Tiêu điểm
Bộ Giao thông cần giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng trong 2 tháng cuối năm
12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 và 11 dự thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 chiếm hơn nửa số vốn đầu tư công mà Bộ Giao thông vận tải cần giải ngân trong 2 tháng cuối năm để hoàn thành kế hoạch được giao.
Trong 2 tháng cuối năm, Bộ Giao thông vận tải cần giải ngân khoảng 20.194 tỷ đồng để hoàn thành số vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2022.
Trong đó, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 cần giải ngân hơn 6.500 tỷ đồng (chủ yếu cho công tác GPMB); 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 cần giải ngân khoảng gần 3.910 tỷ đồng;
Các dự án ODA cần giải ngân khoảng 2.494 tỷ đồng; các dự án quan trọng, cấp bách cần giải ngân gần 1.514 tỷ đồng. Nhóm các dự án giao thông còn lại cần giải ngân khoảng 5.470 tỷ đồng.
Số vốn trên chiếm 40% kế hoạch được giao. Kết quả giải ngân hết tháng 10 của bộ vẫn duy trì mức cao hơn bình quân chung cả nước, nhưng vẫn chậm so với kế hoạch đề ra và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Tại cuộc họp giao ban tháng 10/2022 của Bộ Giao thông vận tải, ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, tính đến hết tháng 10, bộ có 8 dự án chậm giải ngân do công tác giải phóng mặt bằng và lựa chọn nhà thầu.
Cụ thể gồm cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn; gia cố các hầm yếu và cải tạo tuyến đường sắt Vinh - Nha Trang; dự án nâng cấp các công trình thiết yếu đường sắt Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn; dự án Cầu Rạch Miễu 2, Tân Vạn - Nhơn Trạch; dự án Kênh Chợ Gạo và dự án tuyến tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột.
9 dự án chậm giải ngân do tiến độ thi công gồm cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt; tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Cà Mau và nâng cấp QL1A qua tỉnh Sóc Trăng; dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án nâng cấp QL279B; dự án nâng cấp, cải tạo QL37; dự án nâng cấp, cải tạo QL21B (Chợ Dầu - Ba Đa); dự án nâng cấp QL15 qua Thanh Hóa.
Đầu tư hơn 245.000 tỷ đồng để xây 5 cao tốc hoàn thành năm 2025-2027
11 dự án giải ngân chậm do hoàn chỉnh hồ sơ nội nghiệp gồm: Dự án nâng cấp QL53 qua Trà Vinh; dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn, Nha Trang - Cam Lâm; dự án đường cất/ hạ cánh sân bay Nội Bài; dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong, đường cất/ hạ cánh Tân Sơn Nhất; dự án nâng cấp các cầu yếu và trụ chống va xô và Cát Linh - Hà Đông; Tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và dự án nâng cấp QL24 qua Kon Tum, QL57 qua Bến Tre.
Với hơn 20.000 tỷ chưa giải ngân, tân Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhận định: “không phải đơn giải khi thời gian chỉ còn hơn 2 tháng”.
"Chúng ta phải quyết liệt hơn nữa. Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án giải ngân phải có khối lượng, không chỉ là tạm ứng. Phải điều chuyển vốn những dự án có kết quả giải ngân chậm sang dự án giải ngân nhanh, xử lý các tồn đọng trong công tác quyết toán các dự án để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn", Bộ trưởng yêu cầu.
Bên cạnh đó, các đơn vị đặc biệt tập trung thi công 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 có kế hoạch về đích năm nay. Trong đó, dự án đoạn Cam Lộ - La Sơn phải thông xe, đưa vào khai thác ngay trong năm nay.
"Ba dự án thành phần còn lại phải thông xe kỹ thuật (thảm nhựa và lắp đặt dải phân cách). Dù là thông xe kỹ thuật cũng phải nghiêm túc thực hiện cẩn trọng, không lơ là công đoạn nào”, theo bộ trưởng.

Đối với các dự án trọng điểm khác, Cục Quản lý đầu tư xây dựng cần chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung với trách nhiệm cao nhất, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục, kịp thời báo cáo vướng mắc, làm rõ xin chủ trương thực hiện, đảm bảo khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 trước ngày 31/12/2022 theo đúng yêu cầu.
Về hàng không, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị sớm hoàn thành thủ tục và điều kiện cần thiết để khởi công nhà ga hành khách, đường cất/ hạ cánh, đường lăn, sân đỗ của cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong năm 2022.
Đối với các dự án đầu tư công trong giai đoạn 2021 – 2025 của bộ, tính đến nay, 58/66 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong đó, 30 dự án đã được phê duyệt đầu tư.
28 dự án còn lại, các chủ đầu tư đã lập kế hoạch điều chỉnh tiến độ trình phê duyệt dự án, gồm: 19 dự án dự kiến được phê duyệt trong 2 tháng cuối năm 2022 và 9 dự án dự kiến được phê duyệt đầu tư trong năm 2023.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải hôm nay đã có văn bản gửi các ban quản lý dự án: 2, 6, 7, 85, Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, Mỹ Thuận, Đường sắt, Hàng hải, Đường thủy, các cục quản lý chuyên ngành và Sở Giao thông vận tải các địa phương.
Theo đó, văn bản nêu rõ: đến nay một số chủ đầu tư/ban quản lý dự án chưa quyết liệt, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt dự án đầu tư các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư; chưa hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công theo kế hoạch các dự án đã được phê duyệt dự án.
Vấn đề của đầu tư công là “Đầu tiên” chứ không phải “Tiền đâu”
Trước thực trạng đó, bộ yêu cầu đối với các dự án khởi công mới, chủ đầu tư/ban quản lý dự án phải đẩy nhanh thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu để khởi công dự án theo kế hoạch đã cam kết.
Đồng thời, lập kế hoạch triển khai đối với từng dự án, làm cơ sở đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện và điều hành tổng thể kế hoạch vốn đầu tư năm 2022; xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết tương ứng với các mốc tiến độ thực hiện cho từng công tác, hạng mục chi phí (giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn,...).
Đối với các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, chưa phê duyệt dự án đầu tư, phải rà soát lập lại tiến độ đảm bảo tính khả thi; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan để giải quyết dứt điểm các thủ tục theo quy định (chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đánh giá tác động môi trường; mỏ vật liệu; bãi thải; hợp vốn của địa phương và Trung ương,...); hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư để phê duyệt theo tiến độ đã cam kết.
Các dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, chủ đầu tư cần tập trung chỉ đạo, xử lý tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo bộ những vấn đề vượt thẩm quyền và đề xuất giải pháp xử lý.
Vào cuối tuần trước, trong bài phát biểu sau khi được Quốc hội phê duyệt bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông vận tải, ông Nguyễn Văn Thắng đã nhấn mạnh: “toàn ngành sẽ ra sức phấn đấu hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, đặc biệt là dự án đường cao tốc Bắc - Nam ở phía đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, phối hợp với các địa phương triển khai thành công các dự án, công trình trọng điểm khác nằm trong kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ đã thông qua”.
Bộ sẽ tiếp tục rà soát lại các dự án BOT trong thời gian vừa qua, từ đó xây dựng các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại, tiếp tục thu hút nguồn vốn xã hội.
Đồng thời, tiếp tục cùng các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương thúc đẩy tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, hỗ trợ địa phương tháo gỡ khó khăn để thực hiện các dự án trong danh mục đầu tư công, nhất là dự án lớn có tính chất kết nối liên vùng.
Mặt khác, theo tân bộ trưởng, trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn chế, bộ sẽ nghiên cứu đưa ra các biện pháp, giải pháp làm thế nào thu hút được nguồn vốn ngoài xã hội, đặc biệt từ các doanh nghiệp, đưa vào xây dựng kết cấu hạ tầng.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 47% sau 9 tháng
Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp chính để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công
Một trong những giải pháp trọng tâm là người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, đặc biệt là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, phạm vi, quy mô từng dự án theo đúng quy hoạch, định hướng, mục tiêu đã được duyệt, bảo đảm hiệu quả đầu tư, kết quả đầu ra của từng dự án.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 47% sau 9 tháng
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm chưa như kỳ vọng khi ước đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó 2/3 các bộ, cơ quan trung ương và 1/3 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
Tư duy mới tạo khác biệt về giải ngân vốn đầu tư công giữa các địa phương
Mặc dù cùng thể chế, chính sách, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lại khác nhau, có nơi đạt trên 70%, có nơi lại dưới 20%. Cách biệt này dường như đến từ sự sáng tạo, tư duy mới và có kế hoạch sớm trong cách tổ chức thực hiện ở mỗi địa phương.
Quảng Bình, Quảng Trị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới trung bình
Với cùng một mặt bằng thể chế, sự quyết tâm của các tỉnh là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự khác biệt về tỉ lệ giải ngân giữa các địa phương, lãnh đạo của các bộ, ngành cho biết.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô
Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua
Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.