Bí quyết vượt khủng hoảng cho doanh nghiệp dịch vụ hậu cần

Kiều Mai Thứ sáu, 08/05/2020 - 08:33

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, đại dịch Covid-19 như một đòn giáng vào hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần khi các quốc gia liên tiếp đóng cửa biên giới. Để ứng phó với những khó khăn hiện tại và sắp tới, doanh nghiệp cần trang bị một số yếu tố không thể thiếu.

Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, hoạt động xuất – nhập khẩu trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng liên tục tăng. Xét về yếu tố xu hướng, dịch vụ hậu cần (logistics) nói chung và giao nhận vận tải (forwarding) nói riêng đang ngày càng phát triển và nằm trong tốp 10 ngành "hot" nhất Việt Nam hiện nay.

Ông Trần Đăng Nam, Phó Chủ tịch, Trưởng ban Xúc tiến thương mại Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, nhận định, bên cạnh những cơ hội kinh doanh, có thể dễ dàng nhận thấy những thách thức và rủi ro tiềm ẩn cả trong nội tại doanh nghiệp lẫn áp lực cạnh tranh và biến động trên thị trường. 

Các công ty có quy mô nhỏ mọc lên như nấm và lại biến mất như nấm lụi sau mưa, dễ thành lập và cũng dễ giải thể mà lý do một phần vì chiến thuật sinh tồn thời vụ, manh mún khi thành lập doanh nghiệp chỉ để phục vụ cho một vài mối hàng nào đó.

Bên cạnh đó, một phần lý do là vì tầm nhìn ngắn hạn, cạnh tranh bằng giá và thiếu nguồn lực để đi được đường dài hay chính trong nội bộ doanh nghiệp không kiên định với mục tiêu chung, bị hấp dẫn bởi lợi ích trước mắt mà tự "tan đàn xẻ nghé" với tư duy muốn được làm chủ sở hữu.

Các doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm và có uy tín nhất định trên thị trường hoặc có đủ tiềm lực để bao sân, cung cấp dịch vụ trọn gói hay dành được sự hợp tác độc quyền trong một số khía cạnh nhất định; hoặc tìm được thị trường ngách, có tầm nhìn dài hạn, chiến thuật ứng biến linh hoạt với sự thay đổi trên thị trường.

Là một doanh nhân có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, đồng sở hữu nhiều công ty logistics (kho vận) tại nhiều quốc gia, ông Nam tâm sự đã không ít lần chới với trước những khủng hoảng cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Gần đây nhất, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động vận chuyển hàng hóa khi nhiều nước trên thế giới thực hiện cách ly xã hội, hạn chế triệt để (nhưng không hoàn toàn) việc giao thương cả đường biển và đường hàng không.

Bí quyết vượt qua giai đoạn khó khăn cho doanh nghiệp dịch vụ hậu cần
Ông Trần Đăng Nam hiện nắm giữ vị trí Phó Chủ tịch, Trưởng ban Xúc tiến thương mại Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội.

Từ quá trình phát triển CTCP dịch vụ hàng hải hàng không Con Cá Heo (Dolphin Sea Air Services Corp) và kinh nghiệm làm việc hai thập kỷ, ông Nam cho rằng để an toàn vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp cần một số yếu tố quan trọng.

Thứ nhất, luôn coi trọng yếu tố con người phù hợp là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp để có những chính sách tốt về nhân sự, đảm bảo môi trường làm việc trong sạch, nhất quán đề cao tinh thần đồng đội, tinh thần chiến binh trong mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, đề ra các biện pháp phòng chống dịch nhanh chóng đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ nhân viên và thích ứng linh hoạt được ưu tiên hàng đầu. Ví dụ, nhân sự làm việc tại nhà và chia tách ở những khu vực khác nhau, chế độ làm việc chia ca nhưng vẫn đảm bảo trả lương đầy đủ cũng như các dịch vụ khác.

Thứ hai, ban lãnh đạo công ty cần thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Bên cạnh việc cập nhật thông tin, doanh nghiệp cần có kế hoạch dự phòng cho tình huống xấu nhất, dự đoán các mức độ rủi ro và các phương án cần chuẩn bị để khi thực tế xảy ra doanh nghiệp không bị động và gây hoang mang nội bộ.

Thứ ba, đánh giá và phân cấp mức độ ưu tiên đối với sản phẩm/ dịch vụ, công việc, con người, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ của doanh nghiệp để biết rõ khi cần cắt giảm thì cắt cái gì trước, cái gì sau.

Thứ tư, quản lý dòng tiền sát sao hơn và luôn có quỹ dự phòng. Trong tình huống không thể bảo toàn lực lượng thì ít nhất cũng đủ khả năng giữ lại những tài sản tối thiểu để duy trì sự sống cho doanh nghiệp.

Thứ năm, cắt giảm các chi phí không cần thiết nhưng vẫn ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ và phát triển các hoạt động trực tuyến để lan toả phương thức làm việc mới trong toàn công ty.

“Chúng tôi đã thực hiện đàm phán giảm tiền thuê mặt bằng, giãn nộp các loại thuế cũng như nâng cấp hệ thống phần mềm họp trực tuyến, sales/marketing trực tuyến, đầu tư nhiều hơn vào phần mềm quản trị đang vận hành hiện nay, đầu tư thêm mảng e-learning/ chăm sóc khách hàng.

Thứ sáu, tiếp tục tấn công và luôn mở rộng cơ hội kinh doanh mới vì trong nguy luôn có cơ. Cho dù một số sản phẩm/ dịch vụ đã tồn tại lâu đời và làm nên thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, ít nhiều doanh nghiệp cần đầu tư thêm một vài hoạt động mới, tạo ra nhiều sân chơi mới.

“Đôi khi những dịch vụ/ thị trường nhỏ và mới lại là cứu cánh của doanh nghiệp khi sản phẩm/dịch vụ chủ chốt bị đóng băng”, ông Nam nhấn mạnh.

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác truyền thông thúc đẩy tinh thần mạnh mẽ và chiến binh, tinh thần chia sẻ, truyền lửa tạo niềm tin để toàn thể cán bộ nhân viên tập trung làm việc ít nhất gấp 200% so với trước dịch bệnh.

“Chúng tôi liên tục đưa ra các thông điệp nội bộ, tâm thư từ lãnh đạo, truyền thông liên tục về làm thế nào để tồn tại, tiêu diệt tinh thần tiêu cực/sợ hãi”, ông Nam cho biết.

Bên cạnh đó, cần có mạng lưới mối quan hệ để được kết nối, chia sẻ và học hỏi. Ông cho rằng việc là cựu học sinh của chương trình MBA cấp cao – Đại học Hawaii (VEMBA Hà Nội) và Phó chủ tịch của Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã giúp ông mở rộng quan hệ, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm để vượt qua khó khăn và tìm được các cơ hội mới.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp càng sớm càng tốt.

Ông Nam cho rằng: “Trời càng tối thì càng dễ dàng tìm thấy tia sáng, trong thách thức càng có nhiều cơ hội. Có thể biến nguy thành cơ được hay không phụ thuộc phần lớn vào văn hóa doanh nghiệp. Nếu một tổ chức có văn hóa làm việc linh hoạt, sáng tạo, năng động, cởi mở hay đơn giản là đoàn kết, tuân thủ, tiết kiệm thì việc thích nghi với sự thay đổi và nhanh chóng tìm ra con đường mới là hoàn toàn khả thi”.

Khả năng quản trị rủi ro là một năng lực quan trọng không chỉ với người đứng đầu doanh nghiệp mà với tất cả các cấp quản lý, thậm chí với từng cán bộ nhân viên.

Kỹ năng này không chỉ giúp doanh nghiệp trụ vững trên thị trường mà còn có thể tạo đà cho doanh nghiệp phát triển đột phá trong thời kỳ biến động. Trong thời kỳ bình ổn, quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sự lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Tuyển dụng và quản trị nhân sự hậu cách ly xã hội

Tuyển dụng và quản trị nhân sự hậu cách ly xã hội

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Hậu đại dịch Covid-19, chuyên gia cho rằng, kỹ năng số, sự linh hoạt, sáng tạo, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề phức tạp đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp chiếm ưu thế và nổi trội.
Tuyển dụng và quản trị nhân sự hậu cách ly xã hội

Tuyển dụng và quản trị nhân sự hậu cách ly xã hội

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Hậu đại dịch Covid-19, chuyên gia cho rằng, kỹ năng số, sự linh hoạt, sáng tạo, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề phức tạp đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp chiếm ưu thế và nổi trội.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  2 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  2 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  2 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  3 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực