Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch

Nhật Hạ Thứ năm, 26/08/2021 - 17:08

Cùng với vốn đăng ký dự án FDI mới duy trì đà tăng, vốn điều chỉnh cũng đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng. Chỉ có góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục giảm, song mức giảm cũng đang được cải thiện dần.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay đạt 19,12 tỷ USD, giảm 2,1 so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/8/2021.

Cụ thể, 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký dự án mới đạt gần 11,33 tỷ USD, tăng 16,3%.

Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 639 lượt dự án, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 5 tỷ USD, giảm 2,3%.

Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.720 lượt, giảm 43,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,81 tỷ USD, giảm 43,4%.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ.

Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch

Theo đối tác đầu tư, 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…

Được biết, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 79% và 74% tổng vốn đăng ký của 2 nước này tại Việt Nam.

Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch 1

Vốn đầu tư của Singapore gấp 1,9 lần vốn đầu tư của Nhật Bản và gấp gần 2,6 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 50% tổng vốn đầu tư của nước này.

Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ ba về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới cũng như số lượt dự án điều chỉnh vốn. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tỉnh Long An giữ vững vị trí dẫn đầu khi có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Theo sau lần lượt là TP.HCM và Bình Dương.

Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch 2

Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu cả về số dự án mới (34%), số lượt dự án điều chỉnh (18,3%) và góp vốn mua cổ phần (59,8%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương hút vốn FDI trong 8 tháng, song xếp thứ hai về số dự án mới (21,5%), số lượt dự án điều chỉnh (14,2%) và góp vốn mua cổ phần (12,1%).

Tính tới 20/8/2021, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm 2021 vốn thực hiện vẫn tăng nhẹ.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 7 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 156,9 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 155,9 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ, chiếm 73,3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực này ước đạt 140,2 tỷ USD, tăng 36,4% so cùng kỳ và chiếm 64,8% kim ngạch nhập khẩu.

Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 16,7 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 15,6 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 20,4 tỷ USD.

Một số dự án FDI lớn kể từ đầu năm đến nay gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 04/02/2021).

Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).

Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (GCNĐKĐT ngày 29/3/2021).

Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).

Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/01/2021).

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

Tiêu điểm -  3 năm
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.
“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

Tiêu điểm -  3 năm
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.
Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh 11%

Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh 11%

Tiêu điểm -  3 năm

Mức giảm đặc biệt được nới rộng trong tháng 7 khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thay vì chỉ giảm nhẹ gần 3% vào tháng trước, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 7 tháng đầu năm nay đã giảm tới 11% so với cùng kỳ năm 2020.

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.

Bắc Ninh lập tổ phản ứng nhanh '3 nhất' hỗ trợ doanh nghiệp FDI vượt đại dịch

Bắc Ninh lập tổ phản ứng nhanh '3 nhất' hỗ trợ doanh nghiệp FDI vượt đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức đối thoại với 180 doanh nghiệp FDI.

Việt Nam vào top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới

Việt Nam vào top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới

Tiêu điểm -  3 năm

Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư suy giảm, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 20 những nền kinh tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới năm 2020, tăng 5 hạng so với năm 2019.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".