Bộ Tài chính: Asanzo có dấu hiệu trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng

Mai Linh Thứ ba, 29/10/2019 - 08:34

Ngoài ra, Asanzo còn có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo.

Quảng cáo “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” của Asanzo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, không đúng thực tế. Ảnh: Asanzo

Tại cuộc họp giữa Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (Ban 389) cùng các bộ, ngành liên quan, hàng loạt nghi vấn sai phạm liên quan đến CTCP Tập đoàn Asanzo đã được chỉ rõ.

Cụ thể, liên quan đến cáo buộc “lừa dối người tiêu dùng”, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết quy trình lắp ráp một số sản phẩm của Asanzo không đúng như quảng cáo.

Asanzo có 12 dãy bàn với chiều dài khoảng 30m, mỗi bàn 8 người làm việc để lắp ráp thủ công bằng cách bắt vít, không lắp cấu hình chính.

Về việc sử dụng cụm từ “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” cho một số sản phẩm, cơ quan điều tra xác định các thông tin quảng cáo không đúng với thực tế.

Theo điều tra, Asanzo đã ký hợp đồng dịch vụ số TA-AS24/2017 ngày 24/1/2017 với Sharp – Roxy (Hồng Kông LTD) tại Việt Nam để được cung cấp những phần mềm và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, trong hợp đồng cũng đề cập nội dung chuyển giao công nghệ lắp ráp chi tiết bằng video và thực hành trên mỗi phần của tivi.

Tuy nhiên từ khi ký hợp đồng đến hiện tại, công ty vẫn chưa thanh toán dịch vụ như trong hợp đồng đã ký kết do chưa xin được xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc chuyển giao công nghệ.

Ngày 19/9 vừa qua, dưới danh nghĩa công ty con tại Việt Nam của Tập đoàn Sharp, Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam vừa phát đi thông báo khẳng định lá thư xác nhận bởi Sharp-Roxy Hồng Kông được Asanzo công bố là giả mạo.

Sharp Việt Nam cũng có đơn tố cáo hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” của Asanzo.

Về danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định không nhận được và không xử lý bất kỳ hồ sơ nào đăng ký chuyển giao công nghệ liên quan đến Asanzo và các công ty có liên quan.

Dấu hiệu vi phạm trốn thuế, sở hữu trí tuệ

Về vấn đề thuế, các vi phạm của Asanzo được xác định ban đầu gồm khai thuế giá trị gia tăng không đúng quy định; kê khai chi phí được trừ không đúng quy định; không xuất hóa đơn; không nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt; ghi đầu vào của mặt hàng điều hòa không đúng thực tế.

Ngoài ra, Asanzo còn bị xử phạt với tình tiết tăng nặng do có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm. Tổng số tiền phạt, truy thu, chậm nộp của Asanzo ước tính là khoảng 47,6 tỷ đồng.

Asanzo có dấu hiệu trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng
Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT (giữa) tại buổi họp báo công bố thông tin của Asanzo.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng cho biết, Asanzo cũng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Cụ thể, kiểm tra 14 container khai báo hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu Asanzo (Công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty TNHH Đầu thư thương mại Việt Tài), xác định hàng hóa nhập khẩu gồm máy làm mát, lò nướng thủy tinh, lò nướng điện nguyên chiếc, xuất xứ “Made in China”, thể hiện bằng cách dán trực tiếp trên bao bì.

Kết quả giám định tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, xác định dấu hiệu “Asanzo và hình” gắn trên sản phẩm và bao bì máy làm mát là yếu tố xâm phạm bản quyền.

Cơ quan điều tra xác định, công ty TNHH đầu tư sản xuất Phương Nguyên Asanzo nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc về Việt Nam là hành vi nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Công Thương cho biết, việc cấp giấy chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao cho tập đoàn Asanzo là trách nhiệm của Hội Doanh nghiệp chất lượng cao TP.HCM, không phải của Bộ.

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Asanzo, Bộ Công Thương nhận định, với kết quả kiểm tra đạt được, tập đoàn này đã vi phạm những quy định về quản lý ngoại thương.

Với hàng hóa lắp ráp, tiêu thụ, lưu thông trong nước, Bộ Công Thương cho biết hiện chưa có quy định cụ thể nên rất khó để kết luận. Bộ này cho biết đang xây dựng Thông tư về ghi nhãn hàng hóa “Made in Vietnam”.

Đại diện cho doanh nghiệp, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết đến nay, VCCI chưa tiếp nhận được hồ sơ khai báo tư nhân của tập đoàn Asanzo, tức Asanzo chưa đến VCCI để đăng ký.

Đại diện VCCI khẳng định đơn vị này chưa có thông tin và chưa cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O cho Asanzo xuất hàng đi nước ngoài.

“Trước thông tin dư luận, VCCI có thành lập nhóm công tác làm việc với Asanzo nhằm trao đổi thông tin, phía Asanzo đưa ra quan điểm về vấn đề này, tuy nhiên thực tế, VCCI chưa tiếp xúc với bộ hồ sơ của công ty này”, bà Hương cho biết. 

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm
Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.
Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo: Tìm lời giải cho bài toán xuất xứ ‘Made in Vietnam’

Tiêu điểm -  5 năm
Sau trường hợp của Asanzo, nhiều chuyên gia cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về "Made in Vietnam" và quan trọng hơn là vấn đề quản lý chất lượng đối với sản phẩm ghi gắn nhãn xuất xứ.
Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’

Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’

Leader talk -  5 năm

Những khái niệm về “hàng Việt Nam”, “Thương hiệu Việt” hay xa xưa hơn là “Made in Vietnam” vẫn còn mập mờ và gây tranh cãi.

Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo

Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo

Doanh nghiệp -  6 năm

Asanzo công bố đạt tổng doanh thu hơn 4.600 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty thành viên cho thấy lợi nhuận chỉ đạt vài trăm triệu, thậm chí thua lỗ.

Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils

Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils

Doanh nghiệp -  1 giờ

Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.

FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ

FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ

Tiêu điểm -  1 giờ

Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp -  3 giờ

Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Bất động sản -  3 giờ

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tiêu điểm -  3 giờ

Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

EV One vào 'đường đua' đầu tư trạm sạc xe điện công cộng

EV One vào 'đường đua' đầu tư trạm sạc xe điện công cộng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Hạ tầng trạm sạc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua ô tô điện của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp tư nhân vẫn ‘hụt hơi’

Doanh nghiệp tư nhân vẫn ‘hụt hơi’

Tiêu điểm -  5 giờ

Doanh nghiệp tư nhân đối mặt với hàng loạt khó khăn về thủ tục hành chính, đơn hàng, dòng tiền.