Tiêu điểm
Bộ Giáo dục sẽ tăng cường thanh tra các trường đại học
Tăng cường kiểm định chất lượng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công khai kết quả kiểm định, danh sách các trường đại học vi phạm để xã hội giám sát, người học lựa chọn là giải pháp mà Bộ Giáo dục sẽ làm trong thời gian tới nhằm tạo động lực để các trường tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Theo báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo gửi đại biểu Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2 ngày 30/9, bộ cho biết đang khẩn trương xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong quý IV/2022.
Quy hoạch lần này sẽ hướng tới thiết lập một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời.
Từ đó đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, tăng cường ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ; bảo đảm đầu tư công bằng, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả, đồng thời là cơ sở huy động nguồn lực xã hội phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
Bên cạnh đó, bộ cũng đang hoàn thiện cơ chế tự chủ cho các trường đại học, định hướng phát triển cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm; ban hành thông tư trong đó cho phép mở ngành đào tạo khối sức khỏe tại các trường đại học. Đây là nhiệm vụ mà bộ được giao phải hoàn thành vào tháng 12/2022.
Đến nay, cả nước có 154/170 trường đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động theo quy định, đây là một trong những nôi dung trong hoạt động tự chủ.
Theo báo cáo, thời gian qua, bên cạnh việc mở ngành đào tạo mới, phát triển các chương trình liên kết đào tạo trong và ngoài nước, các trường cũng tích cực điều chỉnh các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học; đổi mới phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận với chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế.
“Tự chủ đại học đang tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tuyển sinh, thu hút sinh viên giỏi”, Bộ Giáo dục và đào tạo nhận định.
Quy mô tuyển sinh sinh viên hệ đại trà sau tự chủ có xu hướng giảm, thay vào đó là tăng quy mô tuyển sinh các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao, liên kết đào tạo với nước ngoài và đào tạo bằng tiếng Anh.
Cùng với đó là tiếp tục phát triển mô hình trường đại học xuất sắc như Trường đại học Việt – Pháp, Việt – Đức, Việt – Nhật. Thúc đẩy hợp tác đại học với doanh nghiệp, gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội.
Thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục rà soát các nhóm vấn đề bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý như yêu cầu công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng và trách nhiệm giải trình của các trường đại học khi thực hiện tự chủ.
Đồng thời, tăng cường kiểm định chất lượng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, công khai kết quả kiểm định, danh sách các trường đại học vi phạm để xã hội giám sát, người học, tạo động lực để các trường tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong trường đại học, bộ đã đề xuất ban hành các chính sách như ban hành định hướng, chiến lược phát triển khoa học học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm cần thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo tại các trường đại học ở Việt Nam;
Và chính sách nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên, nhà khoa học thông qua các chương trình, dự án và hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài; hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh với sự tham gia của nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài; chính sách thúc đẩy tự chủ đại học về khoa học và công nghệ…
Đến nay, tính riêng các trường đại học thuộc bộ, số công bố khoa học quốc tế, công bố trong nước, sáng chế và tài sản trí tuệ khác đang tăng dần qua các năm; nhiều đề tài, nhiệm vụ đã đóng góp quan trọng, thiết thực cho các ngành công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tháng 8/2022, website research.com đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học theo 24 lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có 10 người có tên trong bảng xếp hạng trong 6 lĩnh vực gồm kỹ thuật công nghệ, khoa học máy tính, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, cơ khí và kỹ thuật hàng không vũ trụ, y học cộng đồng.
Điều này phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy phải đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu mạnh, trường đại học và mũi nhọn trọng điểm để khoa học công nghệ Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn với khoa học của thế giới.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các trường đại học đề xuất, xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo năm 2023 đúng tiến độ, khả thi để tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, đồng thời phát huy tự chủ, liên kết với khu vực doanh nghiệp, hợp tác quốc tế để thực hiện nghiên cứu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Mặc khác, sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học trong năm 2022 làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo trong cơ sở giáo dục đại học thời gian tới.
Tự chủ đại học: Cần thực hiện đúng hướng và đúng quy luật
Vingroup tham gia chương trình thành viên đặc biệt của Đại học công nghệ MIT
Là thành viên đầu tiên đến từ Việt Nam, đồng hành cùng hơn 240 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, Vingroup khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực công nghệ - công nghiệp tại Việt Nam, kết nối trí tuệ toàn cầu để mang đến những công nghệ mới, phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Đại học sáng nghiệp: Mảnh ghép còn thiếu cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Trong bối cảnh hiện nay, các trường đại học không chỉ cần làm tốt nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu mà phải trở thành cầu nối giữa học thuật và thực tế, dẫn dắt hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Từ chàng trai bỏ học đại học đến tỷ phú công nghệ giàu nhất châu Âu
Theo Forbes, ông Guillaume Pousaz, tỷ phú Thụy Sĩ, ông chủ của hãng fintech Checkout.com vừa trở thành doanh nhân công nghệ giàu nhất châu Âu sau một vòng gọi vốn mới.
Ba bài học của Chủ tịch đại học Fulbright mùa Covid
Là một người sinh ra và lớn lên trong thời chiến tranh, chứng kiến và trải nghiệm nhiều thăng trầm lịch sử, Chủ tịch đại học Fulbright Đàm Thu Thủy luôn tin rằng, mỗi biến cố xảy ra trong cuộc sống vốn dĩ biến động khôn lường đều mang theo những bài học đắt giá.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…
Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?
Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.