Doanh nghiệp
Becamex IDC bất ngờ đổi chiến thuật gọi vốn 20.000 tỷ đồng
Để đáp ứng nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, Becamex IDC sẽ chia nhỏ kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu thay vì triển khai một lần như dự kiến ban đầu.
Không lâu sau khi tạm hoãn đợt chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng để huy động ít nhất 20.880 tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC) đã đưa ra phương án thay thế.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vừa diễn ra, ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng giám đốc Becamex IDC công bố phương án chia nhỏ kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương khoảng 25% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ông Thuận cho biết, thay vì triển khai một lần như dự kiến ban đầu, Becamex IDC sẽ tiến hành theo từng giai đoạn nhằm thích ứng với điều kiện thị trường và tối ưu hiệu quả huy động vốn.
Trong đợt đầu tiên, Becamex IDC sẽ phát hành 150 triệu cổ phiếu thông qua hình thức đấu giá công khai, với mức giá khởi điểm không thấp hơn 50.000 đồng/cổ phiếu. Nếu thành công Becamex IDC dự kiến thu về tối thiểu 7.500 tỷ đồng.
Để nâng tỷ lệ thành công, Becamex IDC sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ, giới thiệu với nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước.
Với vốn điều lệ hiện tại hơn 10.350 tỷ đồng, Becamex IDC đang đối mặt với giới hạn về khả năng huy động vốn, đặc biệt trong bối cảnh quy định hạn mức vay không vượt quá 15% tổng vốn cho từng dự án.
Theo ông Thuận, để có thể triển khai thành công các dự án trọng điểm, doanh nghiệp cần tăng vốn điều lệ lên đáng kể. Ông Thuận kỳ vọng giá bán thực tế sẽ cao hơn mức khởi điểm để tổng vốn huy động sau khi hoàn tất phát hành có thể đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2025–2030, Becamex IDC đặt mục tiêu triển khai năm đến sáu dự án khu công nghiệp và đô thị quy mô lớn, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Điều này đòi hỏi ngoài việc tăng vốn Becamex IDC còn cần có chiến lược hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn lớn hoặc doanh nghiệp tư nhân để triển khai, xây dựng dự án.

“Muốn tăng trưởng cao nhưng bền vững, doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh nên việc chủ động huy động hoặc hợp tác là bước đi tạo thế chủ động nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới”, ông Thuận nhấn mạnh.
Tập trung nguồn lực cho những dự án chiến lược
Vốn huy động từ đợt phát hành này dự kiến được Becamex IDC sử dụng cho các dự án chiến lược, đóng góp vào công ty liên doanh và trả nợ.
Dự kiến trong năm 2025, Becamex IDC sẽ khởi công Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng với quy mô 380ha và Khu công nghiệp Cây Trường với diện tích 700ha.
Cả hai khu công nghiệp đều nằm ở vị trí chiến lược tại Bình Dương - địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lãnh đạo Becamex IDC cũng cho biết, hai khu công nghiệp này sẽ được phát triển theo mô hình khu công nghiệp thế hệ mới tích hợp đô thị – dịch vụ – logistics.
Đây là định hướng dài hạn đã được doanh nghiệp chuẩn bị suốt hơn một thập kỷ qua với sự đầu tư bài bản vào các trung tâm đào tạo, đổi mới sáng tạo và hệ thống logistics thông minh.
Hệ sinh thái này hiện đã vận hành hiệu quả tại Bình Dương và Becamex IDC dự kiến nhân rộng ra các tỉnh thành khác.
Bên cạnh quỹ đất công nghiệp, Becamex IDC cũng sở hữu nhiều dự án bất động sản dân cư có pháp lý hoàn chỉnh nằm ở vị trí đắc địa. Việc thương mại hóa các dự án bất động sản này sẽ được triển khai theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, Becamex IDC cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào nhà ở xã hội và hạ tầng giao thông. Ở mảng nhà ở xã hội, Becamex IDC đang triển khai dự án Khu 6 Việt Sing với 1.867 căn, dự kiến bàn giao vào năm 2027.
Đồng thời, Becamex đã được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương năm dự án nhà ở xã hội với tổng cộng hơn 8.600 căn hộ, khởi công từ năm 2025. Đây là bước đi vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa góp phần hoàn chỉnh hệ sinh thái đô thị quanh các khu công nghiệp.
Ở mảng giao thông, đầu tháng 2/2025, Becamex cùng các đối tác đã khởi công dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), với tổng vốn đầu tư hơn 8.833 tỷ đồng. Trong đó, Becamex IDC góp 49% vốn vào dự án và kỳ vọng hoàn thành trong năm 2027.
Năm 2025, Becamex IDC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 2.470 tỷ đồng, tăng 3%.
Becamex IDC gỡ dần 'nút thắt' về sở hữu nhà nước
Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử
Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.
Becamex IDC gỡ dần 'nút thắt' về sở hữu nhà nước
Ngoài mục tiêu phục vụ kinh doanh và trả nợ, việc phát hành tăng vốn là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu vốn nhà nước được giới đầu tư chờ đợi.
Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Vietnam Airlines duyệt tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 của Vietnam Airlines đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về chiến lược tái cơ cấu, tăng vốn và phát triển bền vững.
Đầu tư công tăng tốc, Xi măng SCG báo lãi đột biến
Mảng kinh doanh xi măng của Tập đoàn SCG tại Việt Nam tăng trưởng khả quan nhờ làn sóng giải ngân đầu tư công cũng như chiến lược mở rộng dòng xi măng carbon thấp.
'Bặt tăm' trong cuộc đua thương mại điện tử, Sendo đang ở đâu?
Chấp nhận bỏ qua thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, Sendo tìm tới thị trường ngách, nơi mà các mặt hàng nông sản địa phương là chủ lực.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Becamex IDC bất ngờ đổi chiến thuật gọi vốn 20.000 tỷ đồng
Để đáp ứng nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, Becamex IDC sẽ chia nhỏ kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu thay vì triển khai một lần như dự kiến ban đầu.
Vietnam Airlines duyệt tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 của Vietnam Airlines đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về chiến lược tái cơ cấu, tăng vốn và phát triển bền vững.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt
Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.
Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh
Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.
Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm
Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.