Tài chính
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Dòng chảy tài sản đang đổi hướng
Tại Hội nghị đầu tư Techcombank 2025, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch TCBS đã chia sẻ về những thay đổi sâu sắc trong bức tranh tài sản tại Việt Nam.
Theo ông Minh, từ một nền kinh tế khiêm tốn, Việt Nam đang vươn mình trở thành điểm sáng, minh chứng là sự tăng trưởng ấn tượng của GDP bình quân đầu người và khối lượng tài sản do người dân nắm giữ ngày càng tăng lên.
Số liệu của TCBS cho thấy, chỉ 20% dân số thuộc nhóm khá giả hiện đang nắm giữ đến 80% tổng tài sản quốc gia, hé lộ về sự phân hóa mạnh mẽ trong tương lai.
"Điều này mang đến hai hàm ý then chốt", ông Minh phân tích. "Thứ nhất, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp giàu có và khá giả đòi hỏi sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI)".
Điểm thứ hai theo Chủ tịch TCBS, là Việt Nam đang cần những công nghệ tiên tiến để giúp nhà đầu tư phân bổ tài sản một cách thông minh, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, trái phiếu, mà còn hướng đến sự đa dạng với các loại tài sản số đầy tiềm năng.
Trong vai trò là một công ty chứng khoán hàng đầu, lãnh đạo TCBS nhận thức rõ sự cần thiết phải tiên phong trong việc nắm bắt xu hướng này.
"Chúng tôi luôn khao khát trở thành người dẫn đầu, kiến tạo những đột phá trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo tại thị trường Việt Nam", ông Minh nhấn mạnh. Điều này thể hiện qua việc TCBS không ngừng đầu tư vào các nền tảng công nghệ hiện đại như iCopy, iConnect và Fund Mart, tạo ra một hệ sinh thái đầu tư toàn diện và kết nối.
Tuy nhiên, tham vọng của TCBS không dừng lại ở đó. Công ty đang tích cực nghiên cứu và chuẩn bị cho sự gia nhập vào lĩnh vực tài sản số, bao gồm cả tiền mã hóa và mã hóa tài sản truyền thống.
Chiến lược của TCBS được xây dựng dựa trên ba trụ cột vững chắc: nhân tài, công nghệ và dữ liệu. Công ty tập trung vào việc thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu rộng về tài chính và am hiểu công nghệ.
Đồng thời, TCBS đã liên tục đầu tư vào việc sở hữu và phát triển các công nghệ lõi, xây dựng các nền tảng dữ liệu lớn và ứng dụng AI, mang đến trải nghiệm đầu tư cá nhân hóa và tối ưu hóa hiệu quả quản lý tài sản cho từng khách hàng.
Những nỗ lực này đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận, khi số lượng khách hàng, lợi nhuận và năng suất lao động của TCBS liên tục tăng trưởng.

Kiến tạo tương lai tài sản số
Để bắt kịp nhu cầu đầu tư ngày một gia tăng, việc có được hành lang pháp lý thông thoáng và hạ tầng công nghệ hiện đại, an toàn là rất cần thiết.
Ông Phạm Minh Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Quốc Gia (TTDLQG) cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc kiến tạo nền tảng cho kỷ nguyên kinh tế số, mà tài sản số là một phần không thể thiếu.
TTDLQG đang trong giai đoạn hoàn thiện việc xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia, một cơ sở hạ tầng then chốt đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất.
Mục tiêu là tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc triển khai các dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực tài sản số.
Theo ông Tiến, Chính phủ cũng chủ trương hình thành kho dữ liệu mở của quốc gia, không chỉ phục vụ mục tiêu hành chính mà còn tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khai thác, làm giàu dữ liệu, từ đó phát triển các tiện ích phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội.
Ở đó, các doanh nghiệp có thể yên tâm lưu trữ dữ liệu tại TTDLQG dưới sự bảo hộ của Nhà nước, và trong tương lai, sàn giao dịch dữ liệu quốc gia sẽ tạo ra một không gian để các doanh nghiệp chia sẻ và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin, Bộ Khoa học và Công nghệ, nhấn mạnh tầm nhìn của Chính phủ về việc phát triển kinh tế số với mục tiêu tăng trưởng đột phá.
Theo ông Lịch, để đạt được điều này, việc mở rộng không gian phát triển sang lĩnh vực số, công nghệ và thiết bị số là vô cùng quan trọng.
"Về phía Chính phủ, chúng tôi khuyến khích đổi mới sáng tạo bằng quy định pháp luật", ông Lịch khẳng định, đề cập đến việc hoàn thiện 10 luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân và thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ số thế giới.
Trong đó, Luật Công nghiệp Công nghệ số được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của kinh tế số, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số và mở ra những không gian tăng trưởng mới.
Ông Lịch cũng lưu ý, với số lượng lớn người dân Việt Nam đang đầu tư vào tiền số, ước tính khoảng 21 triệu người với tổng giá trị giao dịch hàng năm lên đến 100 tỷ USD, thì việc xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng cho tài sản số là vô cùng cấp thiết.
Đứng ở góc độ cơ quan quản lý, ông thừa nhận, tài sản số ứng dụng blockchain, hay token hóa tài sản là xu hướng không thể đảo ngược. Quan trọng hơn, những ứng dụng này còn mở ra cơ hội giao dịch, đầu tư xuyên biên giới.
"TCBS đang có khoảng 1 triệu nhà đầu tư. Tài sản số là không biên giới, thì TCBS có thể nghĩ mình sẽ không chỉ kinh doanh trên 100 triệu người, mà là 8 tỷ người toàn cầu", lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ gợi ý.

Bình minh của kỷ nguyên tài sản số, tiền số
Là người trực tiếp nghiên cứu về lĩnh vực mới này, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam xác nhận, Việt Nam đang sở hữu một lực lượng đông đảo người dùng quan tâm đến tài sản số, với tỷ lệ nắm giữ loại tài sản này cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.
Ông tin rằng việc Chính phủ thúc đẩy số hóa và token hóa tài sản sẽ tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả, đồng thời đưa thị trường tiền mã hóa từ vùng xám pháp lý ra ánh sáng, được bảo vệ bởi luật pháp.
Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến cho thấy việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và một hạ tầng blockchain vững chắc là yếu tố then chốt để phát triển thị trường tài sản số một cách bền vững.
"Chúng ta đang nói nhiều về yếu tố kiến tạo, Việt Nam được ghi nhận như trung tâm fintech mới nổi", ông Trung nhận định. Lãnh đạo này tiết lộ, đã có những trao đổi với TCBS về việc xây dựng blockchain riêng để token hóa sản phẩm trái phiếu.
Đây cũng chính là lý do khiến ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch TCBS tin rằng, tương lai của ngành tài chính sẽ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu các loại tài sản, với sự trỗi dậy của tài sản số.
"Rất nhiều cơ hội đầu tư xuyên biên giới cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Không chỉ là cổ phiếu hay trái phiếu, mà sẽ là tiền số, thậm chí là vàng số… là các xu hướng chung mà nhà đầu tư tiếp cận được trong tương lai", ông Minh nhấn mạnh.
Từ đây, TCBS hoàn toàn có khả năng chuyển mình, từ một công ty chứng khoán truyền thống trở thành một công ty quản lý tài sản số hàng đầu trong khu vực và vươn ra thế giới, tận dụng tối đa tiềm năng của thị trường tài sản số Việt Nam.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
Tài sản số đã có danh, nhưng chưa có phận?
Tài sản số hiện vẫn đang chờ một nghị quyết thí điểm thị trường, giữa những luồng ý kiến trái chiều về quy định quản lý loại tài sản này tại Việt Nam.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.
Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm
Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?
FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.
17,2 triệu tỷ đồng bơm vào kinh tế, tín dụng tăng gần 10% nửa đầu năm
Tín dụng nửa đầu năm tăng mạnh gần 10%, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tạo lực đẩy quan trọng giúp giữ nhịp tăng trưởng giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Tài sản số đã có danh, nhưng chưa có phận?
Tài sản số hiện vẫn đang chờ một nghị quyết thí điểm thị trường, giữa những luồng ý kiến trái chiều về quy định quản lý loại tài sản này tại Việt Nam.
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm
Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.
30 năm cất cánh, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu
Sáng 30/7, tại sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Vietnam Airlines long trọng tổ chức lễ đón hành khách thứ 350 triệu.
VinFast cùng RoadGrid đẩy mạnh hạ tầng sạc và dịch vụ hậu mãi tại Ấn Độ
VinFast hợp tác chiến lược với RoadGrid - đơn vị cung cấp giải pháp sạc và hậu mãi ô tô điện hàng đầu tại Ấn Độ.