Bất động sản
Bất động sản chuẩn bị bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới
Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường bất động sản đang chuẩn bị để bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới mạnh mẽ hơn.

Mặc dù đang hứng chịu những tác động nặng nề do đại dịch Covid-19 mang lại, song ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM vẫn có những nhận định đầy lạc quan về sự phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Theo ông Bảo, sự trầm lắng của thị trường bất động sản hiện nay chính là thời điểm để tích luỹ, chờ đợi và chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng nóng sắp tới.

Trước đó, theo số liệu từ Bộ Xây dựng, dưới tác động mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, việc Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương thực hiện cách ly, giãn cách xã hội đã khiến hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Thị trường bất động sản chưa kịp phục hồi hoàn toàn từ những lần bùng phát dịch trước lại tiếp tục chịu tác động của dịch bệnh.
Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản đều phải tạm dừng hoạt động, công tác thi công, triển khai dự án bị ngưng trệ đã khiến thị trường không có dự án mới được hoàn thành và mở bán. Các bất động sản giao bán trên thị trường chủ yếu từ nguồn cung của các dự án mở bán trong giai đoạn trước.
Cùng với đó, lượng giao dịch bất động sản thành công cũng giảm mạnh so với quý II. Tại các địa phương thực hiện giãn cách triệt để, hoạt động đi lại, giao dịch, kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, người dân không thể thực hiện. Tỷ lệ hấp thụ trung bình của các phân khúc bất động sản đều chỉ đạt khoảng 40% lượng chào bán trên thị trường.
Bên cạnh nguyên nhân lớn do dịch bệnh, ông Bảo cho rằng, sự trầm lắng của thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại còn chịu sự tác động của 6 yếu tố khác.
Thứ nhất là tính chu kỳ của thị trường. Mỗi chu kỳ phát triển của thị trường bất động sản kéo dài từ 5-6 năm. Ở mỗi giai đoạn kết thúc của chu kỳ phát triển, thị trường bất động sản sẽ trầm lắng.
Yếu tố thứ hai liên quan đến nguồn vốn cho thị trường đến từ các ngân hàng, quỹ đầu tư, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các chính sách tiền tệ, lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đi lên hay suy giảm của thị trường.
Thứ ba là các chính sách của nhà nước, khung pháp lý siết chặt hay lới lỏng cho thị trường phát triển. Thứ tư là các hoạt động đầu tư công, nếu đầu tư công được triển khai tốt, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ kéo theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản và ngược lại.
Yếu tố thứ năm là tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân. Nếu tất cả 4 yếu tố trên đều tốt nhưng tăng trưởng kinh tế suy giảm thì thị trường bất động sản cũng không thể phát triển mạnh mẽ. Điều này hoàn toàn đúng với bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch.
Yếu tố thứ sáu là nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thu hút tốt đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư và giá bất động sản trong nước.
'Kháng thể' giúp thị trường bất động sản sống chung với đại dịch
Theo ông Bảo, đối với một chu kỳ của thị trường bất động sản kéo dài 5 - 6 năm, thị trường đều chịu tác động của 6 yếu tố trên quyết định. Song, một tín hiệu tích cực hiện nay là sau mỗi đợt suy giảm, thị trường dù có xuống giá đến đâu cũng không bao giờ xuống thấp hơn mức giá trước khi bước vào chu kỳ tăng trưởng. Giá bất động sản luôn có sự tích lũy từ 30 - 50% so với mức giá ban đầu.
Lợi thế của thị trường bất động sản Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển. "Đất nước chúng ta còn chưa giàu, sắp tới sẽ giàu. Trong khi đó, tác động của tăng trưởng kinh tế và giá đất luôn song hành. Chình vì vậy, việc tăng giá bất động sản là đương nhiên. Giá nhà đất có thể tích luỹ được 30 -50%, thậm chí là 70% sau mỗi chu kỳ phát triển 5 - 6 năm", ông Bảo nhận định.
Đây cũng là lý do khiến vị doanh nhân này tự tin về sức bật của thị trường rất lớn sau dịch. Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường bất động sản sẽ chuẩn bị để bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới mạnh mẽ hơn.
Cũng theo vị chuyên gia này, sau dịch, nhiều xu hướng bất động sản sẽ có sự thay đổi. Người dân sẽ nghĩ đến việc an cư nhiều hơn, họ sẽ tránh lựa chọn những khu đô thị cũ, mật độ dân cư đông đúc.
Thay vào đó, người mua nhà sẽ chọn những đô thị mới, có thể cách xa trung tâm thành phố nhưng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, tiện ích đồng bộ, hiện đại bao gồm các khu hành chính, vui chơi giải trí, du lịch... Dự án phải có một hệ sinh thái đủ lớn để hấp dẫn người mua để ở và các nhà đầu tư.
Với những dự án được phát triển đồng bộ như vậy, chắc chắn mức giá không thể rẻ. Đây đều là những dự án thuộc phân khúc trung và cao cấp. Tuy nhiên, với những người thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu, sau dịch cũng là thời gian để họ lựa chọn các bất động sản để ở và đầu tư phù hợp. Chính vì vậy, nhiều khả năng, phân khúc bất động sản trung cấp và cao cấp sẽ có cơ hội hồi phục và phát triển sớm trên thị trường.
Đối với các khách hàng bình dân, ông Bảo cho rằng, nhu cầu của họ là nhà ở thu nhập thấp, giá rẻ. Hiện nguồn cung các sản phẩm này rất hạn chế. Mặt khác, trong dịch bệnh vừa qua, thu nhập của họ bị ảnh hưởng lớn, có thể phái mất 1 đến 1 năm rưỡi sau, họ mới xuống tiền mua nhà.
Còn đối với các nhà đầu tư, lời khuyên cho các nhà đầu tư bất động sản ở thời điểm hiện tại là cần chọn đúng điểm rơi của thị trường, "mua lúc người chán, bán lúc người cần". Sau dịch, thị trường bất động sản chắc chắn sẽ tăng trưởng tốt, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuỳ từng dự án, khu vực sẽ có sự tăng giá mạnh hay yếu phụ thuộc vào yếu tố vị trí của bất động sản đó.
Trong thời điểm thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội để đàm phán được những ưu đãi hấp dẫn từ chủ đầu tư như chính sách chiết khấu, giãn nợ, giảm lãi suất ngân hàng. Với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm và có sẵn nguồn tài chính lớn, đây là một cơ hội tốt để xuống tiền, ông Bảo nhận định.
'Giữ lửa' cho bất động sản nghỉ dưỡng
Trăn trở của một chủ đầu tư bất động sản trong vùng đất di sản
Việc phát triển một dự án nghỉ dưỡng vừa mang hơi thở đương đại, vừa kế thừa trọn vẹn, bảo tồn và phát huy không ngừng những giá trị vàng son của thương cảng Hội An phồn hoa một thuở là điều không đơn giản.
'Giữ lửa' cho bất động sản nghỉ dưỡng
Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, CEO NewstarLand, bối cảnh khó khăn chính là thời điểm thanh lọc thị trường bất động sản và cơ hội cho các doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng để phát triển trong đại dịch.
Căn hộ biển hâm nóng thị trường bất động sản Nha Trang
Hưng Thịnh Land ra mắt dự án New Galaxy Nha Trang, đáp ứng nhu cầu sống, nghỉ dưỡng tại thành phố biển, giải “cơn khát” khan hiếm căn hộ tại thị trường này.
Du lịch tái khởi động tạo triển vọng cho bất động sản ven biển
Giới đầu tư kỳ vọng thị trường bất động sản ven biển sớm phục hồi trở lại khi các tỉnh thành ven biển rục rịch mở cửa đón du khách.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước
Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.
Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura
Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.
Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng
Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.