Quốc tế

Các siêu đô thị Jakarta, Manila và Bangkok không còn là động lực duy nhất thúc đẩy kinh tế Đông Nam Á

Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Theo báo cáo của công ty đo lường hiệu quả kinh doanh Nielsen và công ty chuyên về chiến lược kinh tế AlphaBeta, các thành phố lớn – siêu đô thị như Jakarta, Manila và Bangkok không còn là động lực duy nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thị trường Đông Nam Á.

Thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Internet

Thay vào đó, nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho cả thị trường này là các “khu vực hạng trung” (middleweight cities/regions) - những nơi có dân số vào khoảng 500.000 đến 5 triệu dân.

Báo cáo của Nielsen/AlphaBeta mang tên "Những khía cạnh khác về thị trường Đông Nam Á" đã bác bỏ những hiểu lầm phổ biến về người tiêu dùng và các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để mang đến một cái nhìn toàn cảnh về người tiêu dùng tại thị trường Đông Nam Á, và dự báo các “điểm nóng” cho sự tăng trưởng của thị trường này đến năm 2030. 

Phân tích của báo cáo dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai của hơn 700 thành phố/khu vực và 7 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nghiên cứu trên 10 ngành hàng phổ biến nhất, bao gồm: sô-cô-la, mì ăn liền, nước uống có ga, bia, thuốc lá, dầu gội đầu, các sản phẩm giặt giũ, tã giấy trẻ em, kem dưỡng da và các sản phẩm vitamin.

"Mặc dù trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á đã nhận được sự công nhận về kinh tế nhưng các doanh nghiệp lại coi đây là một thực thể duy nhất. Một điều đáng ngạc nhiên là nhiều thành phố và khu vực có những đóng góp cho nền kinh tế của khu vực này lại ít được biết đến. Đông Nam Á là một khu vực đa dạng với 625 triệu dân đại diện ho nhiều sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Điều này rất quan trọng với các công ty để có một cách tiếp cận chi tiết nhằm nắm bắt các cơ hội tại thị trường này", ông Patrick Dodd, Chủ tịch Nhóm Các Thị Trường Phát Triển, Nielsen nhận xét.

Báo cáo của Nielsen/AlphaBeta xác định ba loại thành phố chính đang hiện hữu ở Đông Nam Á - đó là: các thành phố lớn/siêu đô thị, với dân số trên 5 triệu người; “khu vực tầm trung cao” là các khu vực có dân số vào khoảng trên 1 triệu và ít hơn 5 triệu người; cuối cùng đó là “khu vực tầm trung thấp” là khu vực có dân số vào khoảng 500.000 đến 1 triệu người.

Báo cáo cũng được thực hiện với “ASEAN Consumer Demand Forecaster” (Dự đoán nhu cầu người tiêu dùng Đông Nam Á), một công cụ có thể thực hiện những dự báo cho 10 ngành hàng hàng đầu cho đến năm 2030. Báo cáo cung cấp một cái nhìn bao quát trên 700 khu vực/tỉnh thành để giúp các doanh nghiệp có thể có một cái nhìn chi tiết về các thị trường này.

Trong các khu vực và các tỉnh thành được khảo sát tại Đông Nam Á, báo cáo tiết lộ thêm rằng, trong một quốc gia, có thể có những khu vực có tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số, trong khi đó cũng có những khu vực khác không cho thấy sự tăng trưởng. 

Ví dụ, kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của Thái Lan đạt mức 1,2% mỗi năm, tuy nhiên chỉ với hơn 500.000 dân, tốc độ tăng trưởng của Chiang Mai cao gấp 7 lần mức tăng trưởng của toàn Thái Lan.

"Khi mục tiêu của các doanh nghiệp là người tiêu dùng, thì việc xem xét các dữ liệu ở cấp quốc gia sẽ không mang nhiều ý nghĩa”, ông Dodd nhận xét. "Mặc dù phân tích ở cấp độ quốc gia sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện về cảnh quan thị trường nhưng nó không cho thấy sự khác biệt trong tăng trưởng giữa các khu vực trong cùng một quốc gia".

Đâu là những động lực thúc đẩy tăng trưởng tại các “khu vực tầm trung”?

Sáu yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các “khu vực tầm trung” được báo cáo chỉ ra bao gồm: thương mại đa quốc gia và logistics, sự hiện diện của các cụm kinh tế và các khu vực kinh tế gia công, sự tăng trưởng của các khu vực vệ tinh, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế du lịch sôi động, và một nền tảng người tiêu dùng liên tục phát triển.

Ông Dodd nhận định thêm: "Các điểm nóng tiêu dùng mới xuất hiện trên khắp khu vực Đông Nam Á là kết quả của sự kết hợp của một số động lực tăng trưởng. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ hơn về các nguồn lực đang thúc đẩy sự tăng trưởng ở các khu vực tầm trung để hiểu sự tăng trưởng trong quá khứ cũng như đánh giá tính bền vững của các quỹ đạo phát triển.

Đối với khu vực Đông Nam Á, sẽ không phù hợp nếu sử dụng một chiến lược phát triển chung để áp dụng cho tất cả các thị trường trong khu vực. Để khai thác các thị trường này, các nhà sản xuất nên tập trung vào các chiến lược sáng tạo, đổi mới sản phẩm và xây dựng, cải thiện hệ thống phân phối nhằm đáp ứng lối sống, nhu cầu và cả những thách thức của người tiêu dùng ở từng khu vực cụ thể.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  5 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều