Katy Perry thua trong cuộc chiến nhãn hiệu với nhà thiết kế thời trang Úc
Hoàng An
Thứ ba, 02/05/2023 - 07:38
Một tòa án Úc vừa phán quyết rằng siêu sao nhạc pop Katy Perry đã vi phạm nhãn hiệu ‘Katie Perry’ của một nhà thiết kế thời trang có trụ sở tại Sydney.
Katie Perry là tên khai sinh của nhà thiết kế thời trang Katie Taylor. Sau khi lấy chồng, họ của cô đã được lấy theo họ chồng – Taylor thay vì Perry.
Năm 2019, Katie Taylor đã đệ đơn kiện nữ ca sĩ Katy Perry, cáo buộc rằng nữ ca sĩ của bản hit đình đám “Hot N Cold” đã vi phạm nhãn hiệu của cô khi bán những sản phẩm của cô cho khán giả Úc với nhãn hiệu ‘Katy Perry’ trong những chuyến lưu diễn tại nước này vào năm 2014 và 2018.
Theo hồ sơ tòa án vào ngày thứ 5 vừa rồi, Thẩm phán tòa án liên bang Brigitte Markovic đã phán quyết rằng công ty của Katy Perry - Kitty Purry, đã vi phạm một phần nhãn hiệu kinh doanh của nhà thiết kế thời trang Katie Taylor.
Những vi phạm này được thực hiện chủ yếu qua hoạt động bán quần áo trực tuyến, bằng cách quảng bá sản phẩm của ca sĩ thông qua các bài đăng trên mạng xã hội.
Tuy vậy, theo phán quyết của tòa án, ngôi sao nhạc pop nổi tiếng sẽ không phải trả bất kỳ khoản bồi thường cá nhân nào cho nhà thiết kế, mà công ty của cô ấy là Kitty Purry sẽ phải bồi thường thiệt hại. Tòa án sẽ ra quyết định khoản tiền bồi thường vào tháng tới.
“Đây là câu chuyện về hai người phụ nữ, hai giấc mơ tuổi teen và một cái tên,” thẩm phán Markovic nhận định.
Nhà thiết kế thời trang Taylor gọi phán quyết này là chiến thắng của "David nhỏ bé trước gã khổng lồ Goliath" đối với các doanh nghiệp nhỏ.
“Tôi không chỉ đấu tranh cho bản thân mình mà còn đấu tranh cho các doanh nghiệp nhỏ ở đất nước này, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ thành lập, những người có thể chống lại các tổ chức nước ngoài có nhiều quyền lực tài chính hơn chúng ta,” cô nói trong một bài đăng trên blog.
Hiện tại, đại diện của Katy Perry vẫn chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Cuộc tranh chấp giữa ngôi sao nhạc pop và nhà thiết kế thời trang người Úc về tên nhãn hiệu đồng âm bắt đầu vào năm 2008 khi Taylor đăng ký nhãn hiệu "Katie Perry" tại Úc.
Taylor cho biết Katy Perry ban đầu đã cố gắng ngăn chặn hoạt động đăng ký nhãn hiệu của Katie Perry và thuê luật sư buộc nhà thiết kế vĩnh viễn ngừng sử dụng nhãn hiệu, nhưng sau đó cô đã từ bỏ động thái này.
Tayler viết trên blog của mình: "Năm 2009, tôi đã thiết kế và sản xuất quần áo ở Úc với tên khai sinh - Katie Perry, để đăng ký làm nhãn hiệu thương mại cho doanh nghiệp của mình. Đây rõ ràng là một điều hợp lý. Tiếp theo, đây là thời điểm Katy Perry chưa quá nổi tiếng trên thị trường và tôi không biết gì về ca sĩ này".
"Hãy tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên như thế nào khi nhận được là một lá thư từ luật sư đại diện của ca sĩ người Mỹ, Katy Perry. Họ yêu cầu tôi ngừng kinh doanh ngay lập tức với cái tên này, thu hồi toàn bộ quần áo và ký vào một văn bản do họ soạn sẵn, chấp nhận rằng từ đó trở đi tôi sẽ không bao giờ kinh doanh bằng nhãn hiệu này nữa.Tôi cảm thấy bị bắt nạt, xúc phạm và ngạc nhiên."
Nhưng Taylor không nhượng bộ và thay vào đó quyết định đấu tranh chống lại sự bất công này. Bà mẹ hai con cho biết cô đã bị "bắt nạt và chế giễu", đồng thời gia đình và bạn bè cô cũng bị chê cười trong suốt khoảng thời gian đó.
Taylor nói thêm: "Đây là một chiến thắng cho doanh nghiệp nhỏ. Hai đứa con nhỏ của tôi đã thấy được tầm quan trọng của việc đứng lên bảo vệ những giá trị của mình, bất kể điều đó khó khăn như thế nào.”
Trước đó, Katy Perry đã đánh bại đơn kháng cáo trong cuộc chiến bản quyền trị giá 2,8 triệu USD sau khi cô bị buộc tội đạo nhạc một đoạn rap trong bản hit Dark Horse của mình vào năm 2013.
Bồi thẩm đoàn đã ra phán quyết có lợi cho rapper Flame, tên thật là Marcus Gray, nhưng tòa phúc thẩm liên bang đã quyết định Perry và đội ngũ của cô không có nghĩa vụ phải trả khoản tiền trị giá khoảng 2,1 triệu bảng vào tháng 3 năm ngoái.
Sau khi ChatGPT ra mắt, nhiều AI đã ra đời với cái tên na ná: ThreatGPT, MedicalGPT, DateGPT và DirtyGPT… Đặc biệt, gần đây, Elon Musk cũng cho ra đời một chatbot mang tên …TruthGPT. Vì vậy, việc công ty khởi nghiệp OpenAI muốn đẩy nhanh tiến trình bảo vệ nhãn hiệu của mình thời gian gần đây là điều vô cùng dễ hiểu.
Ngày nay, khi bắt đầu kinh doanh, ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt, các chủ doanh nghiệp thường cố gắng tạo ra một logo bắt mắt, phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp mình để in lên biển hiệu, đăng lên những bài quảng cáo trên website... sao cho hình ảnh của doanh nghiệp ghi đậm dấu ấn trong lòng khách hàng.
Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu nhằm có được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu để được bảo vệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.
Vào ngày 16/3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.