Đầu tư hơn 245.000 tỷ đồng để xây 5 cao tốc hoàn thành năm 2025-2027

Nhật Hạ Thứ năm, 16/06/2022 - 18:56

Chủ trương đầu tư xây dựng dự án Vành đai 4 Hà Nội, Vành đai 3 TP.HCM và ba cao tốc phía Nam đã được Quốc hội thông qua với tổng vốn đầu tư 245.000 tỷ đồng, hoàn thành từ 2025-2027.

Quốc hội hôm nay đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4 vùng thủ đô.

Tuyến đường dài 112,8 km, chia làm 7 dự án thành phần (với quy mô, hình thức đầu tư của từng dự án thành phần), đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Khi đưa vào khai thác, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.

Đầu tư hơn 245.000 tỷ đồng để xây năm cao tốc và sẽ hoàn thành vào năm 2025
Hướng tuyến đường Vành đai 4 đi qua các tỉnh và TP. Hà Nội

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.800 tỷ đồng. Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 22.470 tỷ đồng, trong đó Hà Nội hơn 19.470 tỷ; Hưng Yên 1.000 tỷ; Bắc Ninh 2.000 tỷ.

Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 5.710 tỷ đồng. Vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng.

Quốc hội yêu cầu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

UBND TP. Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Trong hai năm đầu, Quốc hội cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn, phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong thời gian này, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Quốc hội cũng cho phép được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt cho dự án này. Đơn cử điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 14.250 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải giao về các địa phương, trong đó thành phố Hà Nội là 8.400 tỷ đồng, tỉnh Hưng Yên là 3.740 tỷ đồng và tỉnh Bắc Ninh là 2.110 tỷ đồng.

Đồng thời, cho phép sử dụng phần vốn nhà nước tham gia tối đa 66% sơ bộ tổng mức đầu tư dự án.

Cũng trong hôm nay, nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM cũng được Quốc hội thông qua.

Theo đó, tuyến đường dài 76 km, đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, chia thành 8 dự án thành phần, theo hình thức đầu tư công.

Đầu tư hơn 245.000 tỷ đồng để xây năm cao tốc và sẽ hoàn thành vào năm 2025 1
Dự án đầu tư khép kín đường vành đai 3 TP.HCM. Ảnh: Đức Tuân

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất 640 ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 70,24 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 103,52 ha, đất rừng sản xuất khoảng 16,82 ha, đất dân cư khoảng 64,1 ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 229,62 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 11,2 ha và đất khác khoảng 147,2 ha. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đã đầu tư.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng.

Tổng vốn đầu tư dự án là gần 75.400 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 là 61.000 tỷ đồng bao gồm 31.380 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách trung ương; gần 29.680 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong đó TP.HCM là gần 19.450 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai là 1.570 tỷ đồng, tỉnh Bình Dương là 7.800 tỷ đồng và tỉnh Long An là 850 tỷ đồng.

Nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.320 tỷ đồng, bao gồm 7.360 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách trung ương; 6.960 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong đó TP.HCM là 4.560 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai là gần 370 tỷ đồng, tỉnh Bình Dương là 1.830 tỷ đồng và tỉnh Long An là 200 tỷ đồng.

Dự án chuẩn bị đầu tư từ năm nay, cơ bản hoàn thành năm 2025, khai thác năm 2026.

UBND TP.HCM là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Tương tự dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Quốc hội cũng cho dự án này một số cơ chế, chính sách đặc biệt, trong đó có điều chỉnh kế hoạch đầu tư công như đã nói trên.

Việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 hơn 17.140 tỷ đồng, đã bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải giao về các địa phương để thực hiện dự án. Trong đó, TP.HCM là hơn 10.620 tỷ đồng, Đồng Nai 850 tỷ đồng, Bình Dương 4.260 tỷ đồng, Long An 1.390 tỷ đồng. Quốc hội cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương.

Chính phủ có nhiệm vụ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư dự án (không bao gồm đường song hành, đường đô thị), hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư dự án.

Cùng với đó, 3 tuyến cao tốc phía Nam với tổng vốn đầu tư 84.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư gồm tuyến Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vùng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn một. 

Các tuyến đường này đều sẽ hoàn thành năm 2025; hoàn thành toàn tuyến năm 2026, đưa vào sử dụng 2027.

Trong đó, tuyến Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn một dài 117 km, sử dụng hơn 930 ha đất; tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng từ ngân sách. Tuyến cao tốc này nhằm hình thành trục ngang kết nối Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung bộ; kết nối với các trục dọc, trung tâm kinh tế, cảng biển.

Dự án xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vùng Tàu giai đoạn một dài gần 54 km, sử dụng 500 ha đất; tổng vốn 17.800 tỷ đồng từ nguồn đầu tư công. Tuyến đường được kỳ vọng khi hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ với cao tốc Bắc Nam phía Đông, sân bay Long Thành.

Theo đó, tuyến đường sẽ phát huy tối đa tiềm năng cảng biển Cái Mép - Thị Vải; tạo động lực và không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ. 

Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn một dài 188km; sử dụng 1.200 ha đất; tổng vốn 44.600 tỷ đồng, từ ngân sách. Mục tiêu của tuyến đường nhằm hình thành trục ngang trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, qua Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng. Tuyến đường được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu vận tải hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam; tạo động lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long.

Phó thủ tướng: Không lùi các mốc tiến độ xây cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và 2

Phó thủ tướng: Không lùi các mốc tiến độ xây cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và 2

Tiêu điểm -  2 năm
“Mục tiêu không được phép thay đổi”, trong đó dứt khoát hoàn thành 361km của dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 trong năm nay và phê duyệt 12 dự án thành phần giai đoạn 2 trong tháng 6 để khởi công trong tháng 12/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Phó thủ tướng: Không lùi các mốc tiến độ xây cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và 2

Phó thủ tướng: Không lùi các mốc tiến độ xây cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và 2

Tiêu điểm -  2 năm
“Mục tiêu không được phép thay đổi”, trong đó dứt khoát hoàn thành 361km của dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 trong năm nay và phê duyệt 12 dự án thành phần giai đoạn 2 trong tháng 6 để khởi công trong tháng 12/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Phó thủ tướng: Không lùi các mốc tiến độ xây cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và 2

Phó thủ tướng: Không lùi các mốc tiến độ xây cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 và 2

Tiêu điểm -  2 năm

“Mục tiêu không được phép thay đổi”, trong đó dứt khoát hoàn thành 361km của dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 trong năm nay và phê duyệt 12 dự án thành phần giai đoạn 2 trong tháng 6 để khởi công trong tháng 12/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

Phó thủ tướng thúc tiến độ các dự án đường cao tốc giai đoạn 2021 – 2025

Phó thủ tướng thúc tiến độ các dự án đường cao tốc giai đoạn 2021 – 2025

Tiêu điểm -  3 năm

Đây là các dự án có quy mô dự án rất lớn, trong đó có 5 dự án quan trọng quốc gia và 4 dự án nhóm A, hướng tới mục tiêu có 3.000km đường bộ cao tốc đến năm 2025 và 5.000km đến năm 2030.

Quốc hội thông qua chủ trương xây thêm 729km cao tốc Bắc - Nam

Quốc hội thông qua chủ trương xây thêm 729km cao tốc Bắc - Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Tuyến cao tốc được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công, tổng vốn 146.990 tỷ đồng.

Đề xuất xây dựng 729km cao tốc giai đoạn 2021 – 2025

Đề xuất xây dựng 729km cao tốc giai đoạn 2021 – 2025

Tiêu điểm -  3 năm

Dự án này được chia làm 12 dự án thành phần vận hành độc lập, triển khai theo hình thức đầu tư công từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng gần 147.000 tỷ đồng.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  10 giờ

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  13 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Tiêu điểm -  16 giờ

Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.

Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương

Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương

Tiêu điểm -  1 ngày

Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Doanh nghiệp -  10 giờ

Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mcredit có tân tổng giám đốc

Mcredit có tân tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  10 giờ

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Bất động sản -  11 giờ

Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  13 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

Tủ sách quản trị -  16 giờ

“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.

Đọc nhiều