Tiêu điểm
Cần chấm dứt cuộc đua ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo nhiều chuyên gia, việc cạnh tranh về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã khiến các nước Asean trở thành mảnh đất màu mỡ cho hành vi dịch chuyển lợi nhuận và trốn thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Ưu đãi thuế không làm tăng đầu tư từ nước ngoài
Các nước thành viên Asean đang cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua xuống đáy bằng cách hạ thấp mức thuế thu nhập doanh nghiệp và liên tục đưa ra các ưu đãi thuế lớn đối với các nhà đầu tư.
Trong mười năm qua, thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực này đã giảm từ mức trung bình 25,1% năm 2010 xuống còn 21,7% năm 2020.
Đặc biệt, với thực trạng một số nước thành viên áp dụng thời gian ân hạn thuế lên tới 20 năm và các ưu đãi lớn khác dựa trên lợi nhuận, mức thuế suất trung bình thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp giảm 9,4%.
Điều này khiến Asean trở thành một trong những khu vực có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp sau ưu đãi thuế thấp nhất trên thế giới.
Theo báo cáo “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối Asean – Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp" vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) công bố mới đây, việc cạnh tranh thuế và ưu đãi thuế đã khiến Asean trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi dịch chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, và Malaysia ước tính mất ít nhất từ 6 - 9% doanh thu thuế thu nhập doanh nghiệp do hành vi chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia.
Theo VEPR, nếu các nước Asean thực sự mong muốn vượt qua các thách thức về phát triển bền vững như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng ngày càng gia tăng, và tỷ lệ nghèo cao, các nước này cần chấm dứt cuộc đua ưu đãi thuế nhằm cải thiện việc huy động nguồn thu nội địa, điều càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Chuyên gia World Bank: Không nên dùng quá nhiều ưu đãi thuế trong các đặc khu kinh tế
Nguyên nhân là do không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy ưu đãi thuế làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Asean, thậm chí thực tế còn ngược lại.
Hầu hết các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại ở Asean không nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư dài hạn, mà thay vào đó được sử dụng để khỏa lấp cho những yếu kém trong năng lực quản trị và cơ sở hạ tầng và đáp ứng mong muốn ngắn hạn của các nhà đầu tư bằng cách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức tối thiểu.
Mặt khác, ưu đãi thuế thậm chí đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại Việt Nam, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp đối với các công ty có nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất là 8% trong năm 2016; tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong nước ở mức 14,5% và thậm chí hơn 16% đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vốn lớn.
Cần hướng tới chính sách thuế công bằng, bền vững
Đưa ra giải pháp giúp đưa ra chính sách thuế công bằng, bền vững cho các quốc gia, tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối Asean - trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp", TS. Nguyễn Đức Thành, cố vấn trưởng VEPR cho rằng, Asean cần đưa ra một danh sách đen về các loại hình ưu đãi thuế không được phép sử dụng.
Các quốc gia cần tạo một ranh giới rõ ràng và nói không với những thực hành thuế có hại đang gây xói mòn ngân sách quốc gia. Các quy định ưu đãi thuế chỉ nên cho phép áp dụng ưu đãi thuế cho các đầu tư mang lại lợi ích cho người dân. Đó là những ưu đãi tập trung vào hỗ trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Những ưu đãi này được chứng minh có hiệu quả cao hơn nhiều so với ưu đãi dựa trên lợi nhuận; tuy nhiên, tính hiệu quả của chũng vẫn cần được giám sát để tránh các hành vi lạm dụng quá mức các khoản khấu trừ thuế, hoặc siêu tín dụng thuế.
Còn theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, các nước khu vực Asean cần thiết lập mức thuế suất tối thiểu. Asean cần thống nhất mức thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp của từng nước không được thấp hơn mức thuế suất doanh nghiệp thực nộp tối thiểu của khu vực.
Mức thuế suất thực nộp tối thiểu này nên được Asean thảo luận một cách kỹ lưỡng và nên quanh mức từ 12,5% đến 20%.
Bằng cách đó, Asean sẽ củng cố doanh thu thuế tại các quốc gia và ngăn chặn việc các nước thành viên xây dựng các chính sách có lợi cho nước mình nhưng lại có hại cho nước láng giềng.
Bên cạnh đó, các quốc gia nên thống nhất các quy định về quản trị tốt các ưu đãi thuế. Tất cả các ưu đãi thuế và các tiêu chí để được áp dụng nên được quy định trong một đạo luật tại một quốc gia, ví dụ luật thuế, luật doanh nghiệp, hoặc luật đầu tư, tùy vào đặc điểm lịch sử chính sách của từng quốc gia.
Mặt khác, phải đảm bảo rằng, không có một ưu đãi thuế nào được áp dụng riêng lẻ cho một doanh nghiệp nào đó một cách tùy tiện. Trong mọi trường hợp, bất kỳ ưu đãi thuế nào cũng phải có một thời gian áp dụng rõ ràng và ngày kết thúc được quy định trong luật.
Cuối cùng, theo bà Babeth, các quốc gia nên công bố báo cáo thuế hàng năm một cách minh bạch và công bố cùng với báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm. Các cơ quan thuế phải thường xuyên giám sát tác động của các ưu đãi thuế bằng các cuộc đánh giá giữa kỳ để xem kết quả thực hiện có đáp ứng với kỳ vọng của chính sách hay không.
Oxfam: Nguy cơ doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi thuế tại đặc khu kinh tế để chuyển giá
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vì Covid-19: Không hiệu quả và bất bình đẳng?
Nhiều ý kiến cho rằng việc ưu đãi, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không tạo ra hiệu quả bởi hầu hết doanh nghiệp đều bị lỗ do ảnh hưởng của Covid-19, thuộc đối tượng không phải nộp thuế thu nhập.
Nới rộng đối tượng được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng sẽ được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp: 'Không thể cào bằng'
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự bị sụt giảm về doanh thu.
Trung Quốc rút hàng loạt sản phẩm Mỹ khỏi danh sách gia tăng thuế nhập khẩu
Gần 80 loại sản phẩm của Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thuế gia tăng mà Bắc Kinh áp lên Washington trong chiến tranh thương mại.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.