Các khu công nghiệp của Viglacera hút thêm hàng tỷ USD vốn FDI

Dũng Phạm Thứ hai, 23/09/2024 - 10:24

Bên cạnh việc “dọn tổ” cho hai “đại bàng” Samsung và Amkor, Viglacera vẫn triển khai các kế hoạch gia tăng quỹ đất.

Hàng tỷ USD vốn đầu tư liên tục được rót vào các khu công nghiệp của Tổng công ty Viglacera trong bối cảnh “ông trùm” địa ốc này vẫn không ngừng mở rộng quỹ đất và tiếp tục kế hoạch triển khai như dự kiến cùng xu hướng tăng trưởng chung của ngành.

Tại Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, biên bản ghi nhớ với các dự án, đối tác.

Trong đó, đáng chú ý là tập đoàn Samsung cam kết mở rộng đầu tư dự án sản xuất với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD trong năm nay, bên cạnh khoản đầu tư 6,5 tỷ USD đã đầu tư tại khu công nghiệp Yên Phong.

Tính đến nay, Tập đoàn Samsung đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 22,4 tỷ USD. Trong đó, riêng mức đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh chiếm 50%.

Cũng tại hội nghị, Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam cũng quyết định mở rộng, vốn đầu tư tăng thêm gần 1,1 tỷ USD cho dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn.

Amkor Technology là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra sản phẩm bán dẫn tại Hàn Quốc, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bán dẫn tại quốc gia này.

Hiện Amkor Technology có 20 địa điểm kinh doanh, sản xuất trên toàn cầu với 30.000 nhân viên tại 8 quốc gia. Vào tháng 10/2023, công ty này đã khánh thành nhà máy Amkor Technology tại khu công nghiệp Yên Phong 2C. Đây là nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của công ty này.

Được biết, hai khu công nghiệp Yên Phong và Yên Phong 2C đều là các dự án trọng điểm của Tổng công ty Viglacera.

Trong đó, khu công nghiệp Yên Phong được xây dựng thành hai giai đoạn với tổng quy mô 658 ha được Tổng công ty Viglacera phát triển từ năm 2006 với định hướng trở thành khu công nghiệp hiện đại, thu hút các dự án công nghệ cao như điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin, vật liệu mới, hàng tiêu dùng cao cấp, chế biến thực phẩm...

Khu công nghiệp Yên Phong 2C có quy mô 219,22ha, nằm trong tổng thể quy hoạch chung khu công nghiệp Yên Phong 2, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2007 nhằm xây dựng một khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ đồng bộ tại tỉnh Bắc Ninh.

Liên tục mở rộng quỹ đất

Bên cạnh việc “dọn tổ” cho hai “đại bàng” Samsung và Amkor, Viglacera vẫn triển khai các kế hoạch gia tăng quỹ đất hiện có.

Trong quý IV tới đây, đơn vị thành viên của Tổng công ty Viglacera là Công ty CP Viglacera Thái Nguyên sẽ triển khai các hạng mục chính của dự án khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn II sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư hồi đầu năm.

Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, tập trung thu hút các ngành công nghiệp điện, điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo.

Cũng trong giai đoạn đầu năm, Công ty CP Phát triển khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ - công ty con của Viglacera cũng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư hơn 1.807 tỷ đồng.

Lãnh đạo công ty cho biết, dự án thu hút đầu tư tập trung vào công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, logistics; dự án thứ cấp phải thân thiện môi trường, có đóng góp lớn cho ngân sách.

Trước đó, Viglacera cũng đã có kế hoạch công bố chính thức hoạt động đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành I (Bắc Ninh) có quy mô hơn 260ha, tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.

Dự án được định hướng trở thành khu công nghiệp xanh và thông minh, đánh dấu bước chuyển mình về chất lượng dịch vụ các khu công nghiệp mang thương hiệu Viglacera.

Hiện Viglacera đang là chủ đầu tư phát triển 12 dự án bất động sản khu công nghiệp với tổng diện tích 4.600ha; 17 dự án khu đô thị, nhà ở xã hội và nhà ở thương mại, khách sạn và khu nghỉ dưỡng và là một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất cả nước, chỉ xếp sau VSIP (liên danh giữa Becamex IDC và đối tác Singapore) và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

Hiện tại, các khu công nghiệp của Viglacera đang là điểm đến đầu tư của hơn 400 doanh nghiệp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới; thu hút 18 tỷ USD từ BYD, Qisda, Texhong, Kanglongda, Foxconn, Risuntek, Samsung, Amkor, Hyosung, Canon…

Theo định hướng, đến năm 2025, công ty sẽ nâng tổng khu công nghiệp mang thương hiệu Viglacera lên con số 20 với trên 10 khu công nghiệp mới có tổng diện tích tăng thêm khoảng từ 2.000 - 3.000 ha để phát triển quỹ đất khu công nghiệp.

Đồng thời, Viglacera sẽ dự trữ tối thiểu gấp đôi quỹ đất cho thuê hàng năm và tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng vận hành, đảm bảo năng lực cạnh tranh với các nhà đầu tư khu công nghiệp trong nước.

Triển vọng

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars), phân khúc bất động sản công nghiệp là “ngôi sao sáng” dẫn dắt thị trường và được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu với nhiều chính sách đầu tư và hỗ trợ từ Chính phủ, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng và vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu...

Từ đầu năm đến nay, cả nước có thêm 10 dự án đầu tư khu công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhiều khu công nghiệp lớn khởi công như VSIP Lạng Sơn, VSIP Hà Tĩnh. Các doanh nghiệp đầu ngành trước đây chỉ tập trung phát triển phân khúc nhà ở như Tập đoàn DIC, Phát Đạt, Khang Điền, Hà Đô… đã và đang lên kế hoạch “thâu tóm” quỹ đất để phát triển khu công nghiệp.

Đáng chú ý, sự sôi động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đất trong các khu công nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh bất chấp khó khăn của nền kinh tế.

Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt trên 70%, trong đó các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 80% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 90%. Về giá thuê đất khu vực miền Bắc ghi nhận mức tăng mạnh nhất, trung bình đạt 135 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 25% – 33% so với các năm trước.

Theo dự báo, nhu cầu về dòng vốn FDI sẽ còn gia tăng khi Việt Nam vẫn là trung tâm trong quá trình chuyển dịch chuỗi sản xuất. Ngoài vị trí chiến lược là cửa ngõ giao thương của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam còn được xem là một lựa chọn trong chiến lược dịch chuyển dịch sản xuất và đa dạng hoá chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn.

Thêm nữa, việc Chính phủ tăng tốc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm cũng là điểm cộng cho bất động sản công nghiệp.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 ngày
Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.
VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 ngày
Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.
Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  3 ngày

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Làm khu công nghiệp sinh thái để đón 'đại bàng xanh'

Làm khu công nghiệp sinh thái để đón 'đại bàng xanh'

Phát triển bền vững -  1 tuần

Khu công nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho các khu công nghiệp, trong bối cảnh giá thuê đất ngày càng tăng cao, không còn là lợi thế cạnh tranh.

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 ngày

Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.

Các khu công nghiệp của Viglacera hút thêm hàng tỷ USD vốn FDI

Các khu công nghiệp của Viglacera hút thêm hàng tỷ USD vốn FDI

Doanh nghiệp -  24 giây

Bên cạnh việc “dọn tổ” cho hai “đại bàng” Samsung và Amkor, Viglacera vẫn triển khai các kế hoạch gia tăng quỹ đất.

Nam A Bank tìm nhà đầu tư chiến lược quốc tế

Nam A Bank tìm nhà đầu tư chiến lược quốc tế

Tài chính -  20 phút

"Room" nước ngoài của Nam A Bank vẫn còn khá thấp, tạo dư địa cho việc mở rộng các thương vụ bán vốn chiến lược.

Trạm sạc xe điện sẽ sớm có tiêu chuẩn kỹ thuật

Trạm sạc xe điện sẽ sớm có tiêu chuẩn kỹ thuật

Phát triển bền vững -  30 phút

Bộ Công thương đề nghị xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các trạm sạc xe điện theo "quy trình rút gọn" để hoàn thành trong tháng 9/2024.

Hải Phát tạm hoãn kế hoạch cơ cấu nợ

Hải Phát tạm hoãn kế hoạch cơ cấu nợ

Doanh nghiệp -  39 phút

Việc tạm dừng kế hoạch phát hành khiến Hải Phát phải tiếp tục “gồng gánh” các khoản lãi vay quanh mức 60 tỷ đồng mỗi quý.

Tiềm năng cổ phiếu MSB

Tiềm năng cổ phiếu MSB

Tài chính -  2 giờ

Theo báo cáo quý II/2024 của một số công ty chứng khoán, thị trường ngân hàng cuối năm 2024 cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực, mở ra cơ hội mới cho 'cổ phiếu vua'.

Cấu hình doanh nghiệp với chip AMD và AI trong HP Elitebook 605 series G11

Cấu hình doanh nghiệp với chip AMD và AI trong HP Elitebook 605 series G11

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

HP EliteBook 605 series G11 là dòng máy tính xách tay với sức mạnh và công nghệ hiện đại, mang lại trải nghiệm cao cấp cho người dùng cấp doanh nghiệp.

Vì sao PVN, EVN không thể tự làm điện gió ngoài khơi?

Vì sao PVN, EVN không thể tự làm điện gió ngoài khơi?

Tiêu điểm -  18 giờ

PVN và EVN cần được góp sức của nhà đầu tư ngoại, hoặc các công ty thành viên có cổ phần chi phối để có thể bước vào sân chơi điện gió ngoài khơi.