Tiêu điểm
Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Sẽ dồn tuyển 65.000 giáo viên trong năm 2023 và 2024
Ngành Giáo dục có ý định dồn tuyển 65.000 giáo viên biên chế từ nay đến năm 2024. Bởi các năm này nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn và nếu như sau năm 2024, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã xong, việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn tỉnh Quảng Bình) đã bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu 95.000 giáo viên phổ thông và mầm non hiện nay, một số môn học theo chương trình mới không tuyển được giáo viên.
Cùng với đó, hơn 14.000 giáo viên rời khỏi khu vực công trong 2,5 năm qua; đời sống của một bộ phận giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Do đó đại biểu Nga cho rằng cần phải có đánh giá và điều chỉnh chính sách về vấn đề này.
Không chỉ riêng đại biểu Nga, tại phiên thảo luận của Quốc hội đang diễn ra hôm qua và hôm nay, nhiều đại biểu cũng đã đề cập tới vấn đề thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc.
Trước băn khoăn và lo lắng trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc là hai vấn đề khác nhau nhưng có mỗi liên hệ mật thiết với nhau.
Ngành Giáo dục đã phối hợp với ngành Nội vụ tính toán và xác định số lượng giáo viên từ nay đến năm 2026 cần phải bù đắp, bổ sung là 107.000 giáo viên để duy trì hoạt động dạy và học bình thường, đồng thời thực hiện các mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, con số trên có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc.
Theo ông Sơn, tình trạng thiếu giáo viên vốn đã từ nhiều năm về trước, do số lượng bỏ việc, giảm biên chế, do nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số cần, do thừa thiếu cục bộ khó điều tiết, thiếu do tăng dân số tự nhiên.
Nếu lấy mốc thời gian từ tháng 9/2015, tổng số học sinh là trên 19 triệu, nhưng đến tháng 9/2022 đã lên đến hơn 23 triệu.
Trong khi đó, số giáo viên tại tháng 9/2015 trên cả nước là 1.156.000 giáo viên bậc mầm non đến phổ thông, đến thời điểm tháng 9/2022 có 1.227.000 giáo viên. Như vậy, số giáo viên chỉ nhích thêm khoảng 71.000 người, trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu.
.jpg)
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, xu hướng thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng là do 3 nhóm nguyên nhân chính.
Thứ nhất, biến động dồn dịch về dân số, một số vùng miền dồn về các thành phố lớn và các khu công nghiệp; vấn đề dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là các nhóm trẻ tư thục số lượng đóng cửa rất lớn.
Bên cạnh đó, do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non 5 tuổi; tăng từ học 1 buổi lên 2 buổi/ngày; chuẩn về tỷ lệ giáo viên trên học sinh và số học sinh trên lớp để đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học. Chuẩn này đã được xác định từ năm 2010 và đến năm 2019, trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học đã nhắc lại.
Theo ông Sơn, muốn nâng cao chất lượng, không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn trên lớp. Nếu số lượng học sinh/lớp mà 60 - 65, thậm chí hơn thế sẽ rất khó để nâng cao chất lượng dạy và học.
Thứ hai, một thời gian dài không tuyển, không tuyển được, nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác còn vấn đề thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các ngành khác.
Thứ ba, phải triển khai một số môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, kỹ năng của người học.
Chẳng hạn như môn Tin học, Ngoại ngữ bắt buộc từ lớp 3 vào năm 2022, còn học sinh THPT học môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Theo con số thống kê thì chỉ số giáo viên dành cho các môn học mới đến năm 2025, 2026 thiếu 26.228 giáo viên để đảm bảo cho các môn.
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết vừa qua Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các Sở Nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.
Cũng lưu ý, ngoài việc thiếu chỉ tiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng. Ông đề nghị các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này.
Trong số 65.000 chỉ tiêu, tuy là rải rác đến năm 2026 nhưng ông mong ngành Nội vụ phối hợp để dồn chỉ tiêu này cho năm 2023 và năm 2024. Bởi đây là các năm nhu cầu giáo viên cho các môn học mới rất lớn và nếu như sau năm 2024, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã xong, việc tuyển dụng không còn nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên, việc dồn vào tuyển dụng cũng sẽ dẫn đến những khó khăn khác như nguồn tuyển và tăng chỉ tiêu đào tạo. Các địa phương cần tuyển ngay, tránh tình trạng để dồn 2 - 3 năm mới tuyển.
Một trong các chính sách rất quan trọng là tăng lương cho giáo viên, chính sách này đang được Chính phủ tính toán, sẽ là giải pháp quan trọng để giải quyết đời sống, tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác.
Đặc biệt, giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, số nghỉ việc ở bậc mầm non chiếm trên 40%. Vì vậy, ông Sơn đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non.
Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non đang tính 35%, nếu tốt nhất tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non tương tự như phụ cấp ưu đãi của y tế cấp cơ sở, nếu không thì cũng tối thiểu tăng 35% lên 70% ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở.
Một chính sách nữa để giải quyết thiếu giáo viên là cân nhắc việc giảm biên chế 10%. Ngoài ra, đề nghị giám sát, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng đảm bảo việc tuyển dụng công khai, công bằng, tránh phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng giáo viên. Nếu phát sinh vấn đế tiêu cực trong tuyển dụng có thể là một trong những lý do khiến nhiều người không muốn ứng tuyển. Đây là điều hết sức lưu ý, đề phòng.
Các địa phương cần tăng cường dùng ngân sách địa phương để ký các hợp đồng đối với giáo viên mà không thuộc các chỉ tiêu biên chế. Hiện còn thiếu căn cứ pháp lý cho việc này. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Bộ Giáo dục và đào tạo đang phối hợp với các bộ, ngành để có cơ chế cho các địa phương thực hiện.
Tìm giải pháp căn cơ đào tạo nhân lực
Startup giáo dục Marathon Education nhận vốn vòng hạt giống
Năm ngoái, Marathon từng huy động được 1,5 triệu USD vốn đầu tư cho vòng tiền hạt giống. Sau hơn một năm thành lập, startup duy trì tốc độ tăng trưởng 30% mỗi tháng.
Bộ Giáo dục sẽ tăng cường thanh tra các trường đại học
Tăng cường kiểm định chất lượng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công khai kết quả kiểm định, danh sách các trường đại học vi phạm để xã hội giám sát, người học lựa chọn là giải pháp mà Bộ Giáo dục sẽ làm trong thời gian tới nhằm tạo động lực để các trường tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Mảng giáo dục và đầu tư giúp FPT lãi lớn
Trong 8 tháng đầu năm nay, doanh thu từ mảng giao dịch, đầu tư và hoạt động khác mang về 2.017 tỷ đồng cho Tập đoàn FPT nhưng đạt lợi nhuận trước thuế hơn 765 tỷ đồng.
Khát vọng giáo dục của nhà sáng lập TH School
Sự ra đời của TH School mang theo khát vọng của nhà sáng lập, Anh hùng lao động Thái Hương, đó là xây dựng một ngôi trường dạy chương trình chuẩn quốc tế, kết hợp với chương trình Việt Nam học tinh lọc, qua đó chuẩn bị cho học sinh “một tấm vé” trở thành công dân toàn cầu, hòa nhập nhưng không hòa tan.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.