Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra bốn giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu năm 2018

Hoàng Châu Thứ bảy, 30/12/2017 - 14:32

Kết quả cụ thể là đã tăng thêm 3 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD, đưa tổng số thị trường có kim ngạch từ 1 tỷ USD từ 26 lên 29 trong năm qua.kết quả cụ thể là đã tăng thêm 3 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD, đưa tổng số thị trường có kim ngạch từ 1 tỷ USD từ 26 lên 29 trong năm qua.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.

Tiếp tục chương trình hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, các bộ trưởng, trưởng ngành đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị quan trọng góp phần đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra cho kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2018, trong đó, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu là nội dung quan trọng được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đặt ra.

Nêu bật những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2017 với việc lần đầu tiên chúng ta đạt 13/13 chỉ tiêu Quốc hội giao, trong đó có những chỉ tiêu vượt rất cao so với kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đặc biệt nhấn mạnh chỉ tiêu xuất, nhập khẩu hàng hoá với con số 400 tỷ USD tổng kim ngạch đạt được trong năm.

“Xuất, nhập khẩu đạt được tốc độ tăng trưởng 21,1%, gấp 3 lần so với chỉ tiêu kế hoạch có nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi, nguyên nhân quan trọng nhất là việc chúng ta đã chủ động bám sát diễn biến, bối cảnh thị trường trong và ngoài nước để kịp thời chỉ đạo, điều hành linh hoạt, từ chính sách đến công tác tháo gỡ khó khăn cho từng ngành, từng lĩnh vực và doanh nghiệp”, bộ trưởng nhận định.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, để có được kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động xuất, nhập khẩu trong năm 2017 phải kể đến công tác đối ngoại, hội nhập với sự chủ động, kiên quyết của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Đưa dẫn chứng, Bộ trưởng cho biết, trong năm qua, xu hướng bảo hộ mậu dịch của các đối tác quốc tế có chiều hướng gia tăng, đã gây ra nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong nước. Trước tình hình đó, qua công tác đối ngoại cấp cao, Chính phủ đã từng bước tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại tại thị trường quốc tế để thúc đẩy xuất nhập khẩu của các ngành hàng, doanh nghiệp trong nước.

“Bên cạnh đó, với rất nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, như: Gỗ, da giày, dệt may, công nghiệp chế biến, chế tạo… không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn mà còn tạo được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp” - Bộ trưởng khẳng định.

Cùng với đó, việc khai thác thị trường xuất, nhập khẩu mới cũng được người đứng đầu ngành Công Thương nêu ra như một trong những giải pháp rất hữu hiệu trong năm 2017, đóng góp quan trọng vào thành tích xuất, nhập khẩu của cả nước. 

Theo đó, bên cạnh việc duy trì ổn định hoạt động ngoại thương với những thị trường truyền thống, chúng ta đã tận dụng tối đa cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để mở nhiều thị trường mới cho hàng hoá Việt Nam, nhất là những mặt hàng chúng ta có thế mạnh mà kết quả cụ thể là đã tăng thêm 3 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD, đưa tổng số thị trường có kim ngạch từ 1 tỷ USD từ 26 lên 29 trong năm qua.

Để phát huy kết quả xuất, nhập khẩu đã đạt được, trong năm 2018, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trước hết, từ Trung ương đến địa phương, cần triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn công tác cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngành và doanh nghiệp Nhà nước, trong đó, phải lấy tiêu chí về năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và hiệu quả trong đầu tư làm thước đo cuối cùng.

Thêm một giải pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đưa ra là đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển thị trường trong nước, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.

“Lực lượng Quản lý thị trường với mô hình tổ chức, quản lý mới theo chiều dọc sẽ cùng với các lực lượng chức năng khác tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với những hành vi gian lận thương mại” - Bộ trưởng nói và đưa ra giải pháp thứ tư, là đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế bằng những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ký kết, phê duyệt các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước để tạo dư địa mới cho hàng hoá Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.

“Trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập, cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành thông qua các chương trình hành động cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết luận.

Từ 1/1/2018: Không tận dụng xuất khẩu sẽ bị hàng hóa ASEAN đè bẹp

Từ 1/1/2018: Không tận dụng xuất khẩu sẽ bị hàng hóa ASEAN đè bẹp

Tiêu điểm -  7 năm
Vào 1/1/2018, theo đúng lộ trình thực hiện các cam kết với Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam đã gỡ bỏ hàng rào thuế quan cho các nước ASEAN giảm đến 98%. Nếu không làm tốt việc xuất khẩu, Việt Nam sẽ bị hàng hóa nước bạn đè bẹp ngay sân nhà.
Từ 1/1/2018: Không tận dụng xuất khẩu sẽ bị hàng hóa ASEAN đè bẹp

Từ 1/1/2018: Không tận dụng xuất khẩu sẽ bị hàng hóa ASEAN đè bẹp

Tiêu điểm -  7 năm
Vào 1/1/2018, theo đúng lộ trình thực hiện các cam kết với Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam đã gỡ bỏ hàng rào thuế quan cho các nước ASEAN giảm đến 98%. Nếu không làm tốt việc xuất khẩu, Việt Nam sẽ bị hàng hóa nước bạn đè bẹp ngay sân nhà.
Bộ Công Thương kết luận 3 dấu hiệu vi phạm pháp luật của Khaisilk

Bộ Công Thương kết luận 3 dấu hiệu vi phạm pháp luật của Khaisilk

Tiêu điểm -  7 năm

Sau khi kiểm tra và phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự của công ty TNHH Khải Đức (Khaisilk), Bộ Công Thương đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Bộ Công Thương đề nghị kỷ luật 6 cựu lãnh đạo PVN

Bộ Công Thương đề nghị kỷ luật 6 cựu lãnh đạo PVN

Tiêu điểm -  7 năm

Bộ Công Thương vừa có văn bản báo cáo gửi cơ quan chức năng về đề nghị xử lý kỷ luật đối với 6 cựu lãnh đạo ngành dầu khí do liên quan đến hàng loạt sai phạm tại các dự án nhiên liệu sinh học và dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ.

Phải sửa 16 nghị định để xóa 675 giấy phép con của Bộ Công Thương

Phải sửa 16 nghị định để xóa 675 giấy phép con của Bộ Công Thương

Tiêu điểm -  7 năm

Bộ Công thương đã trình Chính Phủ đề xuất sử dụng một nghị định để sửa đổi nhiều nghị định, nhằm nhanh chóng cắt giảm các điều kiện kinh doanh cản trở doanh nghiệp.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  45 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.