Phát triển bền vững
Tương lai rủi ro của ngành dầu mỏ khi phụ thuộc nhu cầu nhựa
Viễn cảnh tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ sụp đổ nếu trụ cột nhựa đang chống đỡ cho tương lai ngành này dần biến mất khi thế giới đang bắt tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa.
Ngành công nghiệp dầu mỏ đang hy vọng nhu cầu nhựa sẽ gia tăng mạnh mẽ trong tương lai nhưng viễn cảnh này sẽ không trở thành hiện thực khi thế giới đang bắt tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa và chính phủ các nước bắt đầu hành động để đạt được các mục tiêu khí hậu.
Thực tế này sẽ gây rủi ro cho các khoản đầu tư hóa dầu có tổng trị giá lên đến 400 tỷ USD cũng như tăng khả năng nhu cầu dầu khí đã chạm đỉnh, theo báo cáo mới nhất từ Carbon Tracker và đội ngũ chuyên gia về nhựa SYSTEMIQ.
Các kịch bản dự báo chính của công ty dầu khí đa quốc gia hàng đầu thế giới BP và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đều cho rằng nhu cầu nhựa sẽ là động lực mạnh nhất thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ gia tăng, lần lượt chiếm 95% và 45% mức tăng trưởng từ nay đến năm 2040. Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ vấp phải thách thức ở lĩnh vực quan trọng nhất là ngành vận tải.
Báo cáo “Tương lai không nằm ở nhựa” được thực hiện bởi SYSTEMIQ, chỉ ra rằng, áp lực ngày càng lớn về hạn chế sử dụng nhựa – hiện là mối quan tâm của công chúng trên toàn thế giới – có thể khiến mức tăng trưởng nhu cầu nhựa nguyên sinh bị giảm từ 4%/năm xuống dưới 1%, với dự báo nhu cầu đạt đỉnh vào năm 2027.
Kết quả là ngành dầu khí sẽ mất đi động lực tăng trưởng chính và khiến nhu cầu dầu khí nhiều khả năng đã chạm đỉnh từ đầu năm ngoái.
Kingsmill Bond, Chiến lược gia năng lượng của Carbon Tracker và là tác giả chính của báo cáo, nhấn mạnh: “Chỉ cần bỏ đi trụ cột nhựa đang chống đỡ cho tương lai của ngành dầu mỏ thì toàn bộ viễn cảnh đẹp đẽ về tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ sụp đổ”.
Ngành công nghiệp hóa dầu đã và đang đối mặt với giá nguyên liệu nhựa thô thấp kỷ lục do tình trạng sản xuất dư thừa tràn lan. Tuy nhiên, ngành này vẫn có kế hoạch mở rộng nguồn cung cho sử dụng nhựa nguyên sinh thêm 25% với chi phí ít nhất 400 tỷ USD trong 5 năm tới, dẫn đến nguy cơ gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.
Ngành công nghiệp nhựa chỉ là một gã khổng lồ bơm hơi và đã đến thời điểm sụp đổ. Mỗi tấn nhựa tiêu tốn của xã hội 1.000 USD chi phí ngoại ứng, tương đương 350 tỷ USD mỗi năm, từ phát thải CO2, những chi phí sức khỏe liên quan đến khí độc, chi phí thu gom và ô nhiễm đại dương trầm trọng đến mức báo động.
Tuy nhiên, ngành này lại đang nhận được mức trợ cấp nhiều hơn cả khoản thuế đóng góp cho xã hội và phải đến gần đây mới bắt đầu có một số ít các quy định hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa.
Trong khi đó, 36% nhựa chỉ được sử dụng một lần, 40% nhựa gây ô nhiễm môi trường và chỉ 5% nhựa thực sự được tái chế.
SYSTEMIQ cũng lưu ý rằng, hiện nay đã có các giải pháp công nghệ cho phép cắt giảm sử dụng nhựa đáng kể với chi phí thấp hơn so với thông thường. Các giải pháp bao gồm tái sử dụng, với thiết kế và quy định về sản phẩm tốt hơn, sử dụng các vật liệu thay thế như giấy, song song với đẩy mạnh tái chế.
Yoni Shiran, nhà lãnh đạo Diễn đàn về nhựa của SYSTEMIQ và là đồng tác giả báo cáo, cho biết: “Việc thay đổi từ hệ thống tuyến tính hiện tại sang một hệ thống xoay vòng khép kín sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn. Bạn có thể tận dụng được tất cả các chức năng của nhựa chỉ với một nửa chi phí, một nửa lượng nguyên liệu, bổ sung thêm 700.000 việc làm và giảm 80% ô nhiễm nhựa”.
Các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Trung Quốc đã và đang thực hiện các bước giảm thiểu rác thải nhựa bằng nhiều phương thức khác nhau, từ ban hành quy định, lệnh cấm đến đánh thuế, đặt ra các mục tiêu và xây dựng cơ sở hạ tầng tái chế.
Đơn cử, vào tháng 7/2020, châu Âu đã đề xuất mức thuế 800 Euro/tấn đối với nhựa phế thải không tái chế trong khi Trung Quốc cũng có quy định quản lý tương tự và đã bắt đầu cấm một số loại nhựa nhất định.
Trung Quốc đã có bước đi quyết liệt đầu tiên vào năm 2018 khi cho đóng cửa phần lớn ngành nhập khẩu và xử lý chất thải nhựa quy mô lớn nhất thế giới, buộc các quốc gia xuất khẩu rác thải nhựa phải giải quyết rác thải trong nước.
Báo cáo ghi nhận nhu cầu nhựa đang chững lại ở các thị trường phát triển, và khuynh hướng đi tắt đón đầu ở các thị trường mới nổi. Cũng giống như xu thế ở các lĩnh vực khác trong hệ thống năng lượng, nhu cầu nhựa của OECD đang chững lại, đồng thời lãnh đạo ở các thị trường mới nổi cũng đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nhựa.
Một yếu tố quan trọng nữa có thể làm suy yếu viễn cảnh màu hồng về cầu hóa dầu chính là tác động của các chính sách toàn cầu giải quyết biến đổi khí hậu. Hiệp định Paris đặt mục tiêu lượng khí thải CO2 toàn cầu phải được cắt giảm còn một nửa vào năm 2030 và về 0 vào giữa thế kỷ này.
Cần đưa biến đổi khí hậu thành ưu tiên an ninh
Chính phủ đề xuất tái khởi động điện hạt nhân
Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cuối năm
Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'bơm' thêm 50.000 tỷ đồng cho VinFast
Cam kết này được được ra ngay sau khi VinFast giành 'ngôi vương' về thị phần xe ô tô tại Việt Nam.
WinMart tung ưu đãi 'khủng' mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart triển khai loạt hoạt động mừng sinh nhật 10 tuổi khởi động bằng chương trình khuyến mại “10 năm gắn kết - Trọn vẹn tin yêu” trên toàn hệ thống.
Tân Hiệp Phát trao 200 suất học bổng cho học sinh khó khăn tại Hà Nam
Không chỉ đồng hành cùng chính quyền tỉnh Hà Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, Tân Hiệp Phát còn thường xuyên phối hợp cùng địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đặc biệt các chương trình khuyến học khuyến tài.
Đến lúc bỏ Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng?
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An
Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.