Vì sao logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày càng đơn giản?
Đơn giản hóa là một trong những xu hướng mạnh nhất về logo trong những năm gần đây. Ngoài tính thẩm mỹ, còn những lý do khác đằng sau việc các thương hiệu đơn giản hóa logo của họ.
Ngày nay, khi bắt đầu kinh doanh, ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt, các chủ doanh nghiệp thường cố gắng tạo ra một logo bắt mắt, phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp mình để in lên biển hiệu, đăng lên những bài quảng cáo trên website... sao cho hình ảnh của doanh nghiệp ghi đậm dấu ấn trong lòng khách hàng.
Tuy nhiên, logo và nhãn hiệu có công dụng và hình thức thể hiện tương đối giống nhau, khiến nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Về bản chất, đây là hai khái niệm có liên quan, nhưng không tương đồng với nhau.
Logo thường bị hiểu nhầm là nhãn hiệu, nhưng về bản chất, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Logo là một biểu tượng được tạo thành từ những ký tự, hình ảnh và màu sắc để nhận diện một doanh nghiệp, góp phần tạo dựng vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Trong khi đó, nhãn hiệu được thể hiện với những hình thức đa dạng hơn, từ nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu ba chiều cho đến nhãn hiệu kết hợp của các yếu tố trên. Mới đây, Luật sửa đổi sở hữu trí tuệ Việt Nam 2022 đã chấp nhận bảo hộ cả nhãn hiệu âm thanh.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ có quy định về nhãn hiệu nhưng không có quy định về logo. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp muốn bảo vệ logo của mình, doanh nghiệp có thể đi đăng ký sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, logo thường có công dụng là một biểu tượng, biểu trưng cho một doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng logo của công ty trên những dòng sản phẩm của doanh nghiệp mình, đồng thời có thể sử dụng những nhãn hiệu, logo riêng biệt cho dòng sản phẩm đó.
Ví dụ, Unilever Việt Namcó logo công ty riêng và họ sử dụng các nhãn hiệu khác nhau cho từng dòng sản phẩm của công ty: Dầu gội Sunsilk, dầu gội Clear, sữa tắm Dove, kem đánh răng P/s, Closeup…
Như vậy, logo thường được dùng để nhận diện một doanh nghiệp, trong khi đó nhãn hiệu thường được dùng để phân biệt các dòng sản phẩm.
Logo có thể được bảo hộ theo ba cơ chế: quyền tác giả dưới dạng một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
Theo Điểm g, Khoản 1, Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, để được bảo hộ theo cơ chế tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, logo cần được thể hiện bởi những đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. Như vậy, logo công ty có thể được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và được bảo hộ quyền tác giả. Logo mặc nhiên được bảo hộ quyền tác giả khi tác phẩm hoàn thành.
Để bảo hộ logo theo cơ chế nhãn hiệu, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên. Những yêu cầu đối với việc đăng ký nhãn hiệu đối với logo tương tự như quy định đối với nhãn hiệu đã được đề cập ở trên.
Mức độ bảo hộ cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng yếu hơn so với bảo hộ nhãn hiệu vì chỉ khi doanh nghiệp khác có logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền. Còn đối với nhãn hiệu, chỉ cần doanh nghiệp có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký thì đã được xét là vi phạm.
Căn cứ vào mục đích sử dụng logo mà chủ sở hữu có thể lựa chọn tiến hành đăng ký bản quyền hoặc đăng ký nhãn hiệu. Hoặc để đảm bảo lợi ích tốt nhất, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký cả hai thủ tục này.
Hiện nay, Luật doanh nghiệp và Luật sở hữu trí tuệ không quy định bắt buộc công ty phải thực hiện đăng ký logo với cơ quan có thẩm quyền. Nếu công ty thấy việc đăng ký là không cần thiết hoặc công ty có thể tự bảo vệ cho logo của mình khi có tranh chấp thì công ty có thể lựa chọn không đăng ký.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn pháp lý, khi đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với các hình thức nhãn hiệu, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp, logo sẽ được bảo vệ dựa trên những đặc tính cụ thể của chúng – một dấu hiệu có tính pháp lý đặc thù.
Trong đó, logo thường được đăng ký chủ yếu dưới dạng nhãn hiệu. Như đã đề cập ở trên, khi được cấp văn bằng nhãn hiệu, logo công ty sẽ được bảo vệ với phạm vi rộng hơn.
Tuy nhiên, không nhiều chủ doanh nghiệp có thể nhận thức và nắm được sự quan trọng của việc đăng ký logo công ty. Chính vì thế, họ có thể không thực hiện hoặc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho logo của công ty mình sau khi hoạt động lâu năm. Như thế cũng đồng nghĩa với, logo, nhãn hiệu của công ty không được pháp luật bảo hộ và bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Đăng ký muộn đồng nghĩa với rủi ro trong thời gian chưa đăng ký có thể bị một bên thứ ba đăng ký mất.
Logo, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, sự ra đời của hàng loạt các nhãn hàng, thương hiệu, các hoạt động giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra rất thường xuyên, nếu doanh nghiệp không sở hữu cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, thì khả năng công ty phải chịu rủi ro pháp lý là điều khó tránh khỏi.
Hơn thế nữa, tình trạng pháp lý đối với quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty có thể rơi vào tình trạng trầm trọng nếu nhãn hiệu bạn đang kinh doanh bị đối thủ đăng ký logo nhãn hiệu đó trước, họ đương nhiên sở hữu độc quyền với logo và nhãn hiệu đó. Khi đó, họ có thể có quyền cấm bạn sử dụng. Như vậy mọi công sức, chi phí, kế hoạch xây dựng thương hiệu, các hoạt động marketing, quảng cáo cho công ty sẽ không còn.
Đơn giản hóa là một trong những xu hướng mạnh nhất về logo trong những năm gần đây. Ngoài tính thẩm mỹ, còn những lý do khác đằng sau việc các thương hiệu đơn giản hóa logo của họ.
Các danh mục đầu tư của Logos sẽ hướng tới phát triển cơ sở logistics tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
Những thương hiệu lớn có thể tiết kiệm hàng triệu đô la một năm và giúp bảo vệ môi trường chỉ bằng cách thay đổi một chút logo của họ: dùng ít mực hơn.
Ngày 29/11, Home Credit Việt Nam công bố thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.