Khơi thông những nguồn lực đang tắc nghẽn
Hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực tắc nghẽn bằng cải cách thể chế, thủ tục hành chính là chìa khóa để Việt Nam biến nguy thành cơ trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu, dưới tác động của tình hình thế giới, khó tạo ra bước đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Cụ thể, về phía cung, khu vực nông nghiệp là bệ đỡ cho tăng trưởng, vẫn duy trì tăng ổn định khoảng 3 – 4%, khó có sự bứt phá. Khu vực công nghiệp có cải thiện nhưng chưa thể chuyển biến nhanh do phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế vốn cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn.
Dịch vụ, du lịch đang chứng kiến những tín hiệu tích cực nhưng cũng không có yếu tố đột phá, lại vấp phải cạnh tranh gay gắt từ quốc tế nên chưa thể đưa đà tăng trưởng kinh tế lên mức cao.
Trong bối cảnh khó khăn, Việt Nam kỳ vọng vào các động lực tăng trưởng từ mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ngành công nghiệp bán dẫn nhưng tất cả những lĩnh vực này Việt Nam đều đang tiến triển chậm, có nguy cơ không bắt kịp được với tiến trình chuyển đổi của thế giới.
Doanh nghiệp là chủ thể chính cho động lực từ phía cung nhưng phải đối diện với ba khó khăn lớn ở cả thị trường, nguồn vốn và pháp lý. Trong đó, câu chuyện thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để vẫn là bài toán cố hữu gây nên khó khăn cho doanh nghiệp.
Về phía cầu, tiêu dùng trong nước tăng trưởng ở mức khá nhưng dự báo cả năm không thể đạt mức cao như năm 2023 và giai đoạn 2015 – 2019. Xuất khẩu là điểm sáng nhưng doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt cũng như các rủi ro phòng vệ thương mại của thị trường thế giới.
Đầu tư tư nhân phục hồi chậm, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tích cực nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các tháng trong năm 2024, tác động tới tăng trưởng không chỉ năm 2024 mà còn trong trung và dài hạn.
Khẳng định các động lực tăng trưởng đang mờ nhạt là khó khăn lớn nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, ông Vũ Đức Tâm, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho biết, áp lực còn lớn hơn nữa với thách thức ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Cụ thể, bình quân năm tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,03% so với cùng kỳ và có thể tiếp tục tăng bởi những yếu tố rất khó nắm bắt như biến động giá trên toàn cầu và tâm lý của người dân, doanh nghiệp.
Tiếp đó, thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được tháo gỡ triệt để như tăng trưởng tín dụng thấp, ngân hàng yếu kém, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.
Những thách thức an ninh như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy cũng là câu chuyện đáng lưu tâm trong bối cảnh phục hồi đà tăng trưởng.
Với những khó khăn đặt ra cho nền kinh tế, ông Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư tập trung tham mưu với Chính phủ bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mới. Trong đó, tháo gỡ ngay những quy định, thủ tục hành chính, quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh không hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Tiếp tục xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh, quy định, cơ chế phát triển xanh, thử nghiệm kinh tế tuần hoàn.
Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đang nghiên cứu xây dựng chính sách với quy mô đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp đầu đàn để dẫn dắt những chuyển đổi lớn của nền kinh tế.
Thứ hai, làm mới các động lực tăng trưởng gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, trong đó tập trung đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và thu hút FDI vào các dự án công nghệ cao.
Thứ ba, tham mưu với Chính phủ các biện pháp kịp thời điều hành giá cả, đảm bảo kiểm soát lạm phát cả năm đạt mức cận dưới theo mục tiêu 4 – 4,5% Quốc hội đề ra.
Cuối cùng, hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ông Tâm cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ xây dựng và trình Quốc hội Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ VIII nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, và giảm bớt thủ tục hành chính trong đầu tư công.
Đồng thời, Bộ đang nghiên cứu và sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, cũng như tổng kết thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và các dự án, công trình giao thông đường bộ, báo cáo Chính phủ nhằm cho phép mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng đối với các chính sách có hiệu quả.
Hỗ trợ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực tắc nghẽn bằng cải cách thể chế, thủ tục hành chính là chìa khóa để Việt Nam biến nguy thành cơ trong bối cảnh khó khăn hiện tại.
Việt Nam cần tập trung vào tăng cầu trong nước để tạo động lực cho nền kinh tế, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo.
Doanh thu của các báo, tạp chí đang ngày càng khó khăn hơn do phải cạnh tranh gay gắt về nguồn thu quảng cáo với các nền tảng mạng xã hội.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá, lạm phát là vấn đề cần đặc biệt lưu ý và theo dõi chặt chẽ bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng trong thời gian tới.
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
Hình thức thực hiện là đối tác công tư, trong đó áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng, chuyển giao là thanh toán bằng quỹ đất hoặc bằng tiền.
Việc hợp nhất sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của hiệp hội du lịch Đà Nẵng và Quảng Nam, xây dựng hình ảnh điểm đến thống nhất và thu hút nhiều du khách.
Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng loạt giải phóng mặt bằng đường sắt cao tốc Bắc – Nam và tuyến Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng từ 19/8/2025.
Tại Hội nghị BRICS mở rộng 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác toàn cầu về môi trường và y tế.
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hành trình “chạm” để lắng nghe, thấu hiểu, đánh thức cảm xúc sống diễn ra từ ngày 11/07 đến hết ngày 13/7/2025 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.
Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.
Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.