OpenAI vẫn chưa thành công đăng ký nhãn hiệu 'GPT'
Hoàng An
Thứ bảy, 29/04/2023 - 06:52
Sau khi ChatGPT ra mắt, nhiều AI đã ra đời với cái tên na ná: ThreatGPT, MedicalGPT, DateGPT và DirtyGPT… Đặc biệt, gần đây, Elon Musk cũng cho ra đời một chatbot mang tên …TruthGPT. Vì vậy, việc công ty khởi nghiệp OpenAI muốn đẩy nhanh tiến trình bảo vệ nhãn hiệu của mình thời gian gần đây là điều vô cùng dễ hiểu.
Được tung ra vào tháng 11/2022, ChatGPT đã làm cả thế giới phải kinh ngạc với khả năng xử lý ngôn ngữ thành thạo, tạo ra các phản hồi tự nhiên, giống con người, đe dọa sự biến mất của nhiều nghề nghiệp hiện tại trên thị trường lao động.
Tuy nhiên, cho đến tận cuối tháng 12/2022, OpenAI mới đăng ký nhãn hiệu “GPT” lên Văn phòng bằng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) với diễn giải rằng: GPT là viết tắt của cụm từ “Generative Pre-training Transformer”.
Quá sốt ruột, ba tháng sau (tháng 3/2023), OpenAI đã nộp đơn kiến nghị USPTO đẩy nhanh quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu với lý do “vô số doanh nghiệp khác đã sử dụng tên gọi và giả mạo ứng dụng”.
Thật không may cho OpenAI, đơn kiến nghị của hãng đã bị bác bỏ vào tuần trước. Theo USPTO, các luật sư của OpenAI đã bỏ sót, không đóng một khoản phí liên quan cũng như chưa cung cấp “bằng chứng, tài liệu phù hợp để có thể kiến nghị thực hiện một hành động đặc biệt từ phía USPTO”.
Theo ông Jefferson Scher, luật sư sở hữu trí tuệ thuộc văn phòng Carr & Ferrell kiêm trưởng bộ phận đăng ký nhãn hiệu cho OpenAI, có thể mất tới 5 tháng nữa OpenAI mới nhận được quyết định có được bảo hộ nhãn hiệu GPT hay không. Thậm chí, ngay cả lúc đó, hãng cũng không thể chắc chắn được rằng công ty có được bảo hộ cho nhãn hiệu này hay không.
Theo ông Scher, chắc chắn rằng OpenAI có rất nhiều lý do để kỳ vọng rằng công ty có thể giành được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Về việc chữ T trong nhãn hiệu đăng ký GPT là viết tắt của từ “Transformer” - tên của một cấu trúc mạng nơ-ron mà các nhà nghiên cứu tại Google đã công bố lần đầu tiên vào năm 2017 và đã được sử dụng rộng rãi, ông Scher đã đặt ra câu hỏi:“GPT có thể là một nhãn hiệu tạo thành từ một cụm từ mang tính chất mô tả hay không?”.
Câu trả lời ở đây là: có thể. Trước đây IBM cũng đã đăng ký thành công nhãn hiệu của mình, trong đó IBM là viết tắt của cụm từ International Business Machines. Đây là một trong những ví dụ về nhãn hiệu có nguồn gốc mô tả, ngay cả khi mô tả này không quá rõ ràng. Vì vậy, mặc dù “không có gì để đảm bảo rằng cuối cùng thì [OpenAI] sẽ sở hữu [nhãn hiệu GPT],” tuy nhiên những tiền lệ về việc bảo hộ các nhãn hiệu mang tình chất mô tả như IBM có thể giúp ích cho OpenAI trong quá trình đăng ký.
Thêm vào đó, ông Scher cho biết, trên thực tế OpenAI đã sử dụng nhãn hiệu “GPT” trong nhiều năm và đã phát hành mô hình Generative Pre-training Transformer phiên bản đầu tiên (hay GPT-1) vào tháng 10 năm 2018.
Tuy nhiên, đây cũng chưa hẳn là một lợi thế của OpenAI khi đăng ký nhãn hiệu GPT. Bởi theo luật pháp Hoa Kỳ, nhãn hiệu được đăng ký dựa trên nguyên tắc “first to use” (bên sử dụng đầu tiên sẽ là bên được bảo hộ nhãn hiệu). Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu và dần có chỗ đứng trên thị trường trước khi đăng kỹ nhãn hiệu. Trong khi đó, trước tháng 11/2022, nhãn hiệu nổi tiếng nhất của công ty là OpenAI và ChatGPT thì chỉ mới nổi lên như cồn trong khoảng 6 tháng trở lại đây.
Ngay cả khi USPTO tra cứu và không phát hiện vấn đề gì với nhãn hiệu GPT, thì sau đó nhãn hiệu này sẽ được công bố để phản đối. Khi đó, những thực thể khác trên thị trường có thể nộp đơn phản đối nhãn hiệu này.
Theo đó, trong trường hợp của OpenAI, một bên phản đối sẽ phản đối OpenAI sử dụng GPT như một nhãn hiệu độc quyền, mà coi nó như tên viết tắt của một thuật ngữ liên quan đến AI tạo sinh một cách phổ quát hơn.
Trả lời Techcrunch, luật sư Scher cho biết, để có thể đưa ra phán quyết thích hợp, USPTO sẽ hỏi một mẫu công dân Mỹ nhất định về việc họ nhìn nhận GPT là nhãn hiệu của OpenAI hay là một thuật ngữ nói chung. Sau đó, nếu phán quyết nghiêng vào bên nào, bên đó sẽ là bên thanh toán những hóa đơn khảo sát đắt đỏ này cho phía tòa án.
Một cách khác để tìm hiểu về cách nhận thức, suy nghĩ của công chúng liên quan đến cách “GPT”, đó là thông qua việc công chúng sử dụng từ này với hàm ý như ở nơi công cộng, từ các chương trình trò chuyện đêm khuya đến những bài viết đăng tải công khai. Luật sư Scher cho rằng: “Nếu công chúng không coi GPT là nhãn hiệu độc quyền của OpenAI, thì Hội đồng xét xử và kháng cáo nhãn hiệu sẽ là bên quyết định xem từ này có được bảo hộ hay không”.
Tất cả mọi người đều đặt ra câu hỏi tại sao công ty không đăng ký nhãn hiệu “GPT” sớm hơn. Luật sư Scher cho rằng OpenAI “có lẽ đã mất cảnh giác” trước thành công của chính mình.
Dù theo cách nào đi chăng nữa, luật sư Scher cho rằng “GPT không phải là ba chữ cái ngẫu nhiên. Nếu một [công ty khởi nghiệp] hỏi tôi liệu có an toàn sử dụng từ khóa “GPT” này cho sản phẩm, nhãn hiệu của họ hay không, tôi sẽ nói rằng điều này không an toàn.”
Một vấn đề khác ở đây đó là OpenAI đã nổi tiếng đến mức danh tiếng của công ty đã trở thành một yếu tố chi phối. Mặc dù một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không cần thiết phải trở nên nổi tiếng để nhãn hiệu của họ có thể được bảo vệ, nhưng một khi yếu tố đại diện cho họ được công nhận rộng rãi, yếu tố đó sẽ nhận được sự bảo vệ vượt xa phạm vi lĩnh vực mà chính doanh nghiệp đang kinh doanh.
Chẳng hạn, Rolex là một nhãn hiệu quá nổi tiếng để có thể sử dụng cho bất kỳ sản phẩm nào đó khác. Nếu GPT được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng của OpenAI, thì công ty cũng sẽ có thể ngăn được những doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu này trên diện rộng, mặc dù việc truy đuổi những kẻ vi phạm sẽ rất tốn kém.
Đây là một trong những thuận lợi cho công ty trong dài hạn. Thời gian càng trôi qua, OpenAi càng thu hút được nhiều người dùng và công ty càng được biết đến nhiều hơn, khi đó khả năng “GPT” sẽ được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng.
Một hộ gia đình bình thường, những gia đình bình thường không quá quan tâm đến công nghệ hay AI liệu đã biết đến OpenAI chưa? “Chắc chắn,” luật sư Scher nhận định, “OpenAI sắp phổ biến đến mức như thế.”
Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, số lượng phụ nữ được phong học hàm giáo sư đã tăng từ 4,3% lên 15,3%, số lượng phụ nữ tham gia các tổ chức nghiên cứu của cả nước đã tăng lên gần 50%. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó cho thấy phụ nữ Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động đổi mới sáng tạo.
Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.