Doanh nghiệp châu Á chật vật níu nhân sự cấp cao vì ô nhiễm không khí
Các doanh nghiệp châu Á đang phải đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân các nhân sự cấp cao tại những thành phố chìm trong khói bụi và ô nhiễm.
Hàm lượng bụi siêu nhỏ ở Hà Nội vượt ngưỡng cho phép chỉ mang tính cục bộ và trong một số ngày.
Tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm bụi mịn (bụi siêu nhỏ PM 2.5) xếp thứ hai Đông Nam Á là chưa chính xác. Bởi đây là báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, nhưng chỉ có số liệu của 20 thành phố thuộc 4/11 quốc gia ở Đông Nam Á. "Chưa có đầy đủ số liệu ở 11 nước Đông Nam Á nên không đủ cơ sở để đưa ra kết luận như trên", ông nói.
Ông Nhân cho biết, ô nhiễm môi trường ở Hà Nội thường tập trung vào mùa đông và mùa xuân (tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Theo kết quả từ trạm quan trắc không khí của Tổng cục Môi trường, 10 trạm quan trắc của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, tham chiếu số liệu từ Đại sứ quán Mỹ, quý I năm nay cho thấy có hàm lượng bụi mịn đã vượt quy chuẩn cho phép trong một số ngày.
Thứ trưởng thừa nhận, việc ô nhiễm bụi mịn vượt ngưỡng cho phép mang tính cục bộ ở Hà Nội là có thật. Nguyên nhân do tập trung cao mật độ giao thông, công trình xây dựng, nhà máy sản xuất, người dân đốt rác thải… nên mức độ ô nhiễm cao hơn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp cùng Hà Nội có nhiều giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí ở thủ đô. Cụ thể, xây thêm 80 trạm quan trắc không khí để phủ hết địa bàn để có cơ sở kết luận mức độ ô nhiễm chi tiết và chính xác. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với TP. Hà Nội và lãnh đạo thành phố cũng quyết tâm di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi thành phố.
Ngoài ra, Thủ tướng đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô nhằm hạn chế tối đa mức độ xả thải của phương tiện giao thông. Bộ Xây dựng đã chỉ đạo che chắn kỹ, giảm thiểu bụi, vật liệu xây dựng từ các công trình xây dựng trong thành phố.
Đầu tháng 3/2019, Tổ chức giám sát chất lượng không khí AirVisual công bố Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo đó, so với năm 2017, chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện, lượng PM2.5 giảm từ 45,8 µg/m3 xuống 40,8µg/m3, nhưng vẫn đứng thứ hai danh sách các thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á, chỉ sau Jakarta thuộc Indonesia và xếp thứ 12 danh sách các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. TP HCM đứng thứ 15 danh sách các thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á.
Các doanh nghiệp châu Á đang phải đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút và giữ chân các nhân sự cấp cao tại những thành phố chìm trong khói bụi và ô nhiễm.
Hà Nội chỉ đứng sau mỗi thành phố Jakarta thuộc Indonesia về mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực Đông Nam Á
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà, việc khai thác titan tại Bình Thuận theo phương pháp tái tuần hoàn nước không gây ô nhiễm nước ngầm.
Một nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam là một trong những nước trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có môi trường bị ảnh hưởng nặng nề từ sản xuất nông nghiệp.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.