Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Những dự án nghỉ dưỡng quy mô đang góp thêm gam màu mới, kì vọng hồi sinh “thủ phủ resort” Mũi Né vang bóng một thời, đón đà tăng trưởng mạnh của ngành du lịch trong những năm tới.
Năm 1995 là cột mốc chứng kiến sự chuyển mình của làng chài hoang sơ Mũi Né trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam khi nhiều du khách quốc tế biết đến như một địa điểm quan sát rõ nhất nhật thực toàn phần, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú cuối cùng của thế kỷ 20.
Cuối năm 2021, Mũi Né là đại diện châu Á duy nhất góp mặt trong danh sách 10 bãi biển tốt nhất thế giới, theo bình chọn của Bounce - công ty dịch vụ lữ hành có trụ sở tại Anh. “Thủ phủ resort” được đánh giá cao nhờ thời tiết ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 26,5 độ C. Đánh giá mới của Booking cũng xếp Mũi Né vào top 10 điểm đến hiếu khách nhất Việt Nam.
Mũi Né – lợi thế và điểm nghẽn
Theo thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, trong 7 tháng đầu năm 2022, khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Bình Thuận ước đạt 2,9 triệu lượt (tăng 67,3% so cùng kỳ năm 2021). Trong đó, khách quốc tế đạt trên 30 ngàn lượt (tăng 49,32% so cùng kỳ 2021), doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 5.417 tỷ đồng (tăng 38,58% so cùng kỳ 2021). Những tín hiệu mở ra triển vọng phục hồi của ngành du lịch Bình Thuận, sau hai năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch.
Tuy được đánh giá cao về tiềm năng, song những trải nghiệm du lịch Mũi né còn đơn điệu, đa phần dừng ở vài sản phẩm như: tắm biển, nghỉ dưỡng biển, cắm trại dã ngoại, câu cá, trượt cát, cano, thưởng thức hải sản…
Theo Cổng thông tin điện tử Bình Thuận, đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có 594 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 17.587 phòng. Trong 57 cơ sở lưu trú được xếp hạng, chỉ có 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao với 357 phòng, 22 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao với 2.678 phòng. So với những điểm đến phát triển mạnh về du lịch, Mũi Né còn thiếu những cơ sở lưu trú 5 sao, những dịch vụ du lịch đẳng cấp, khiến khách chi tiêu nhiều hơn.
Cùng sự thiếu hụt những sản phẩm lưu trú và nghỉ dưỡng cao cấp, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ là điểm nghẽn lớn với sự phát triển của địa phương.
Những nút thắt khiến Mũi Né, Bình Thuận trở nên kém hấp dẫn so với những thiên đường du lịch nghỉ dưỡng khác. Ngay cả thời kỳ hoàng kim của ngành du lịch Việt Nam là năm 2019, Bình Thuận chỉ đón 6,4 triệu lượt khách du lịch, còn khiêm tốn so với Quảng Ninh (14 triệu lượt), Bà Rịa – Vũng Tàu (16 triệu lượt)… Danh xưng “thủ phủ resort” của Mũi Né cũng vì thế mà dần bị lãng quên.
Lời giải cho bài toán thúc đẩy du lịch Bình Thuận
Để thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như đưa Mũi Né về đúng vị thế của một “thủ phủ resort” vốn có, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận hướng mục tiêu đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né. Tới năm 2030, Bình Thuận kỳ vọng Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của châu Á - Thái Bình Dương.
Chắp cánh cho tham vọng nâng tầm du lịch Mũi Né, Bình Thuận là sự đổ bộ của hàng loạt ông lớn địa ốc và nổi bật có thể kể đến Tập đoàn Novaland với các dự án đình đám và tạo dấu ấn trên thị trường như khu nghỉ dưỡng Centara Mirage Resort Mui Ne do Novaland phát triển, thương hiệu quốc tế Centara Hotels & Resorts quản lý.
Chỉ sau khoảng 3 năm, ông lớn bất động sản đã biến đồi cát đỏ hoang sơ thành khu nghỉ dưỡng quy mô với hàng trăm căn biệt thự tựa đồi, hướng biển, mang phong cách Địa Trung Hải phóng khoáng với nhiều tiện ích vui chơi giải trí, trở thành lựa chọn yêu thích của du khách khi đến Mũi Né.
Gần đây, thị trường cũng dậy sóng trước thông tin một dự án bất động sản du lịch có vịnh du thuyền “đình đám” rục rịch ra mắt. Được phát triển trên quy mô hơn 800ha, với địa thế rừng, núi, đồi, vịnh, biển hội tụ, dự án hứa hẹn mang đến các sản phẩm “second home” sang trọng, lộng lẫy xứng tầm đẳng cấp của giới tinh hoa toàn cầu.
Dự án được định danh là “Biểu tượng điểm đến thượng lưu sẽ mang đến cho Mũi Né nguồn cảm hứng bất tận từ chất sống xa hoa Beverly Hills, pha trộn với phong cách kiến trúc phóng khoáng, mang tính chiết trung của vùng Địa Trung Hải giàu bản sắc văn hóa, thiên nhiên, giá trị lịch sử. Đây được kì vọng sẽ trở thành biểu tượng nghỉ dưỡng đẳng cấp mang đậm tinh thần Mũi Né, đưa Mũi Né trở lại vị thế hàng đầu trên bản đồ du lịch thế giới.
Giới đầu tư dự đoán sự xuất hiện của những dự án đẳng cấp sở hữu bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ nâng tầm vị thế của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Mũi Né trên thị trường khu vực.
Thông tin về siêu dự án mang tính biểu tượng mới này cũng góp phần hâm nóng thị trường Mũi Né, cùng thời điểm các dự án hạ tầng trọng yếu của Bình Thuận đang được đẩy nhanh như Sân bay Phan Thiết, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Cam Lâm…
Cũng tại Bình Thuận, hiện dự án siêu thành phố biển – du lịch – sức khỏe NovaWorld Phan Thiet với qui mô 1.000ha đang thành hình ngày càng rõ nét, mang tới sức sống mới cho du lịch địa phương. Cùng với những dự án qui mô sắp ra mắt tại Mũi Né, thị trường bất động sản du lịch Bình Thuận hứa hẹn sẽ tiếp tăng trưởng bứt tốc trong thời gian tới.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.