ông Hoàng Đình Yên, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết vấn đề khai thông luồng lạch để cho tàu ra vào cảng rất cần thiết để phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sau khi lấy bùn thải để khai thông luồng lạch, vị trí đổ ở đâu thì cần chọn lựa hợp lý để không ảnh hưởng đến môi trường.
"Chúng tôi sẽ làm việc với địa phương để xem cách họ đổ bùn thải ra biển như thế nào và sẽ có ý kiến chính thức về việc này. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, nếu khai thông luồng lạch vùng biển chỗ này mà mang đến lấp vùng biển chỗ khác thì không nên!" - ông Yên nói.
Tương tự, nhiều người dân TP Quy Nhơn cho rằng việc đổ chất bùn thải ngoài phao số 0 nhưng chỉ cách cửa biển Quy Nhơn 2,5 km rất dễ ảnh hưởng đến môi trường và du lịch biển.
"Tỉnh Bình Định nói chung và TP Quy Nhơn nói riêng đang trên đà phát triển du lịch biển đảo. Khoảng 3 năm gần đây, nhiều vùng biển tuyệt đẹp ở Bình Định thu hút lượng du khách rất lớn. Nếu nhận chìm bùn thải ở khu vực gần bờ sẽ làm cho nước ở vùng biển Quy Nhơn vẩn đục, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi sinh và ngành du lịch", ông Nguyễn Văn Thọ (ngụ phường Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn) bức xúc.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng tại địa phương vẫn còn một số khu vực có thể đổ được chất bùn thải như khu đô thị Bắc Hà Thanh (phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) hoặc các vùng biển khác ít gây hệ lụy ô nhiễm môi trường.
"Việc đổ bùn thải tại khu vực ngoài phao số 0 chưa phải là tối ưu. Tôi nghĩ, chính quyền tỉnh Bình Định cần sáng suốt để làm sao vừa khơi thông được luồng lạch vừa bảo vệ được môi trường biển" - một kỹ sư xây dựng ở TP Quy Nhơn góp ý.
Quyết định trong tay UBND tỉnh Bình Định
Sau khi nhận được đề xuất của Cục Hàng hải Việt Nam, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Định phối hợp Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn chỉnh các hồ sơ để kiểm tra, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép việc nhận chìm 439.000 m3 chất thải nạo vét duy tu luồng hàng hải Quy Nhơn.
Ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bình Định, cho rằng dự án nhận chìm chất thải nạo vét đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt đánh giá tác động môi trường.
"Sở TN-MT đang xem xét để trình UBND tỉnh Bình Định cho phép việc nhấn chìm lượng chất thải nạo vét trên. Vấn đề là làm sao vừa thực hiện được nhiệm vụ nạo vét luồng lạch để tàu ra vào cảng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế vừa để không ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, cuộc sống người dân và phát triển du lịch", ông Thành nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết thực chất đây không phải là chất bùn thải mà là bùn, cát trên vùng cửa biển bồi lấp, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn.
Trong khi đó, PSG-TS Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học, cho biết Sở TN-MT tỉnh Bình Định đã đề nghị Viện Hải dương học tham gia góp ý kiến. Về vấn đề ảnh hưởng đến hệ sinh thái cần phải có sự nghiên cứu đánh giá cụ thể mới có căn cứ trả lời.
Không thể muốn đổ đâu thì đổ
PGS.TS Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, khẳng định nhấn chìm bao giờ cũng có tác hại nhưng đây cũng là hoạt động để phát triển kinh tế.
Quốc tế đã có 2 bộ tài liệu hướng dẫn nhằm hạn chế những tác hại này, vấn đề là Bình Định có người để thực hiện hay không. Nếu cứ lấy mệnh lệnh hành chính để làm thì sẽ sai lầm như vụ nhận chìm ở Bình Thuận.
Để nhận chìm ở biển cần thực hiện rất bài bản như: điều tra hiện trạng vị trí nhận chìm, dòng chảy, hệ sinh thái; đánh giá ảnh hưởng đối với người dân như lồng bè, du lịch; thời điểm nào có thể nhận chìm, tác động ở thời điểm này như thế nào? Công nghệ nhận chìm là gì, thả xuống hay gói lại?
"Không thể cứ muốn kiếm tiền rồi đổ chỗ nào thì đổ, ai chết người đó chịu là không được", TS. An nói.
Đây là ý kiến được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra tại cuộc làm việc nhanh với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi chiều tối 19/10.
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình tại cuộc họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường biển miền Trung sáng 17/10.
Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án của Công ty CP Khu du lịch Champarama, Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hòn Rùa…
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Với mong muốn phục vụ khách hàng và đội ngũ đại lý tốt hơn, Manulife vừa chính thức khai trương văn phòng MClass Saigon tại vị trí đắc địa thuộc tòa nhà LIM Tower (9-11 Tôn Đức Thắng, quận 1).
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.