Tương lai rủi ro của ngành dầu mỏ khi phụ thuộc nhu cầu nhựa
Viễn cảnh tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ sụp đổ nếu trụ cột nhựa đang chống đỡ cho tương lai ngành này dần biến mất khi thế giới đang bắt tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa.
Phan Thế Truyền và các cộng sự đã biến cây cỏ bàng mọc hoang tự nhiên khắp đồng bằng sông Cửu Long thành ống hút xuất khẩu khắp thế giới với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Ống hút cỏ bàng chinh phục thị trường châu Âu, Mỹ
Việt Nam là một nguồn nguyên liệu dồi dào cho những doanh nghiệp hướng đến an toàn sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, điều mà thị trường này cần chính là nguồn tài chính và công nghệ để đem lại những sản phẩm thân thiện với môi trường đạt chuẩn cao hơn cũng như mật độ sản xuất đủ dày để phổ biến tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu nước ngoài.
Một chiều cuối tháng 7/2019, ông Phan Thế Truyền hẹn bạn cũ ở một quán ăn quen thuộc. Khi gặp nhau, ông Truyền đề nghị cùng kinh doanh cái gì đó. Giữa lúc phong trào hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần lan rộng, hướng đến an toàn cho sức khoẻ, ông nghĩ đến sản xuất ống hút cỏ bàng.
Bất ngờ hai người bạn có cùng ý tưởng, Eco Life ra đời từ đó và sớm xuất khẩu được sang thị trường châu Âu khó tính.
Nghĩ là làm ngay, hai người bạn cũ mời thêm hai người nữa tham gia để được giúp sức về thiết kế và marketing. Bên cạnh công việc riêng, bốn người tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần để rong ruổi khắp mọi nẻo đường của Long An để tìm vùng nguyên liệu. Cuối cùng, họ chọn một địa phương của huyện Đức Hòa để dừng chân.
Không lạ khi từ đầu ông Truyền đã nghĩ ngay đến cỏ bàng, đây là loài cỏ mọc hoang khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Truyền quê ở Tiền Giang nên biết khá rõ. Người dân miền Tây hay cắt cỏ bàng để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tương tự như dùng cây lục bình. Giờ đây, thứ cỏ này đã được Eco Life biến thành hàng cao cấp để xuất khẩu.
Ống hút cỏ bàng là một giải pháp tối ưu, nhất là thời Covid-19, vì được làm từ cây cỏ, có thể sử dụng trong thời gian rất lâu mà không bị tan hay làm mất vị của nước uống dù nóng hay lạnh.
Đồng thời, cỏ bàng là một loại cỏ khá đặc trưng của Việt Nam nên thu hút được sự chú ý của các quốc gia có kế hoạch cấm dùng đồ nhựa sử dụng một lần như Pháp, Mỹ, Canada, Hàn Quốc…
Ban đầu, Eco Life thu mua cỏ bàng rồi về xử lý lại. Khi nhà máy rộng 200m2 tại Bình Thuận xây xong, họ liên kết với nông dân để bao tiêu. Theo ông Truyền, trước đây cỏ mọc bao nhiêu thì người dân cắt bấy nhiêu.
Còn bây giờ, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định nên họ xem cỏ bàng như cây trồng và dành thời gian chăm sóc kỹ hơn để cỏ phát triển tốt, cho năng suất cao và đủ tiêu chuẩn làm ống hút. Doanh nghiệp này đang có vùng nguyên liệu liên kết gần 60ha tại Long An.
Ông Truyền cho biết, để ra được thành phẩm, cỏ bàng phải được xử lý qua 7 bước. Cỏ bàng mua về được rửa qua nước sạch trước, sau đó cắt thành ống tươi. Khâu tốn nhiều thời gian nhất và phải làm thủ công là thông ruột, do sản phẩm còn khá mới nên chưa có máy móc nào xử lý được.
Trải qua các công đoạn sục ozon, sấy và tiệt trùng bằng tia cực tím nữa thì ống hút cỏ bàng được kiểm tra và đóng gói. Trong các công đoạn này chỉ có khâu cắt và sấy là làm bằng máy, còn lại đều phải làm thủ công.
Mỗi hộp cỏ bàng bán trong nước gồm 50 hoặc 100 ống hút, còn hộp xuất khẩu thì có khoảng 500 – 1.000 ống hút hay tùy vào yêu cầu đặt hàng của khách.
Mỗi tháng nhà máy của Eco Life sản xuất tối đa được 3 triệu ống, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường châu Âu, nhất là Đức. Với giá bán sỉ khoảng 700 đồng/ống, Eco Life dự tính thu về khoảng 7-8 tỷ đồng với sản lượng 1 – 1,5 triệu ống/tháng. Tuy nhiên, kỳ vọng này không thành khi dịch Covid-19 lan rộng, khiến nhiều thị trường hạn chế giao thương.
Tại thị trường trong nước, dù được kỳ vọng khá nhiều qua phong trào sống xanh lan rộng trong năm 2019, nhưng ống hút cỏ bàng vẫn khó trở thành sản phẩm phổ biến.
Theo ông Truyền, giá bán ống hút cỏ bàng nếu so với ống hút truyền thống thì còn khá cao nên thị trường chưa quen. Ống hút nhựa hiện nay có giá 50 đồng/ống, trong khi ống hút giấy hay ống hút gạo cũng chỉ 200-300 đồng/ống.
“Ngay cả nhiều nhà hàng lớn cũng còn e dè. Có chuỗi nhà hàng có đến 6 cửa hàng nhưng mua mỗi tháng chỉ 5.000 ống, khoảng hơn 3 triệu đồng”, vị doanh nhân sinh năm 1984 cho biết.
Đối với thị trường xuất khẩu, ông Truyền cho biết ban đầu vừa mày mò làm quen thị trường, vừa nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm. Có thị trường lúc đầu chỉ nhập vài nghìn ống dùng thử, sau thấy được họ tăng lên vài trăm nghìn ống, khiến ông vui mừng khôn xiết.
“Cũng không ít lần chúng tôi phải ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong, nhìn hàng trăm nghìn ống hút vừa sản xuất phải vứt đi vì không đạt chuẩn xuất khẩu. Có những khoảnh khắc đặc biệt muốn vỡ oà, có những niềm hân hoan khôn tả, muốn nói cho cả thế giới biết chúng tôi đã làm được.
Chính những lúc thế này làm tôi nhớ tới hành trình mà chúng tôi đã trải qua. Nhớ lắm những lần dầm mưa, đội nắng tìm vùng nguyên liệu, lân la dò hỏi và làm thân với nông dân. Nhớ lắm những khởi đầu tìm hiểu về cỏ bàng và cách sản xuất ống hút cỏ. Nhớ lắm những buổi họp hội đồng thành viên ở quán ốc ven sông bên dưới… gầm cầu. Nhớ lắm những lần đầu tiên bắt tay vào sản xuất với muôn vàng khó khăn. Nhớ lắm những lần trao đổi với khách hàng, thuyết phục nhà đầu tư. Nhớ lắm những lần nuốt nước mắt vào trong khi biết lô hàng vừa sản xuất phải vứt đi vì không đạt chất lượng. Nhớ lắm những đêm dài mất ngủ”.
Cũng từ đó, Eco Life đặt ra cho mình mục tiêu là phải liên tục nâng cao các tiêu chuẩn sản xuất.
Đến nay, ông Truyền cho biết đang hoàn thiện quy trình sản xuất để đánh mạnh vào thị trường châu Âu và Mỹ trong thời gian tới.
Hiện Eco Life đã có chứng nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Quatest 3). Cùng với việc vừa hoàn thành chứng nhận chất lượng CE của châu Âu, ông Truyền kỳ vọng khi nhà máy mới hoàn thành vào cuối năm nay, kể từ năm 2021, doanh số công ty sẽ bùng nổ mạnh mẽ.
Mục tiêu 500 tỷ đồng doanh thu
Những ngày cuối năm 2020, nhà máy mới của Eco Life đang ráo riết xây dựng để hoàn thành đúng tiến độ vào cuối năm 2020. Ông Truyền ước tính mất khoảng 7 tỷ đồng để xây nhà máy mới. Đây là một phần trong khoản cam kết đầu tư trị giá 20 tỷ đồng của một quỹ đầu tư rót vào Eco Life hồi tháng 7/2020, chỉ sau một năm thành lập.
Với công suất đến 20 triệu ống/tháng, tương đương mỗi năm đạt 240 triệu ống, nhà máy này sẽ giúp Eco Life thu về gần 170 tỷ đồng mỗi năm. Do sản phẩm còn mới, ông Truyền chỉ kỳ vọng đạt 10 triệu ống/tháng trong năm đầu, trị giá hơn 80 tỷ đồng doanh thu. Đây cũng là mức sản lượng mà ông Truyền ước tính sẽ có lãi.
Sản lượng này sẽ khá mơ hồ nếu nhìn vào thị trường trong nước. Tuy nhiên nếu tập trung cho xuất khẩu thì hoàn toàn có thể đạt, thậm chí vượt xa.
Theo ông Truyền, thị trường châu Âu rất chuộng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và giúp bảo vệ môi trường. Một số nước châu Âu còn luật hóa việc cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần theo lộ trình vài năm tới. Đây là điều kiện thuận lợi để ông Truyền tự tin vào mục tiêu trước mắt.
Khi nhà máy mới hoàn thành cũng là lúc giúp Eco Life trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sản xuất cỏ bàng xuất khẩu ở quy mô công nghiệp và có giấy phép xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính. Đây là con bài chủ lực giúp Eco Life có thể cạnh tranh với nhiều đơn vị thương mại nhỏ lẻ xuất khẩu.
Thật ra, ống hút cỏ bàng đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu từ năm 2019 đến nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất trên quy mô công nghiệp và có chứng nhận chất lượng thì chưa nhiều.
“Chủ yếu là các hộ gia đình xử lý tại nhà thành ống hút khô rồi được các công ty thương mại thu mua để xuất khẩu. Chính vì vậy mà xảy ra tình trạng đạp giá nhau rất nhiều. Đây cũng là tình trạng chung của các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu”, ông Truyền lý giải.
Khi Eco Life được cấp chứng nhận CE (chất lượng châu Âu) vào đầu tháng 11/2020 thì một số khách hàng cũ tại châu Âu và Trung Đông liên hệ tăng lượng đặt hàng. Dấu hiệu này càng giúp ông tự tin hơn về tiềm năng của sản phẩm mới.
Theo đó, ông Truyền lên kế hoạch trong 5 năm tới sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 1 tỷ ống hút cỏ bàng mỗi năm. Doanh thu khi đó sẽ đạt khoảng 500 tỷ đồng với giá bán giảm còn 500 đồng/ống.
Để hỗ trợ cho tham vọng này, ông cũng dự tính hợp tác với các cơ quan nông nghiệp, trường đại học để nghiên cứu cải tạo giống cỏ bàng cho ra nhiều kích cỡ và lớn nhanh hơn.
“Hiện nay, cỏ bàng tự nhiên phải mất 1 năm mới đủ chuẩn thu hoạch được làm ống hút. Nếu nghiên cứu và đầu tư đầy đủ, khả năng rút ngắn thời gian thu hoạch xuống còn 6 tháng và cho năng suất cao hơn hoàn toàn có thể thực hiện được”, ông Truyền tin tưởng.
Đồng thời, việc nghiên cứu sản xuất giống cỏ bàng để đáp ứng nhu cầu của một số nước khác đang có nhu cầu cũng giúp Eco Life thu thêm nguồn lợi đáng kể nữa.
Viễn cảnh tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ sụp đổ nếu trụ cột nhựa đang chống đỡ cho tương lai ngành này dần biến mất khi thế giới đang bắt tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa.
Những biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 vô tình khiến cho lượng chất thải rắn không được xử lý tăng cao, tạo ra những rủi ro về môi trường trong tương lai.
Nhiều quốc gia đã bắt đầu đặt ra những chính sách thương mại hướng tới nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải nhựa, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như một nỗ lực để ngăn ngừa vấn nạn rác thải và biến đổi khí hậu.
Tập đoàn TH đã trở thành doanh nghiệp sữa tiên phong trên thị trường Việt Nam sử dụng ống hút thân thiện với môi trường thay cho ống hút nhựa thông thường, góp phần giảm nhẹ gánh nặng của vấn nạn rác thải nhựa dùng một lần tại Việt Nam và thế giới.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.