Bphone 2 có trụ được trên thị trường hay không? (kỳ 2)
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
LTS: Từ ngày 18 đến 20/8, TheLEADER.vn đã đăng tải một loạt nhận định của các CEO, chuyên gia công nghệ, thương hiệu, marketing về việc ra mắt và kinh doanh Bphone 2 của BKAV với tựa đề " Bphone 2 có trụ được trên thị trường hay không?" . Đa số ý kiến khen ngợi ông Nguyễn Tử Quảng, CEO BKAV, đã dũng cảm và kiên trì khi cho ra đời Bphone 2 sau thất bại của Bphone 1, nung nấu quyết tâm có một smartphone "made in Việt Nam". Nhưng, từ nhiều góc nhìn khác nhau, các doanh nhân, chuyên gia cũng thẳng thắn nêu ra những vấn nạn, những thách thức mà Bphone 2 phải đương đầu.
Đó là vấn nạn về công nghệ, phương thức bán hàng, định vị và phát triển thương hiệu, thách thức khi tham gia cuộc chiến giành thị phần với những smartphone ngoại nhập nổi tiếng hiện nay. Ở góc độ quản trị doanh nghiệp, Toà soạn TheLEADER nghĩ rằng những ý kiến đóng góp đó không chỉ hữu ích cho ban lãnh đao BKAV mà còn cho những doanh nghiệp nào muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường,
Cuộc thảo luận về Bphone 2 xin được khép lại ở đây, và sắp tới Chương trình "Cafe quản trị" của TheLEADER sẽ lần lượt đưa ra những chủ đề thảo luận khác mong đón nhận sự tham gia của bạn đọc, các doanh nhân và các chuyên gia kinh tế.
BPhone 2 chỉ có thể mong chờ vào yếu tố “Người Việt ủng hộ hàng Việt”
(Ông Phạm Phú Trường, CEO GIBC)
Việc CEO Nguyễn Tử Quảng của BKAV công bố sản phẩm BPhone 2 là một tín hiệu mừng vì người Việt Nam tiếp tục dấn sâu vào cuộc chơi lớn về công nghệ, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Hơn thế nữa, BPhone 2 còn được quảng cáo có vài tính năng hơn hẳn một số sản phẩm nổi tiếng hiện nay.
Tuy nhiên, thời điểm này vẫn quá sớm để đánh giá khả năng thành công – vốn chỉ người tiêu dùng mới có thể quyết định. Đối với BPhone 2, tôi có vài nhận xét dưới góc độ chiến lược thương hiệu và sản phẩm.
Về thương hiệu, BKAV nổi tiếng nhất với phần mềm anti-virus của họ. Vì vậy, giữa BKAV và thị trường smartphone vẫn chưa có mối liên kết mạnh. Tuy quan trọng, nhưng thương hiệu BKAV không là yếu tố tiên quyết để thúc đẩy người dùng chấp nhận mua BPhone 2.
Về sản phẩm, BPhone làm một thương hiệu mới trên thị trường. Bên cạnh thất bại của thế hệ đầu, BPhone 2 còn bị “soi” một số lỗi truyền thông trong buổi mắt ra ngày 08/08 vừa qua. Người tiêu dùng tìm đến Thế Giới Di Động (TGDĐ) để trải nghiệm BPhone 2 có thể chủ yếu là vì tò mò, xem sản phẩm có thực sự như lời giới thiệu hay không.
Do đó, xét về khía cạnh thương hiệu, BPhone 2 sẽ gặp thách thức rất lớn khi cạnh tranh với những tên tuổi khác đã được định vị rõ ràng trên thị trường toàn cầu cũng như Việt Nam.
Về giá bán, với giá gần 10 triệu đồng, BPhone 2 sẽ cạnh tranh trực tiếp với phân khúc cao cấp của các hãng Xiaomi, Oppo, Asus… và đầu cao cấp của Samsung, Sony… Tuy nhiên, để hỗ trợ người tiêu dùng hài lòng với mức giá này, có lẽ BKAV cần truyền thông rõ ràng một số yếu tố sau:
- Sự đột phát về công nghệ trong sản phẩm đem lại giá trị gì cho người sử dụng? Mất khoảng bao lâu để họ cảm nhận được sự khác biệt giữa BPhone 2 và đối thủ cạnh tranh?
- Sau khi sở hữu BPhone 2, người tiêu dùng sẽ được hưởng chế độ hậu mãi, dịch vụ bảo hành như thế nào?
- BKAV sẽ tiến hành cập nhật, cải tiến BOS ra sao? Liệu BPhone 2 sẽ bị “bỏ rơi” ở nền tảng Android Nougat 7.1.2 hiện tại?
Về hệ thống phân phối, không như thế hệ trước, BPhone 2 được phân phối theo hệ thống của Thế giới di động. Điều này sẽ vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu đối với BPhone 2:
- Nhờ vào độ phủ rộng khắp Việt Nam, vị trí đẹp của Thế giới di động, BKAV có thể giảm chi phí xây dựng hệ thống phân phối, tạo điều kiện cho nhiều người tiêu dùng tiếp cận Thế giới di động.
- Tuy nhiên, BPhone 2 sẽ phải trực tiếp cạnh tranh với các sản phẩm khác, người dùng sẽ không có nhiều thời gian để trải nghiệm sản phẩm.
Về quản trị và Tài chính, so với các tập đoàn toàn cầu, tài chính của BKAV cũng sẽ eo hẹp hơn; hệ thống quản trị của BKAV sẽ còn nhiều điều cần phát triển nhằm đeo đuổi chiến lược bền vững và ổn định cho BPhone 2, và cho cả các sản phẩm tiếp theo.
Vì vậy, sự thành công của BPhone 2 chỉ có thể mong chờ vào yếu tố “Người Việt ủng hộ hàng Việt”.
Sản xuất smartphone khó có thể là cuộc chơi thành công ở Việt Nam
(Đỗ Trí Hiếu, CEO Công ty TNHH TM Hạnh Long)
Một năm trở lại đây, các thương hiệu smartphone nổi tiếng như HTC, LG, ASUS…đã rời khỏi các kệ hàng điện thoại di động. Các nhà kinh doanh điện thoại di động cho biết họ đã từ chối nhận bán những sản phẩm này vì không hiệu quả.
Rõ ràng, thị trường smartphone ở Việt Nam diễn ra sự cạnh tranh rất khắc nghiệt và ngay những dòng điện thoại cao cấp đã từng bám rễ vào thị trường này cũng phải thất bại. Những thương hiệu smartphone nói trên nếu muốn trở lại, có chỗ đứng trên thị trường điện thoại di động ở Việt Nam chắc chắn sẽ không dễ.
Ngày 19/8, Bphone 2, một sản phẩm smartphone mang thương hiệu Việt Nam đã có mặt ở hàng loạt cửa hàng bán điện thoại của Thế giới di động. Tôi có cảm tình và tôn trọng dũng khí cũng như sự kiên trì của ông Nguyễn Tử Quảng khi quyết tâm bán sản phẩm Bphone 2 sau thất bại của Bphone 1 cách đây hai năm, nhưng có nhiều thách thức đang chờ đợi anh Quảng “nổ’. Những thách thức đó là gì?
Thứ nhất, BKAV đã lao vào sản xuất và kinh doanh dòng điện thoại cao cấp với giá bản lẻ Bphone 2 gần 10 triệu đồng là phân khúc cạnh tranh khó khăn. Lâu nay ở Việt Nam đã có những dòng sản phẩm điện thoại di động như Bavapen, Qphone… mang thương hiệu Việt Nam chỉ bán ở phân khúc giá rẻ từ 3 triệu đồng trở xuống, nhưng chiếm thị phần cực kỳ nhỏ và kinh doanh không thành công. Việc BKAV kinh doanh dòng điện thoại cao cấp sẽ đụng những “ông lớn” như Apple, Samsung đang đứng ở vị trí “ngôi sao” tại Việt Nam và đã hấp dẫn người tiêu dùng nhiều năm, sẽ là những đối thủ mà Bphone 2 rất khó đương đầu.
Thứ hai, về mặt tài chính, các hãng điện thoại di động ở các nước phát triển có nguồn vốn lớn marketing để quảng bá sản phẩm trên phạm vi toàn cầu, mà chắc chắn là BKAV dù chỉ bán ở Việt Nam cũng chưa chắc đủ chi phí về lâu về dài để quảng bá và truyền thông sản phẩm.
Thứ ba, về mặt tính năng và hình dáng, Bphone 2 lại không có gì khác biệt so với một số smartphone khác cho nên chưa tạo ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng. Hơn nữa, họ cần thời gian sử dụng để kiểm chứng công nghệ của Bphone 2 như thế nào, có đáng tin cậy hay không.
Tôi cũng chưa thấy anh Nguyễn Tử Quảng có chiến lược định vị sản phẩm và phát triển sản phẩm trên thị trường như thế nào ngoài việc “ồn ào” tổ chức lễ ra mắt để giới thiệu sản phẩm. Thiếu một chiến lược kinh doanh trong lúc chỉ nặng về hình thức quảng bá, thì không biết sản phẩm Bphone 2 sẽ đi về đâu. Sản xuất và kinh doanh điện thoại đã khó, kinh doanh smartphone lại càng khó hơn đối với các doanh nghiệp ở các nước kém phát triển như Việt Nam.
Bphone 2 sẽ gặp rất nhiều thách thức
(Bùi Ngọc Anh, Cựu CEO AVC Edelman)
Tôi rất mong muốn anh Quảng sẽ thành công vì anh là người dũng cảm và dám nghĩ dám làm nhưng đứng từ góc độ kinh doanh thì Bphone sẽ gặp rất nhiều thách thức vì tôi không biết thật sự giá trị của Bphone tạo ra cho người tiêu dùng so với các thương hiệu cạnh tranh khác nằm ơ đâu?
Đối với phân khúc giá mà Bphone định vị có lẽ rất khó hấp dẫn họ chỉ vì giá rẻ hơn một chút mà họ chọn mua Bphone. Người tiêu dùng khi chọn mua bất kỳ sản phẩm gì đều phải thấy rõ giá trị của nó hơn là vì sản phẩm ấy của người Việt.
Trong thời đại ngày nay với sự cởi mở của thông tin và mạng xã hội, rất khó để lấy lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm nếu sản phẩm đó không thật sự đặc biệt và mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm tuyệt với giống như Iphone đã làm.
Thị trường smartphone là thị trường rất cạnh tranh vì toàn các tên tuổi lớn với lợi thế về công nghệ, hệ thống sinh thái cộng hưởng được đầu tư R&D bài bản, lâu dài để tạo sự khác biệt, chưa kể lợi thế qui mô với doanh số toàn cầu và ngân sách tiếp thị lớn, nên tôi không biết Bphone có điểm mạnh nào trong các yếu tố nêu trên để cạnh tranh trong phân khúc giá cao còn trong phân khúc giá rẻ thì chắc chắn Bphone sẽ vô cùng khó khăn vì không có lợi thế về qui mô, lợi nhuận thấp , chưa kể gặp phải điện thoại Trung Quốc mà những ông lớn như Samsung hay Nokia còn cạnh tranh vất vả.
Vể mặt thương hiệu Bphone cũng còn mới, không dễ gì để lấy được ấn tượng của người tiêu dùng nhất là định kiến của người tiêu dùng Việt với các sản phẩm công nghệ do người Việt làm vẫn còn quá lớn mà các chương trình tiếp thị của Bphone thì cũng thật sự chưa có gì ấn tượng để thu hút người tiêu dùng kể cả về chất lẫn về lượng. Đến bây giờ tôi chỉ biết mỗi từ "Chất" của Bphone nhưng chất ấy là cái gì thì có lẽ phần lớn người tiêu dùng không hiểu.
Tóm lại sản phẩm vẫn là quan trọng nhất để quyết định thành công, nếu sản phẩm không thật sự khác biệt thì dù anh Quảng có phân phối thông qua hệ thống Thế giới đi động thì thách thức phía trước vẫn là rất lớn.
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
Ông chủ ‘đế chế tivi Việt’ Phạm Văn Tam sẽ chính thức tham chiến thị trường điện thoại thông minh từ 15/8 với thương hiệu smartphone Asanzo.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.