Phát triển kinh tế biển: xu thế tất yếu
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển; đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển
Việt Nam là quốc gia có chỉ số biển cao, khoảng 0,01, gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu, nên biển có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích biển Đông (cả biển Đông gần 3,5 triệu km2); là quốc gia có chỉ số biển cao, khoảng 0,01 (cứ 100km2 diện tích biển tương ứng 1 km2 đất liền), gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu, nên biển có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
Với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông, các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam có điểm cực Nam ở vĩ độ 5025’ Bắc, điểm cực Đông ở kinh độ 117020’ Đông, điểm cực Tây ở kinh độ 101057’ Đông.
Trên lãnh thổ Việt Nam có tới 2.860 sông lớn, nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 870 tỷ m3/năm, tải một lượng bùn cát ước khoảng 300 triệu tấn/năm. Trong toàn bộ hệ thống sông ngòi có 2 hệ thống sông lớn nhất:
- Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình: sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) dài 1.140km, đoạn chảy qua Việt Nam dài trên 500km với lưu vực 21.787 km2, tổng lượng dòng chảy khoảng 150 tỷ m3/năm. Sông Hồng có 2 phụ lưu lớn là sông Đà 543km, sông Lô 277km. Sông Cầu dài 290km, sông Thương dài 150km, sông Lục Nam dài 178km, 3 sông này hợp thành sông Thái Bình.
- Hệ thống sông Cửu Long: là đoạn cuối của sông Mê Kông (dài 4.220km) chảy qua Việt Nam 220km, chia làm 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển Đông theo 9 cửa, với lưu vực 4.900km2, tổng lượng dòng chảy là 500 tỷ m3/năm, mỗi năm mang theo hàng tỷ tấn phù sa.
Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260km kể từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam (chưa kể bờ biển của các hải đảo), đứng thứ 27 về chiều dài bờ biển trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.
Đoạn bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn (Hải Phòng) là cánh cung núi đá vôi Đông Triều lún xuống bị nước biển phủ lên biến các ngọn núi thành hàng nghìn hòn đảo muôn hình, muôn vẻ, tạo nên vùng thắng cảnh Hạ Long được UNESCO xếp vào danh sách các thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới.
Đồ Sơn – một bán đảo thon dài gồm 9 ngọn núi thấp kế tiếp nhau chạy ra biển, tạo ra một khu du lịch, nghỉ ngơi, tắm biển nổi tiếng. Phần còn lại của bờ biển phía Bắc là vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ, nhìn chung bằng phẳng.
Đoạn bờ biển Trung bộ kể từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) đến ven biển Duyên hải miền Trung bờ biển trải dài và uốn lượn đan xen nhiều dạng hình cồn cát cao hoặc cát bồi do phù sa của các con sông đổ ra biển. Trên nhiều chặng có những dãy núi nhỏ ngang ra biển tạo nên những bán đảo nhỏ, những vũng vịnh, bến cảng, những bãi tắm, nghỉ mát, du lịch nổi tiếng như dãy Hoành Sơn với đèo Ngang, dãy Hải Vân có đèo cao gần 500m; các cảng Cửa Lò (Nghệ An), Đà Nẵng, Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, vịnh và cảng Cam Ranh; các bãi biển du lịch, nghỉ mát Sầm Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Hòn Rơm …
Bờ biển phía Nam có một vùng núi nhỏ nhô ra, đó là Vũng Tàu – một khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng, còn lại là những bãi bồi ở các cửa sông Cửu Long, những rừng được ngập mặn ở Cà Mau và cuối cùng là một nhóm núi đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang) phần ở trên bờ, phần nằm dưới biển tạo ra một cảnh thiên nhiên gần giống như Hạ Long của phía bắc.
Ven biển Đông và trên thềm lục địa Việt Nam có khoảng gần 4.000 hòn đảo, riêng vùng vịnh Bắc Bộ đã có tới gần 3.000 đảo, trong đó các đảo lớn là Cát Bà, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Gần bờ biển Trung bộ có hàng trăm đảo khá lớn, trong đó tiêu biểu là đảo Hòn Mê, Hòn Mát, Cù lao Chàm, Cù lao xanh, Hòn Tre, Cồn Cỏ …
Ở giữa biển Đông có quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 30 đảo đá, đảo san hô trên một vùng rộng khoảng 15.000 km2. Cách Hoàng Sa 240 hải lý về phía Nam là quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo lớn, nhỏ trên một vùng biển rộng 180.000 km2. Cách Vũng Tàu gần 100 hải lý có 12 đảo lớn, nhỏ đó là Côn Đảo.
Trên vùng vịnh Thái Lan có 195 đảo, tổng diện tích 693 km2, gồm các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, các quần đảo Nam Du, Bà Lụa, Hải Tặc, cụm đảo Phú Quốc…Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất cả nước, rộng 593 km2 (gần bằng diện tích Singapore – 648 km2).
Biển và đại dương thế giới có diện tích 360 triệu km2, chiếm 71% diện tích trái đất, chứa 1,5 tỷ m3 nước (97,3% lượng nước của hành tinh); sức sản xuất nguyên khai 500 tỷ tấn sinh khối/năm (riêng sản lượng cá biển khoảng 600 triệu tấn/năm, hiện mới khai thác 80 triệu tấn/năm); cũng như chứa đựng gần như tất cả các loại tài nguyên khoáng sản đã phát hiện trên đất liền với trữ lượng cực lớn, những nguồn năng lượng tái tạo quy mô hàng tỷ KW…
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển; đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển
Việt Nam không thể khai thác biển tốt nếu không khẳng định được sự hiện diện của mình trên đại dương với tư cách là một thực lực, một cường quốc biển. Mọi lời tuyên bố về chủ quyền chỉ mang lại lợi ích thực tế cho quốc gia khi nó gắn liền với thực lực và thông qua sự hiện diện sức mạnh quốc gia tại vùng có chủ quyền.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.