Phát triển bền vững

Vấn nạn rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19

Phạm Sơn Thứ sáu, 21/08/2020 - 10:26

Những biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19 vô tình khiến cho lượng chất thải rắn không được xử lý tăng cao, tạo ra những rủi ro về môi trường trong tương lai.

Sự gia tăng sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần gây ra vấn nạn mới về rác thải nhựa. Ảnh: CGTN

Bùng nổ rác thải nhựa y tế

Ngay từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các quy tắc phòng chống dịch đã được chính phủ nhanh chóng triển khai, đặc biệt là quy tắc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của công tác khống chế dịch ở nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần lại gây ra vấn nạn mới về rác thải nhựa, đặc biệt trong tình trạng nhiều đơn vị xử lý ô nhiễm phải hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động do các lệnh giãn cách xã hội.

Bà Pamela Coke-Hamilton, Giám đốc Thương mại quốc tế của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết, ô nhiễm nhựa là mối đe dọa hàng đầu đến hành tinh trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, và giờ đây còn trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Công ty tư vấn toàn cầu Grand View Research dự đoán, thị trường khẩu trang dùng một lần trong năm 2020 sẽ tăng khoảng gấp đôi so với năm 2019, đạt mức 1,66 tỷ USD.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mỗi tháng thế giới đã sử dụng trung bình khoảng 89 triệu chiếc khẩu trang y tế cá nhân và 76 triệu khẩu trang y tế chuyên dụng, chưa tính đến các sản phẩm khác như găng tay, kính y tế hay tấm chắn giọt bắn.

Vừa qua, lò đốt rác nguy hại ở Đà Nẵng bị quá tải dù đã hoạt động hết công suất, khi phải xử lý tới khoảng 4,8 tấn rác y tế mỗi ngày đã làm dấy lên nỗi lo về những rủi ro trong vệ sinh dịch tễ cũng như ảnh hưởng đến môi trường.

Đáng chú ý, do những bất cập trong công tác quản lý chất thải, một lượng không nhỏ khẩu trang y tế đã qua sử dụng rơi vào tay các đối tượng xấu, được “tái chế” để bán lại ra thị trường, đe dọa tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Giãn cách xã hội và sự lên ngôi của đồ nhựa dùng một lần

Bên cạnh việc đeo khẩu trang, các lệnh giãn cách xã hội được xem là phương án chống dịch hiệu quả nhất mà đa số các quốc gia đều lựa chọn áp dụng.

Trong bối cảnh đó, các sàn thương mại điện tử hoạt động nhộn nhịp hơn bao giờ hết đã làm tăng cao nhu cầu bao bì đóng gói bằng nhựa. Tại Singapore, lệnh giãn cách xã hội kéo dài 8 tuần đã khiến 5,7 triệu dân của nước này xả thêm 1.470 tấn rác thải nhựa chỉ riêng cho việc đóng gói thực phẩm.

Dịch bệnh bùng phát cũng khiến người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng túi ni lông và đồ nhựa dùng một lần, mặc dù chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào lây nhiễm qua các sản phẩm hàng hóa.

Mới đây, 130 chuyên gia y tế đến từ 19 quốc gia đã ký vào Bản tuyên bố về tính an toàn của các sản phẩm có thể tái sử dụng đối với sự lây lan của Covid-19 để trấn an người tiêu dùng và nhà bán lẻ tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế bao bì và đồ nhựa dùng một lần.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lên án một số công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới đang đầu tư hàng tỷ USD vào ngành nhựa, bên cạnh việc thực hiện một số biện pháp truyền thông khuyến khích sử dụng nhựa, như một giải pháp trước sự sụt giảm trong nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch.

Rác nhựa đi về đâu?

Nhiều đơn vị xử lý rác thải và nhà máy tái chế phải đóng cửa khiến vấn nạn rác thải nhựa ngày càng khó giải quyết hơn.

Dữ liệu nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNEP) chỉ ra rằng, khoảng 75% rác thải nhựa phát sinh từ đại dịch Covid-19 có thể kết thúc vòng đời của mình dưới đáy biển, gây thiệt hại cho nghề cá, du lịch và vận tải đường biển khoảng 40 tỷ USD mỗi năm.

UNEP bổ sung thêm, thiệt hại kể trên vẫn chưa tính toán hết các rủi ro mà rác thải y tế có thể gây ra như phát tán chất độc và nguồn bệnh do hoạt động xử lý, tiêu hủy bừa bãi.

Vấn nạn rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19
Rác thải nhựa tiêu dùng có xuất xứ Anh quốc được tìm thấy trong một bãi rác bất hợp pháp ở Malaysia. Ảnh: Unearthed

Theo chuyên gia môi trường học Nina Schrank, với đà tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng nhựa như hiện nay, tới năm 2050, việc tiêu hủy nhựa sẽ đóng góp tới 12% lượng khí thải các-bon, làm hiệu ứng nhà kính trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, tạp chí về môi trường hàng đầu Anh quốc Unearthed đăng tải thông tin về việc một lượng lớn rác thải nhựa tiêu dùng của quốc gia này được tìm thấy tại một số bãi rác bất hợp pháp ở Malaysia.

Các chuyên gia môi trường châu Âu cho biết, không chỉ nước Anh mà nhiều quốc gia phát triển cũng đang tìm cách đẩy lượng rác thải quá tải sang các nước kém phát triển hơn – những nơi mà khả năng xử lý rác thải vẫn còn hạn chế, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân địa phương.

Bà Nina Schrank nhận định, rác thải nhựa vẫn là mối đe dọa hàng đầu tới thế giới, đặc biệt là đối với nhóm thu nhập thấp và các quốc gia đang phát triển. Do đó, việc xem nhẹ các mục tiêu hạn chế và xử lý hiệu quả rác thải nhựa có thể đưa thế giới tới một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường, với các tác động không thua kém gì đại dịch Covid-19.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  2 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  5 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  1 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

Tủ sách quản trị -  4 giờ

“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Tiêu điểm -  4 giờ

Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.

Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm

Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm

Vàng -  4 giờ

Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.

Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?

Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.

Đọc nhiều