Bphone 2 có trụ được trên thị trường hay không? (kỳ 1)
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
Hôm nay 19/8, Bphone 2 chính thức được phân phối qua hệ thống bán hàng của Thế giới di động. Giá bán lẻ một chiếc Bphone 2 là 9.789.000 đồng.
Sau thất bại của Bphone 1 cách đây hai năm, nhiều người nhận xét cách thể hiện của người đứng đầu BKAV đã thay đổi. Người ta không còn thấy những thông điệp như “nhất thế giới” trong buổi lễ giới thiệu Bphone 1 năm 2015, mà ông Nguyễn Tử Quảng chỉ giới thiệu những tính năng “vượt trội” và đưa ra những so sánh trực quan với những sản phẩm của một số đối thủ.
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone hay không, hay sẽ tàn lụi? TheLEADER đã đặt câu hỏi này với các chuyên gia công nghệ, chuyên gia quản trị, marketing… và đã nhận được một số ý kiến, đưa ra những góc nhìn khác nhau, như những bài học đầy hữu ích cho chủ doanh nghiệp.
TheLEADER xin trích đăng ý kiến đóng góp của các doanh nhân, chuyên gia về Bphone 2.
Bphone 2 nhận thức sai về “Chiến lược tạo khan hiếm”
(Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang)
Theo chính sách bán hàng của BKAV, những người muốn mua Bphone 2 phải đăng ký, ngày 19/08 Bphone 2 mới chính thức được phân phối qua hệ thống bán hàng của Thế Giới Di Động. Giá bán lẻ một chiếc Bphone 2 là 9.789.000 đồng.
Theo tôi, về chiến lược, Bphone nhận thức sai về “Chiến lược tạo khan hiếm”. Sai lầm này có vẻ đang lặp lại dù là bài học cơ bản.
Thứ nhất, thương hiệu hình thành bởi khách hàng chứ không phải bởi Mr Nguyễn Tử Quảng hay Bphone. Thứ hai, chiến thuật khan hiếm chỉ có hiệu quả đối với với những thương hiệu mạnh (đã được công nhận). Ví dụ như Apple, Iphone hay Bia Sài Gòn 333 vào dịp Tết. Chỉ với thế mạnh 1.000 điểm bán của đối tác phân phối Thế Giới Di Động thì kiểu “đăng ký, sếp hàng chờ” giống như Apple Store ở Đại Lộ 5 (New York) là một điều khôi hài…
Về định vị và truyền thông, thông điệp “Chất đến từng Đồng” nó là chiến thuật định vị ‘Value for Money’ mà ở đây anh Nguyễn Tử Quảng áp dụng cho mặt hàng giá cao thì không đúng lắm. Khi định vị giá cao, người ta quảng bá những giá trị vượt trội, mà không đề cập đến giá trị đồng tiền.
Cần lưu ý “một chữ” trong thông điệp chính (core message, hay claim) sẽ ghi sâu vào tâm trí khách hàng. Bài thuyết trình cá nhân của CEO này gần như không có trọng tâm, chỉ là copy phong cách của ngài Steve Job, ngay từ cái tên theo mô thức Bphone cũng đã copy rồi, cho nên không thể nói là “nhất thế giới” khi mà dùng ý tưởng thương hiệu Me-too.
Theo tôi, khả năng thành công của Bphone 2 là 70% so với 30% của Bphone 1 (nghĩa là vẫn chưa hoàn hảo theo phân tích 4P và 7P của mình), nổi bật nhất trong status này đó là hệ thống 1000 cửa hàng của Thế Giới Di Động (so với “chiến lược” tạo sự khan hiếm lần trước). Có lẽ điểm yếu (-) của B.02 nằm ở P2. và P4. so với điểm (+) nằm ở P1. và P3. Tuy nhiên ngay cả P4. cũng đã nâng cấp bằng Mass Media giờ vàng trên VTV.
Marketing chiến lược có đến 7P yếu tố then chốt, không thể phân tích phiến diện để đánh giá, càng không thể phân tích dựa trên cảm tính "Yêu Nó hay Ghét Nó" (để tránh đơn phương single-minded).
Cuộc hành quân dài hơi của ngành công nghệ phải do R&D dẫn dắt
(Vũ Thập, CEO D'FURNI)
Sau thất bại lớn Bphone 1, BKAV và CEO Nguyễn Tử Quảng vẫn đứng dậy kiên nhẫn đầu tư lớn thể hiện ý chí mạnh mẽ, theo đuổi dài hạn. Tôi khâm phục điều đó!
Nhưng khi tôi tìm hiểu thông tin thì chưa đủ dữ liệu để đoán ra tầm nhìn Bphone 2, kế hoạch dài hạn nhóm điện thoại di động trong tập đoàn. Vậy BKAV đang … dấu sứ mệnh hay vẫn chỉ là một nhánh đầu tư thăm dò? Có vẻ tập thể Bphone đang đi theo tiếng gọi của cảm xúc. Năm 2015 thì “Siêu phẩm hàng đầu thế giới!”, năm 2017 thì “ Chất”, cái gì cũng chất.
Bản 2017 thiết kế không có đột phá mới, dáng iphone, nút home Samsung, hệ điều hành Android. Tôi không đi sâu về phần cứng, nhưng thấy không khác biệt lớn với các thương hiệu Đài Loan, Trung Quốc. Theo tôi chưa có lý do rõ ràng để thuyết phục người tiêu dùng bỏ ra gần 10 triệu để mua "CHẤT".
Về độ phủ thị trường, có vẻ Bphone chỉ tập trung tại Việt Nam. Trong khi các thương hiệu còn lại thì mở kênh phân phối toàn cầu, ví dụ như OPPO. Điều này sẽ tăng chi phí khấu hao với sản lượng thấp.
Công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện tại không tạo nên một nền sản xuất điện thoại di động hoàn chỉnh, mạnh, có tính cạnh tranh, do đó Bphone đang không có trợ lực, và phải lệ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp linh phụ kiện Trung Quốc.
Cuộc hành quân dài hơi của ngành công nghệ phải do R&D dẫn dắt. Sự gia nhập ngành bằng cách đột phá công nghệ; phải có thành công những dòng hàng tung ra đầu để tạo động lực, tài chính, và thương hiệu; và nội lực doanh nghiệp, nội lực của ngành điện thoại di dộng, nội lực của quốc gia…
Cả 3 yếu tố trên chưa thấy trong thời điểm này của BKAV, do đó R&D là xa xỉ đối với Bphone. Trong khi chiều ngược lại Trung Quốc với Huawei, OPPO, Xiaomi, ..., Đài Loan với HTC, Asus,...; Hàn Quốc với LG, Samsung,..; Mỹ với Iphone;... liên tục trình làng các công nghệ mới, mẫu mã mới trong các hội chợ công nghệ toàn cầu.
Trong truyền thông, Bphone 2017 đang đưa ra ưu thế “cho chất lượng âm thanh xuất sắc nhờ trang bị bộ giải mã âm thanh 32 bits/384 KHz được coi là tốt nhất hiện nay”.
Do đó, trong ngắn hạn Bphone có thể để lại tiếng vang về sự nỗ lực của doanh nghiệp Việt với công nghệ cao. Nhưng dài hạn thì Bphone không đủ sức đi đường dài chinh phục người tiêu dùng chứ chưa nói tới đối thủ tập kích.
(Còn tiếp)
Bphone 2 có bán chạy hay không, có trụ vững trên thị trường smartphone không hay sẽ tàn lụi?
Ông chủ ‘đế chế tivi Việt’ Phạm Văn Tam sẽ chính thức tham chiến thị trường điện thoại thông minh từ 15/8 với thương hiệu smartphone Asanzo.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.