Bất động sản
CBRE dự báo sự trỗi dậy của căn hộ cao cấp năm 2018
Năm 2018, phân khúc căn hộ trung cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường. Phân khúc cao cấp sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. Các chủ đầu tư sẽ mở bán các dự án căn hộ cao cấp đã “ém” từ 2017.

Theo đánh giá của đại diện công ty tư vấn CBRE, thị trường bất động sản (BĐS) năm 2017 chứng kiến sự lên ngôi của phân khúc căn hộ trung cấp và phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Phân khúc BĐS cao cấp bị chững lại vì các 'ông lớn' không ra dự án nào mới hoặc chỉ triển khai các dự án được khởi động từ những năm trước.
"Nhưng thị trường căn hộ cao cấp sẽ trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ trong năm tới” là nhận định của bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc Cấp cao CBRE Việt Nam tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam diễn ra vào ngày 13/12 tại TP.HCM.
Dè dặt mở bán căn hộ cao cấp
Theo bà Dung, thị trường căn hộ chung cư đã có sự phân tán rõ rệt trong năm 2017 thành bốn phân khúc: Hạng sang, cao cấp, trung cấp và bình dân.
Năm 2017, số lượng căn hộ chào bán giảm 18% so với năm trước dẫn đến số lượng giao dịch giảm. Trong năm, tại TP.HCM chào bán thành công 30.000 căn thì căn hộ trung cấp vẫn chiếm 60%, một tỷ trọng được bà Dung đánh giá là khá cao. Trong khi đó, phân khúc căn hộ cao cấp lại giảm rệt.
Theo tính toán, nếu 100 căn hộ trung cấp được mở bán thì sau ba tháng có tới 84 căn được mua. Tương tự 100 căn hộ cao cấp thì bán được 81 căn. Điều này chứng tỏ tỷ lệ hấp thụ của thị trường vẫn rất cao, bao gồm phân khúc căn hộ cao cấp
Bà Dương Thùy Dung"Sụt giảm số lượng căn hộ chào bán không có gì đáng lo ngại mà đây chỉ là những bước đi thận trọng của chủ đầu tư căn hộ cao cấp", bà Dung nhận xét.
Theo đánh giá của đại diện CBRE, hầu hết chủ đầu tư đều rất thận trọng trong bối cảnh giai đoạn 2015-2016 có quá nhiều nguồn cung. Sự hứng khởi của giai đoạn 2015-2016 đối với sản phẩm BĐS cao cấp đã chững hẳn lại. Nhiều chủ đầu tư có kế hoạch chào bán căn hộ năm 2017 đều tạm dừng khởi công, họ chỉ mở bán một nửa sản phẩm còn lại dời sang năm 2018.
Đi vào phân tích cụ thể, bà Dung cho hay, năm 2017, tại các khu vực như Quận 2, Quận 7, Bình Thạnh, chủ đầu tư nhận thấy lợi nhuận cho thuê không được như kỳ vọng của họ trước đây nên bắt đầu chững lại trong việc mua, đầu tư căn hộ cao cấp.
Bà Dung phân tích thêm: “Số lượng căn hộ chào bán giảm đã kéo theo số lượng giao dịch giảm (cụ thể 13%). Năm 2017 có thể coi là năm người dân dồn nhiều vào trung cấp và bình dân. Điều đó không có nghĩa là căn hộ cao cấp không có nhu cầu của người dân mà là do chủ đầu tư hạn chế chào bán".
Năm 2018, nguồn cung sẽ tăng trở lại
Nhiều chuyên gia BĐS tham dự Hội nghị Bất động sản Việt Nam đã đưa ra những nhận định lạc quan và kỳ vọng vào sự tăng trưởng của BĐS cao cấp năm 2018. Cơ sở cho nhận định đó là kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, lạm phát ở mức thấp và lãi suất ổn định, không quá cao, lượng kiều hồi tăng kỷ lục cùng với hành lang pháp lý, chính sách mua bán BĐS dành cho người nước ngoài cởi mở hơn.
"Chúng tôi dự đoán năm 2018, phân khúc trung cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, phân khúc căn hộ cao cấp sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. Các chủ đầu tư sẽ mở bán các căn hộ cao cấp mà mình đã dời lại sang năm 2018", bà Dung nhận định.
Thêm vào đó, thị trường năm tới dù có nhiều biến động tuy nhiên mức giá vẫn sẽ ổn định. Ngoại trừ phân khúc hạng sang dao động khá nhiều thì phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân nhìn chung là khá ổn định.
"Thực tế, nhìn vào xu hướng giá như hiện nay thì thị trường chưa phải là quá nóng. Năm tới, giá nếu có tăng cũng chỉ 4-5% và sẽ không có tình trạng bong bóng. Năm 2018 các chủ đầu tư của phân khúc căn hộ cao cấp sẽ mở bán các dự án đã đầu tư. Điều đó góp phần lớn vào việc làm tăng nguồn cung cho thị trường”, bà Dung cho biết.
Dự đoán, năm 2018 sẽ có 48.000 căn hộ sẽ được bàn giao, một nửa trong số đó sẽtái xuất trên thị trường cho thuê, từ đó gây sức ép lên thị trường cho thuê cũng như lên sự kỳ vọng của những nhà đầu tư cá nhân mua với mục đích là cho thuê. Bà Dung khuyên các nhà đầu tư mua cho thuê nên thận trọng vì nguồn cung quá nhiều.
“Con số thống kê đã bộc lộ rằng lợi nhuận cho thuê theo năm tại một số quận chuyên về các sản phẩm cho thuê có sự dịch chuyển. Đặc biệt, Quận 2 có tỷ suất lợi nhuận cho thuê theo năm bị giảm. Chúng tôi không muốn đây là nguy cơ tiêu cực mà là thông điệp để các doanh nghiệp có ý định đầu tư cho thuê thì cần lưu ý", bà Dung nói.
Ví dụ, năm 2015 tại Quận 2, một số dự án lợi nhuận cho thuê đạt 8% thì trong năm 2017 giảm xuống còn 7%, có những sản phẩm chỉ đạt mức 6-6,5%.
Sự trỗi dậy của Thủ Thiêm
Bên cạnh đó, giai đoạn 2018-2019 sẽ là sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu Thủ Thiêm vốn đã được quy hoạch bài bản và có nhiều chính sách thu hút đầu tư. Năm 2017, hàng loạt các chủ đầu tư mua đi bán lại các khu đất của Thủ Thiêm cho thấy sức hút không kém của khu vực bán đảo cạnh trung tâm thành phố này. Thị trường tại Thủ Thiêm sau nhiều năm chững lại cũng đến lúc các chủ đầu tư tung tiềm lực để phát triển.
Hiện nay, Thủ Thiêm được xem là đại công trường tấp nập nhất của TP. HCM. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. Hiện chỉ riêng địa bàn Quận 2 đã có khoảng 260 dự án BĐS. Một trong số đó chính là dự án Khu đô thị Sala của Đại Quang Minh.
Kết nối giao thông đô thị tại khu vực hoàn toàn thuận lợi để tạo điều kiện phát triển với các dự án giao thông trọng điểm như hầm chui, trục Đại lộ Đông – Tây… sẽ tạo nền sức bật cho cả khu vực, là động lực để các chủ đầu tư mạnh tay đầu tư những dự án BĐS cao cấp tung ra thị trường trong năm 2018.
Căn hộ cao cấp tăng giá chóng mặt vẫn cháy hàng
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.